Bài 25. Nguồn nhiên liệu trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Loại nhiên liệu nào sau dây là nhiên liệu sinh học?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
25.1
Loại nhiên liệu nào sau dây là nhiên liệu sinh học?
A. Khí đốt. B. Xăng. C. Dầu biodiesel D. Than đá
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nguồn nhiên liệu.
Lời giải chi tiết:
Nhiên liệu sinh học là dầu biodiesel.
Đáp án C
25.2
Khí mỏ dầu và khí thiên nhiên đều có thành phần chính là khí nào sau đây?
A. Carbon dioxide B. Methane C. Ethylene D. Butane.
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần chính của khí dầu mỏ và khí thiên nhiên.
Lời giải chi tiết:
Khí dầu mỏ và khí thiên nhiên đều có thành phần chính là methane.
Đáp án B
25.3
Thành phần nào sau đây không có trong cấu tạo của mỏ dầu dưới đáy biển?
A. Lớp khí mỏ dầu. B. Lớp dầu lỏng.
C. Lớp than bùn. D. Lớp nước mặn.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của mỏ dầu.
Lời giải chi tiết:
Lớp than bùn không có trong cấu tạo của mỏ dầu dưới đáy biển.
25.4
Chất nào sau đây không phải là sản phẩm chưng cất dầu mỏ?
A. Khí hóa lỏng. B. Nhựa đường.
C. Dầu diesel. D. Sáp ong.
Phương pháp giải:
Dựa vào các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
Lời giải chi tiết:
Sáp ong không phải là sản phẩm chưng cất dầu mỏ, sáp ong được khai thác từ tổ ong.
Đáp án D
25.5
Ô tô, xe máy thường sử dụng loại nhiên liệu nào sau đây?
A. Than đá. B. Xăng.
C. Dầu diesel D. Khí hóa lỏng.
Phương pháp giải:
Dựa vào các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
Lời giải chi tiết:
Ô tô, xe máy thường sử dụng xăng làm nhiên liệu để chạy động cơ.
Đáp án B
25.6
Biết 1 mol butane khi đốt cháy hoàn toàn giải phóng nhiệt lượng 2878 kJ. Nhiệt lượng được giải phosng khi đốt cháy 1 kg butane là
A. 48 000 kJ. B. 28 800 kJ
C. 49 621 kJ D. 51 429 kJ.
Phương pháp giải:
Dựa vào nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol butane.
Lời giải chi tiết:
1 mol butane (tương đương 58g) khi đốt cháy hoàn toàn giải phóng 2878 kJ.
Khi đốt cháy 1kg butane tỏa ra số nhiệt lượng là: \(\frac{{{{1.10}^3}.2878}}{{580}} = 49621kJ\)
Đáp án C
25.7
Tại sao sau khi khai thác, dầu mỏ lại phải đưa đến nhà máy lọc dầu? Ngoài việc sử dụng làm nhiên liệu, dầu mỏ còn có những ứng dụng quan trọng gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
Lời giải chi tiết:
Dầu mỏ khi vừa khai thác đực loại bỏ tạp chất để thu được dầu thô và được vận chuyển đến nhà máy lọc dầu. Tại đây, dầu thô được xử lí bằng phương pháp chưng cất để thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau ở các nhiệt độ khác nhau. Mỗi loại sản phẩm sẽ được sử dụng với các mục đích khác nhau.
25.8
Việc sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt ở các gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi: từ dùng rơm rạ, củi gỗ để đun nấu đã chuyển đổi lần lượt qua bếp than (tổ ong), bếp dầu đến bếp gas và hiện nay là bếp điện, bếp từ. Em hãy phân tích ưu/ nhược điểm của các loại nhiên liệu trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về khí thiên nhiên và nhiên liệu.
Lời giải chi tiết:
Dùng rơm rạ, củi gỗ để đun nấu thì nhiệt lượng giải phóng ít, nhiều khói, tro, bụi…. chuyển sang dùng than thì nhiệt lượng giải phóng nhiều và thời gian cháy lâu hơn, tuy nhiên không tiện khi đun nấu lượng ít và không liên tục, thải nhiều khsi có hại cho sức khỏe và môi trường. Dùng gas thuận lợi cho đun nấu nhưng lại kèm theo sự phát thải khí CO2 và dễ gây cháy, nổ.
25.9
Để đun sôi 1L nước từ nhiệt độ ban đầu 25C, cần dùng bao nhiêu gam khí butane với hiệu suất nhiệt 30%? Biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol butane là 2878 kJ; nhiệt lượng cần dùng để 1g nước lỏng tăng lên 1C là 4,2J.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng đốt cháy butane.
Lời giải chi tiết:
Lượng nhiệt cần thiết để đun sôi 1 L (giả thiết 1L = 1kg) nước từ nhiệt độ ban đầu 25oC đến 100oC là:
Q = m. C. ∆T = 1.103.4,2.(100 – 25) = 315000 J = 315 kJ.
Số gam khí butane cần dùng để đun sôi 1L nước là: \(\frac{Q}{{2878}}:30\% .58 = 21,16g\)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức