Toán lớp 5, giải bài tập SGK toán lớp 5 Bình Minh Chủ đề 7. Ôn tập cuối năm SGK Toán lớp 5 Bình Minh

Toán lớp 5 Bài 146. Ôn tập phân số - GK Bình Minh


Chọn phân số chỉ phần đã tô màu ở mỗi hình dưới đây: Hoàn thành bảng sau: a) Số? a) Viết các phân số thập phân a) Rút gọn các phân số sau:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 77 SGK Toán 5 Bình Minh

Chọn phân số chỉ phần đã tô màu ở mỗi hình dưới đây:

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để viết phân số tương ứng của mỗi hình.

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 77 SGK Toán 5 Bình Minh

Hoàn thành bảng sau:

Phương pháp giải:

Hoàn thành bảng.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 77 SGK Toán 5 Bình Minh

a) Số?

b) Quy đồng mẫu số các phân số:

   a) $\frac{2}{3}$và $\frac{8}{7}$

   b) $\frac{5}{{12}};\frac{7}{6}$và $\frac{{25}}{{24}}$

Phương pháp giải:

a) Hai phân số liên tiếp nhau trên vạch số hơn kém nhau $\frac{1}{5}$đơn vị.

b) Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

a)

b)

a) $\frac{2}{3}$và $\frac{8}{7}$

MSC: 21

$\frac{2}{3} = \frac{{2 \times 7}}{{3 \times 7}} = \frac{{14}}{{21}}$;  $\frac{8}{7} = \frac{{8 \times 3}}{{7 \times 3}} = \frac{{24}}{{21}}$

Vậyta được $\frac{{14}}{{21}}$và $\frac{{24}}{{21}}$

b) $\frac{5}{{12}};\frac{7}{6}$và $\frac{{25}}{{24}}$

MSC: 24

$\frac{5}{{12}} = \frac{{5 \times 2}}{{12 \times 2}} = \frac{{10}}{{24}}$;

$\frac{7}{6} = \frac{{7 \times 4}}{{6 \times 4}} = \frac{{28}}{{24}}$;

giữ nguyên $\frac{{25}}{{24}}$

Vậyta được $\frac{{10}}{{24}}$ ; $\frac{{28}}{{24}}$ và $\frac{{25}}{{24}}$

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 77 SGK Toán 5 Bình Minh

a) Viết các phân số thập phân $\frac{{23}}{{10}};\frac{{145}}{{100}};\frac{{4506}}{{1000}}$ thành hỗn số.

b) Viết các hỗn số $3\frac{9}{{10}};5\frac{{67}}{{100}}$ thành phân số thập phân.

Phương pháp giải:

a) Dựa theo mẫu: $\frac{{11}}{{10}} = 1\frac{1}{{10}}$.

b) Có thể viết hỗn số thành một phân số thập phân có:

- Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

- Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

Lời giải chi tiết:

a) $\frac{{23}}{{10}} = 2\frac{3}{{10}}$;

$\frac{{145}}{{100}} = 1\frac{{45}}{{100}}$;

$\frac{{4506}}{{1000}} = 4\frac{{506}}{{1000}}$.

b) $3\frac{9}{{10}} = \frac{{3 \times 10 + 9}}{{10}} = \frac{{39}}{{10}}$;

$5\frac{{67}}{{100}} = \frac{{5 \times 100 + 67}}{{100}} = \frac{{567}}{{100}}$.

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 77 SGK Toán 5 Bình Minh

a) Rút gọn các phân số sau: $\frac{{24}}{{32}};\frac{{35}}{{25}};\frac{{18}}{{30}}$.

b) Viết ba phân số bằng mỗi số sau: $\frac{5}{7};\frac{{11}}{6}$và 2.

Phương pháp giải:

a) Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Chia tử số và mẫu số cho số đó.

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

b)- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được phân số bằng phân số đã cho.

- Nếu cả tử số và mẫu số của phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.

Lời giải chi tiết:

a)

$\frac{{24}}{{32}} = \frac{{24:8}}{{32:8}} = \frac{3}{4}$

$\frac{{35}}{{25}} = \frac{{35:5}}{{25:5}} = \frac{7}{5}$

$\frac{{18}}{{30}} = \frac{{18:6}}{{30:6}} = \frac{3}{5}$

b)

- Ba phân số bằng $\frac{5}{7}$là: $\frac{{10}}{{14}};\frac{{15}}{{21}};\frac{{20}}{{28}}$.

- Ba phân số bằng $\frac{{11}}{6}$là: $\frac{{22}}{{12}};\frac{{33}}{{18}};\frac{{44}}{{24}}$.

- Ba phân số bằng 2 là: $\frac{4}{2};\frac{6}{3};\frac{2}{1}$.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí