Bài 28. Lipid. Carbohydrate. Protein. Polymer trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, …(1)… trong nước, …(2)… được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hỏa,…Các cụm từ phù hợp với các khoảng trống (1) và (2) lần lượt là:
28.1
Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, …(1)… trong nước, …(2)… được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hỏa,…Các cụm từ phù hợp với các khoảng trống (1) và (2) lần lượt là:
A. “không tan” và “nhưng tan” B. “tan” và “nhưng không tan”
C. “không tan” và “cũng không tan” D. “tan” và “đồng thời tan”.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm lipid.
Lời giải chi tiết:
(1) không tan; (2) nhưng tan
Đáp án A
28.2
Chất béo là các triester (loại ester chức 3 nhóm – COO – trong phân tử) của
A. glycerol và acid béo. B. ethanol và acid béo.
C. glycerol và hydrocarbon D. ethanol và hydrocarbon.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của chất béo.
Lời giải chi tiết:
Chất béo là các triester của glycerol và acid béo.
Đáp án A
28.3
Chất béo dạng lỏng thường là
A. dầu thực vật. B. mỡ động vật.
C. bơ nhân tạo D. bơ tự nhiên.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của chất béo.
Lời giải chi tiết:
Chất béo dạng lỏng thường là dầu thực vật.
Đáp án A
28.4
Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng
A. oxi hóa. B. hydrogen hóa.
C. xà phòng hóa. D. hydrate hóa.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.
Lời giải chi tiết:
Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Đáp án C
28.5
Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
b) Chất béo đều ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng.
c) Phản ứng xà phòng hóa của chất béo tạo ra muối của acid béo và glycerol.
d) Phản ứng xà phòng hóa của chất béo là phản ứng với acid.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của chất béo.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) sai, chất béo ở thể rắn hoặc thể lỏng ở nhiệt độ phòng.
c) đúng
d) sai, phản ứng xà phòng hóa của chất béo là phản ứng với base.
28.6
Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Chất béo là các triester của glycerol và acid béo.
b) Công thức tổng quát của chất béo là (RCOO)3C3H5.
c) Glycerol là acid hữu cơ có công thức cấu tạo C3H5(OH)3.
d) Acid béo thường có mạch carbon dài, không phân nhánh.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm và cấu tạo của chất béo.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) đúng
c) sai, glycerol là alcohol đa chức.
d) đúng.
28.7
Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Chất béo có thể được sử dụng làm nhiên liệu trong công nghiệp.
b) Chất béo có thể được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
c) Chất béo là một trong các nhóm thực phẩm chính của con người.
d) Chất béo không còn được sử dụng để sản xuất xà phòng.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của chất béo.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) sai, chất béo được sử dụng để sản xuất xà phòng.
28.8
Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Tiêu thụ quá nhiều chất béo có nguy cơ gây bệnh béo phì.
b) Mọi loại chất béo đều có hại cho sức khỏe.
c) Nên ưu tiên sử dụng các chất béo có nguồn gốc dầu thực vật hay dầu cá.
d) Sử dụng chất béo nguồn gốc động vật nên được hạn chế.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách sử dụng hợp lí chất béo.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) sai, các chất béo có lợi cho sức khỏe tuy nhiên cần sử dụng hợp lí.
c) đúng
d) đúng
28.9
Để tác dụng hết với lượng chất béo có trong 500g dầu dừa, người ta cần vừa đủ 90g NaOH. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%, tính khối lượng glycerol và xà phòng thu được từ quá trình này.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.
Lời giải chi tiết:
Bảo toàn khối lượng: m chất béo + m NaOH = m xà phòng + m glycerol
m xà phòng + m glycerol = 500 + 90 = 590g
28.10
Em hãy đề xuất một số biện pháp sử dụng chất béo trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khỏe mạnh, tránh được bệnh béo phì.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách sử dụng hợp chất chất béo.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào độ tuổi nam/nữ cần bổ sung lượng chất béo vào bữa ăn.
28.11 Câu 1
Lipid là một nhóm các hợp chất hữu cơ phong phú, bao gồm chất béo (dầu và mỡ động thực vật), dầu, steroid và phospholipid. Chúng không tan trong nước nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ. Lipid đóng một vai trò quan trọng tỏng cơ thể, từ việc là thành phần cấu trúc của màng tế bào đến việc là nguồn dự trữ năng lượng. Một phân tử chất béo đơn giản có thể được biểu diễn bằng công thức (R – COO)3C3H5, với R đại diện cho gốc hydrocarbon. Chất béo không chỉ cung cấp năng lượng mà còn tham gia vào quá trình xà phòng hóa, trong đó chất béo phản ứng với kiềm tạo glycerol và muối của acid béo.
Câu 1. Lipid tham gia vào những quá trình nào trong cơ thể?
A. Chỉ dự trữ năng lượng.
B. Chỉ cấu tạo màng tế bào.
C. Dự trữ năng lượng và cấu tạo màng tế bào.
D. Cung cấp oxygen cho tế bào.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của tế bào.
Lời giải chi tiết:
Lipid tham gia vào dự trữ năng lượng và cấu tạo màng tế bào.
28.11 Câu 2
Câu 2: Phản ứng xà phòng hóa chứng minh điều gì về tính chất hóa học của chất béo?
A. Chất béo không phản ứng với kiềm.
B. Chất béo phản ứng với nước tạo thành glycerol và muối acid béo.
C. Chất béo phản ứng với kiềm tạo thành glycerol và muối acid béo.
D. Chất béo không thể tạo ra glycerol.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.
Lời giải chi tiết:
Chất béo phản ứng với kiềm tạo thành glycerol và muối acid béo.
Đáp án C
28.11 Câu 3
Câu 3. So sánh chất béo bão hòa và không bão hòa, điểm khác biệt chính của chúng là gì?
A. Chất béo bão hòa chứa nhiều liên kết đôi hơn chất béo không bão hòa.
B. Chất béo không bão hòa chứa nhiều liên kết đôi hơn chất béo bão hòa.
C. Chất béo bão hòa và không bão hòa không có sự khác biệt.
D. Chất béo không bão hòa chứa ít năng lượng hơn chất béo bão hòa.
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại chất béo.
Lời giải chi tiết:
Chất béo bão hòa chứa nhiều liên kết đôi hơn chất béo không bão hòa.
Đáp án A
28.11 Câu 4
Câu 4. Đề xuất một biện pháp sử dụng chất béo hợp lí trong chế độ ăn hằng ngày để tránh bệnh béo phì.
A. Tăng cường tiêu thụ chất béo bão hòa.
B. Hạn chế tất cả các loại chất béo trong chế độ ăn.
C. Ưu tiên chất béo không bão hòa từ dầu thực vật và cá.
D. Chỉ ăn các loại thực phẩm không chứa chất béo.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách sử dụng hợp lí chất béo.
Lời giải chi tiết:
Ưu tiên chất béo không bão hòa từ dầu thực vật và cá.
Đáp án C
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức