Toán lớp 5 Bài 49. Luyện tập - SGK Bình Minh>
Đặt tính rồi tính: a) 2,03 × 5 b) 3,49 × 0,52 Tính: a) 24,5 + 12,3 x 4 b) (21,9 + 2,3) x 3,5 Tính rồi so sánh giá trị của (a x b) x c và a x (b x c): Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 7,45 x 0,2 x 5 b) 2,5 x 0,36 x 80 Một ô tô xuất phát từ A đi đến B, mỗi giờ ô tô đi được 60,5 km. Hỏi sau 1,5 giờ, ô tô còn cách B bao nhiêu ki-lô-mét? Biết rằng quãng đường AB dài 105 km.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 63 SGK Toán 5 Bình minh
Đặt tính rồi tính:
a) 2,03 × 5
b) 3,49 × 0,52
Phương pháp giải:
a) Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau:
- Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
b) Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 63 SGK Toán 5 Bình minh
Tính:
a) 24,5 + 12,3 x 4
b) (21,9 + 2,3) x 3,5
Phương pháp giải:
- Trong biểu thức không có dấu ngoặc có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước và phép tính cộng, trừ sau.
- Trong biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, phép tính ngoài ngoặc sau.
Lời giải chi tiết:
a) 24,5 + 12,3 x 4
= 24,5 + 49,2
= 73,7
b) (21,9 + 2,3) x 3,5
= 24,2 x 3,5
= 84,7
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 63 SGK Toán 5 Bình minh
Tính rồi so sánh giá trị của (a x b) x c và a x (b x c):
Phương pháp giải:
- Tính giá trị hai biểu thức sau đó so sánh giá trị biểu thức (a x b) x c và a x (b x c).
Lời giải chi tiết:
Ta thấy giá trị của (a × b) × c và a × (b × c) luôn bằng nhau.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 63 SGK Toán 5 Bình minh
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 7,45 × 0,2 × 5
b) 2,5 × 0,36 × 80
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân số thập phân.
Lời giải chi tiết:
a) 7,45 × 0,2 × 5
= 7,45 × (0,2 × 5)
= 7,45 × 1
= 7,45
b) 2,5 × 0,36 × 80
= (2,5 × 80) × 0,36
= 200 × 0,36
= 72
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 63 SGK Toán 5 Bình minh
Một ô tô xuất phát từ A đi đến B, mỗi giờ ô tô đi được 60,5 km. Hỏi sau 1,5 giờ, ô tô còn cách B bao nhiêu ki-lô-mét? Biết rằng quãng đường AB dài 105 km.
Phương pháp giải:
- Tính quãng đường đi được sau 1,5 giờ = quãng đường đi được trong 1 giờ × 1,5
- Tính quãng đường còn cách B sau 1,5 giờ = quãng đường AB – quãng đường đi được sau 1,5 giờ.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt:
1 giờ : 60,5 km
1,5 giờ: ? km
Sau 1,5 giờ, ô tô cách B: ? km
Quãng đường AB: 105 km
Bài giải
Quãng đường ô tô đi được sau 1,5 giờ là:
1,5 × 60,5 = 90,75 (km)
Sau 1,5 giờ, ô tô còn cách B số ki-lô-mét là:
105 – 90,75 = 14,25 (km)
Đáp số: 14,25 km.
- Toán lớp 5 Bài 50. Nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; ... - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 51. Nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ... - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 52. Luyện tập - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 53. Luyện tập chung - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 54. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên - SGK Bình Minh
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Toán lớp 5 Bài 159. Ôn tập về hình học (tiếp theo) - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 160. Ôn tập về hình học (tiếp theo) - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 161. Ôn tập về hình học (tiếp theo) - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 162. Ôn tập về độ dài - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 163. Ôn tập về khối lượng và dung tích - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 171. Ôn tập cuối năm (tiếp theo) - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 170. Ôn tập cuối năm - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 169. Ôn tập về xác suất - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 168. Biểu diễn số liệu thống kê (tiếp theo) - SGK Bình Minh
- Toán lớp 5 Bài 167. Biểu diễn số liệu thống kê - SGK Bình Minh