Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Nguyên tố nào sau đây có thành phần (về khối lượng) lớn nhất trong vỏ Trái Đất?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
33.1
Nguyên tố nào sau đây có thành phần (về khối lượng) lớn nhất trong vỏ Trái Đất?
A. Oxygen B. Silicon C. Aluminium D. Iron
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần nguyên tố trong vỏ Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố oxygen có thành phần về khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất.
33.2
Kim loại nào có thành phần (về kối lượng) lớn nhất trong vỏ Trái Đất?
A. Silicon B. Aluminium C. Sodium D. Iron
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần nguyên tố trong vỏ Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Alumium có thành phần về khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất.
Đáp án B
33.3
Oxide nào sau đây có nhiều trong thành phần của cát trắng, thạch anh?
A. CaO B. Al2O3 C. SiO2 D. Fe2O3.
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần các hợp chất trong vỏ Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
SiO2 là thành phần của cát trắng, thạch anh.
Đáp án C
33.4
Trong thành phần đá vôi, đá phấn, đá cẩm thạch, dolomite đều có nhiều chất nào sau đây?
A. CaSiO3 B. Al2O3 C. SiO2 D. CaCO3.
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần các hợp chất trong vỏ Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
CaCO3 là thành phần đá vôi, đá phấn, đá cẩm thạch, dolomite.
Đáp án D
33.5
Nung nóng 12g một mẫu quặng pyrite chứa 80% FeS2 về khối lượng (còn lại là tạp chất trơ) chỉ xảy ra phản ứng đốt cháy pyrite thành iron (III) oxide (rắn) và sulfur dioxde (khí). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 8,80g B. 6,40g C. 8,00g D. 9,60g
Phương pháp giải:
Dựa vào khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
m FeS2 = 12.80% = 9,6g
n FeS2 = 9,6 : 120 = 0,08 mol
2FeS2 + \(\frac{7}{2}\)O2\( \to \)Fe2O3 + 2SO2
0,08 \( \to \) 0,04
m Fe2O3 = 0,04 . 160 = 6,4g
Đáp án B
33.6
Cho 10g hỗn hợp X gồm Al2O3 và SiO2 vào dung dịch HCl dư, lượng HCl tối đa tham gia phản ứng là 0,3 mol. Hàm lượng SiO2 trong hỗn hợp X là
A. 60% B. 49% C. 51% D. 90%
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của oxide.
Lời giải chi tiết:
SiO2 không tác dụng với HCl, Al2O3 có phản ứng với HCl.
Al2O3 + 6HCl \( \to \) 2AlCl3 + 3H2O
0,05 0,3
m Al2O3 = 0,05.102 = 5,1g
%m SiO2 = \(\frac{{10 - 5,1}}{{10}}.100\% = 49\% \)
Đáp án B
33.7
Theo em, những dãy núi có được tạo thành từ các loại đá có dễ tan trong nước không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính tan của muối.
Lời giải chi tiết:
Các loại đá chứa nhiều loại muối không tan trong nước.
33.8
Quặng pyrite có thành phần chính FeS2. Theo em, quặng pyrite có thể sử dụng để sản xuất những hóa chất gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào sản phẩm sau khi nung quặng pyrite.
Lời giải chi tiết:
Quặng pyrite có thể sử dụng để sản xuất H2SO4.
33.9
Một loại đá có thành phần gồm ba muối CaCO3, MgCO3 và MgSiO3; có hàm lượng O là 51,28%, hàm lượng C là 10,256% (về khối lượng). Xác định tỉ lệ mol của ba muối trên trong đá.
Phương pháp giải:
Dựa vào hàm lượng % nguyên tố.
Lời giải chi tiết:
Gọi số mol ba muối CaCO3, MgCO3, MgSiO3 lần lượt là a, b, c (mol) trong 100g đá là:
Ta có: m đá = m CaCO3 + m MgCO3 + m MgSiO3 = 100g
100a + 84b + 100c = 100 (1)
Hàm lượng %O là: 16.(3a + 3b + 3c) = 51,28%.100 = 51,28 (2)
Hàm lượng %C là: 12.(a + b) = 10,256%.100 = 10,256 (3)
Giải phương trình (1), (2), (3) ta được: a = 0,4267; b = 0,4271; c = 0,2137
Vậy tỉ lệ mol của ba muối trên đá là: a : b : c = 0,4267 : 0,4271 : 0,2137 = 2 : 2 : 1
33.10
Hàm lượng của nguyên tố Si trong vỏ Trái Đất là 28,2% về khối lượng. Giả thiết 90% Si tồn tại ở dạng silicon dioxide thì hàm lượng SiO2 trong vỏ Trái Đất là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Dựa vào hàm lượng % nguyên tố.
Lời giải chi tiết:
Xét trung bình, 100g chất ở vỏ Trái Đất có khối lượng Si à 28,2 (g)
Cứ 1 mol Si tạo 0,9 mol SiO2 \( \to \) cứ 28g Si tạo 0,9.60 = 54g SiO2
Vậy 28,2g Si tạo ra 28,2.\(\frac{{54}}{{28}}\)=54,4(g) \( \to \)hàm lượng SiO2 là 54,4%
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức