Bài 43. Nguyên phân và giảm phân trang 111, 112, 113 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Ở thực vật hạt kín, xét các loại tế bào sau.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
43.1
Ở thực vật hạt kín, xét các loại tế bào sau:
(1) Tế bào mẹ đại bào tử trong bầu nhuỵ.
(2) Tế bào ở mô phân sinh bên (chồi nách).
(3) Tế bào mẹ tiểu bào tử trong bao phấn.
(4) Tế bào miền sinh trưởng ở rễ.
Những tế bào nào trong các tế bào nói trên sẽ phân bào theo kiểu giảm phân?
A. (1) và (4).
B. (1) và (2).
C. (2) và (4).
D. (1) và (3).
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm và quá trình giảm phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào tham gia sinh sản hữu tính (tế bào sinh dục giai đoạn chín) → (1), (3) đúng.
43.2
Nêu ý nghĩa di truyền học của nguyên phân và giảm phân
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa di truyền học của nguyên phân và giảm phân
Lời giải chi tiết:
- Ý nghĩa di truyền học của nguyên phân: Vật chất di truyền (bộ NST) của tế bào mẹ được truyền đạt nguyên vẹn cho các thế hệ tế bào con.
- Ý nghĩa di truyền học của giảm phân:
+ Giảm phân làm giảm số lượng NST từ 2n xuống còn n trong các giao tử. Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái sẽ khôi phục lại bộ NST lưỡng bội ở các hợp tử, đảm bảo thế hệ con nhận được vật chất di truyền của cả bố và mẹ mà vẫn duy trì bộ NST đặc trưng của loài.
+ Giảm phân tạo các giao tử đơn bội (n) có tổ hợp NST khác nhau, qua thụ tinh tạo nhiều kiểu tổ hợp NST trong các hợp tử. Nhờ đó tạo sự đa dạng di truyền ở các thế hệ con cháu.
43.3
Khi nói về phân bào ở cơ thể đa bào, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng
(1) Nguyên phân giúp tăng kích thước của các cơ thể đa bào.
(2) Giảm phân kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ NST 2n qua các thế hệ cơ thể.
(3) Trong nguyên phân, các NST nhân đôi một lần và phân chia hai lần.
(4) Giảm phân gồm hai lần phân bào kế tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết nguyên phân giảm phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
(1) Đúng. Trong cơ thể đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào trong cơ thể dẫn đến tăng kích thước của các cơ thể.
(2) Đúng. Giảm phân kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ NST 2n qua các thế hệ cơ thể: Giảm phân làm giảm số lượng NST từ 2n xuống còn n trong các giao tử. Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái sẽ khôi phục lại bộ NST lưỡng bội ở các hợp tử, đảm bảo thế hệ con nhận được vật chất di truyền của cả bố và mẹ mà vẫn duy trì bộ NST đặc trưng của loài.
(3) Sai. Trong nguyên phân, các NST nhân đôi một lần và phân chia một lần.
(4) Đúng. Giảm phân gồm hai lần phân bào kế tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần.
43.4
Quan sát tế bào lưỡng bội đang phân chia bình thường dưới kính hiển vi thấy có 9 NST kép đang phân bố ở mặt phẳng giữa tế bào. Hãy cho biết
a) Kiểu phân bào mà tế bào đang trải qua.
b) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài này.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm bộ NST ở thời điểm quan sát
Lời giải chi tiết:
a) Số NST kép ở mặt phẳng giữa của tế bào là số lẻ nên NST không còn tồn tại thành cặp tương đồng (tế bào chứa bộ NST đơn bội kép) → Tế bào quan sát đang ở kì giữa của giảm phân II.
b) Khi tế bào ở kì giữa giảm phân II, bộ NST trong tế bào là đơn bội. Do đó, bộ NST lưỡng bội của tế bào này là 2n = 18.
43.5
Hình 43.1 mô tả một tế bào đang phân chia. Tế bào đang ở kì nào của phân bào
A. Kì đầu nguyên phân.
B. Kì giữa nguyên phân.
C. Kì giữa giảm phân I.
D. Kì giữa giảm phân II.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 43.1
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Quan sát hình cho thấy, các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng giữa của tế bào → Tế bào quan sát đang ở kì giữa của giảm phân I.
Kì giữa của nguyên phân và giảm phân II thì các NST kép sẽ xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng giữa của tế bào.
43.6
Các nhận định dưới đây đúng hay sai khi nói về phân bào
STT |
Nhận định |
Đúng |
Sai |
1 |
Nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào của cơ thể người trưởng thành. |
|
|
2 |
Giảm phân chỉ diễn ra ở tế bào tham gia sinh sản hữu tính, nguyên phân chỉ diễn ra ở tế bào sinh dưỡng. |
|
|
3 |
Nguyên phân không làm giảm số lượng NST ở các tế bào con, giảm phân làm giảm số lượng NST ở các tế bào con đi một nửa. |
|
|
4 |
Trong giảm phân có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng, trong nguyên phân không có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng. |
|
|
5 |
Ở các loài sinh sản hữu tính, nguyên phân, giảm phân kết hợp với thụ tinh là cơ chế giúp ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể. |
|
|
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong bảng trên
Lời giải chi tiết:
1 – Sai. Nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào của cơ thể người trưởng thành trừ tế bào sinh sản chín.
2 – Sai. Giảm phân chỉ diễn ra ở tế bào tham gia sinh sản hữu tính, nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản đang sinh trưởng.
3 – Đúng. Nguyên phân không làm giảm số lượng NST ở các tế bào con, giảm phân làm giảm số lượng NST ở các tế bào con đi một nửa.
4 – Đúng. Trong giảm phân có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (diễn ra ở kì sau của giảm phân I), trong nguyên phân không có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (sự phân li của NST trong nguyên phân là sự phân li đồng đều của các chromatid trong 1 NST kép).
5 – Đúng. Ở các loài sinh sản hữu tính, nguyên phân, giảm phân kết hợp với thụ tinh là cơ chế giúp ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể: Trong sinh sản hữu tính, nhờ giảm phân, các giao tử đực và cái được sinh ra có bộ NST giảm đi một nửa (mang bộ NST đơn bội) so với các tế bào của cơ thể bố mẹ. Sự kết hợp giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) trong thụ tinh đã khôi phục lại bộ NST 2n trong các hợp tử được tạo thành. Thông qua nguyên phân, bộ NST 2n trong hợp tử được di truyền cho các thế hệ tế bào con. Kết hợp với sự biệt hóa tế bào đã hình thành các mô, cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể mang bộ NST 2n đặc trưng của loài.
43.7
Trong quá trình giảm phân, sự giảm số lượng NST từ 2n xuống còn n diễn ra ở kì nào
A. Kì giữa của giảm phân I.
B. Kì cuối của giảm phân I.
C. Kì sau của giảm phân II.
D. Kì cuối của giảm phân II.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự kiện các kì giảm phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình giảm phân, sự giảm số lượng NST từ 2n xuống còn n diễn ra ở kì cuối của giảm phân I (mỗi tế bào con hình thành sau kì cuối của giảm phân I đều chứa bộ NST đơn bội kép).
43.8
Trong sinh sản hữu tính, các con sinh ra từ một cặp bố mẹ có thể có nhiều đặc điểm khác nhau. Những giải thích nào sau đây đúng?
(1) Trong sinh sản hữu tính, mỗi cá thể con sinh ra nhận y nguyên bộ NST của bố và mẹ.
(2) Quá trình giảm phân của bố mẹ tạo ra các giao tử đực và giao tử cái chứa các tổ hợp NST khác nhau.
(3) Trong thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái đã tạo ra nhiều kiểu tổ hợp khác nhau trong các hợp tử được tạo thành.
(4) Ở cơ thể bố và mẹ, giảm phân thường diễn ra trước nguyên phân, do vậy các giao tử luôn nhận được nhiều biến dị di truyền.
B. (2) và (4).
C. (1) và (4).
D. (2) và (3).
Phương pháp giải:
Trong sinh sản hữu tính, các con sinh ra từ một cặp bố mẹ có thể có nhiều đặc điểm khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Trong sinh sản hữu tính, các con sinh ra từ một cặp bố mẹ có thể có nhiều đặc điểm khác nhau do sự hình thành các biến dị tổ hợp. Nguyên nhân dẫn đến các biến dị tổ hợp là do:
- Quá trình giảm phân của bố mẹ tạo ra các giao tử đực và giao tử cái chứa các tổ hợp NST khác nhau.
- Trong thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái đã tạo ra nhiều kiểu tổ hợp khác nhau trong các hợp tử được tạo thành.
43.9
Một tế bào sinh trứng ở ruồi giấm (2n = 8) tiến hành giảm phân bình thường. Xác định số lượng NST và trạng thái (đơn hay kép) của NST theo mẫu bảng dưới đây. Biết rằng sự phân chia tế bào chất diễn ra ở kì cuối phân bào.
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào đạc điểm bộ NST qua các kì
Lời giải chi tiết:
43.10
Một tế bào hợp tử có bộ NST 2n = 20 tế bào tiến hành nguyên phân bình thường, các tế bào con sinh ra ngay sau lần nguyên phân đầu tiên lại tiếp tục nguyên phân 5 đợt tiếp theo.
a) Xác định bộ NST ở mỗi tế bào con được tạo thành.
b) Tính số lượng tế bào con được tạo ra sau đợt phân chia cuối cùng nói trên.
Phương pháp giải:
Một tế bào hợp tử có bộ NST 2n = 20 tế bào tiến hành nguyên phân bình thường, các tế bào con sinh ra ngay sau lần nguyên phân đầu tiên lại tiếp tục nguyên phân 5 đợt tiếp theo.
Lời giải chi tiết:
a) Nguyên phân là hình thức phân bào giữ nguyên bộ NST → Bộ NST ở mỗi tế bào con là 2n = 20.
b) Gọi tổng số đợt phân bào là k, ta có k = 6. Vì trong nguyên phân, số tế bào con được sinh ra theo cấp số nhân. Suy ra, số tế bào con được sinh ra khi kết thúc quá trình nguyên phân là: 2k = 26 = 64 tế bào.
- Bài 44. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính trang 114, 115 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 45. Di truyền liên kết trang 115, 116, 117 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 117, 118, 119 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 42. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể trang 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức