Ôn tập chủ đề 3 trang 98 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo>
Trong một công trình xây dựng, người ta cần 10 m3 cát. Một xe tải có tải trọng tối đa 12 tấn nếu chở đúng 10 m3 cát thì tải trọng của xe có vượt giới hạn nói trên không? Biết khối lượng riêng của cát là 1 440 kg/m3.
Bài 1
Trả lời câu hỏi bài 1 trang 98 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Trong một công trình xây dựng, người ta cần 10 m3 cát. Một xe tải có tải trọng tối đa 12 tấn nếu chở đúng 10 m3 cát thì tải trọng của xe có vượt giới hạn nói trên không? Biết khối lượng riêng của cát là 1 440 kg/m3.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khối lượng riêng
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt:
Đổi mxe chở tối đa = 12 tấn = 12 000 kg
D = 1 440 kg/m3
V = 10 m3 cát thì có vượt quá tải trọng của xe không?
Giải
Khối lượng của cát khi xe chở V = 10 m3 là
m = D.V = 1 440 . 10 = 14 400 kg = 14,4 tấn
Ta thấy 14,4 tấn > 12 tấn
Vậy nếu chở đúng 10 m3 cát thì tải trọng của xe có vượt giới hạn nói trên.
Bài 2
Trả lời câu hỏi bài 2 trang 98 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Một con ong vò vẽ, khi dùng ngòi đốt, có thể tạo ra một áp suất bằng bao nhiêu? Cho biết lực đốt là 10-5 N và tiết diện ngòi là 3.10-12 cm2
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về áp suất
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
F = 10-5 N
S = 3.10-12 cm2 = 3. 10-12.10-4 = 3.10-16 m2.
p = ?
Lời giải
Một con ong vò vẽ, khi dùng ngòi đốt, có thể tạo ra một áp suất bằng
\[p = \frac{F}{S} = \frac{{{{10}^{ - 5}}}}{{{{3.10}^{ - 16}}}} = 3,{33.10^{10}}N/{m^2}\]
Bài 3
Trả lời câu hỏi bài 3 trang 98 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Cơ thể người có khối lượng riêng 985 kg/m3
a. Người dễ nổi hơn khi bơi ở sông hay ở biển? Vì sao?
b. Thể tích buồng phổi tăng khi hít vào, giảm khi thở ra. Khi hít vào (hay thở ra) sẽ làm “độ nổi” cơ thể người bơi tăng hay giảm? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về áp suất
Lời giải chi tiết:
a. Người dễ nổi hơn khi bơi ở biển vì khối lượng riêng của nước biển lớn hơn khối lượng riêng của nước sông và lớn hơn khối lượng riêng của cơ thể người.
b. Ta có: \(D = \frac{m}{V}\) nên để giảm khối lượng riêng của cơ thể người bơi thì cần tăng thể tích của cơ thể người bơi. Vì vậy khi hít vào thể tích buồng phổi tăng sẽ làm “độ nổi” cơ thể người bơi tăng.
Bài 4
Trả lời câu hỏi bài 4 trang 98 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Để nâng các tấm thủy tinh, người ra dùng một dụng cụ gọi là cốc hút. Khi áp cốc hút vào tấm thủy tinh, cốc hút sẽ áp chặt vào tấm thủy tinh. Hãy nêu nguyên tắc hoạt động của cốc hút.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về áp suất
Lời giải chi tiết:
Nguyên tắc hoạt động của cốc hút dựa trên tác dụng của áp suất không khí và sự chênh lệch áp suất: Khi áp mặt lõm của cốc hút vào tấm thủy tinh, không khí bên trong cốc hút bị đẩy ra ngoài khiến áp suất không khí bên trong giảm. Sự chênh lệch giữa áp suất không khí ở bên ngoài và bên trong cốc hút đẩy cốc hút dính chặt vào tấm thủy tinh.
Bài 5
Trả lời câu hỏi bài 5 trang 98 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Kim cộng lực là một dụng cụ dùng để cắt các đoạn sắt, thép. Vì sao chúng có tay cầm dài hơn kìm bình thường?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đòn bẩy
Lời giải chi tiết:
Kìm cộng lực được thiết kế dựa trên nguyên tắc đòn bẩy loại 1, chúng có tay cầm dài hơn kìm bình thường nhằm tạo lực cắt lớn hơn vì tác dụng làm quay của lực đối với trục quay phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng và cánh tay đòn.
- Bài 20. Đòn bẩy trang 95, 96, 97 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Tác dụng làm quay của lực – Moment lực trang 92, 93, 94 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Áp suất trong chất khí trang 89, 90, 91 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Áp suất trong chất lỏng trang 84, 85, 86 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Áp suất trang 81, 82, 83 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo