Bài 2. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học trang 16, 17, 18 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo>
Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt,…những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu hỏi tr 16 CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 16 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt,…những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
Lời giải chi tiết:
Kem tan chảy là biến đổi vật lí.
Trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt là biến đổi hóa học
Câu hỏi tr 16 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 16 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Sau Thí nghiệm 1, tờ giấy A4 bị cắt ra có thay đổi so với tờ giấy A4 còn lại? Vật liệu làm nên tờ giấy A4 có bị biến đổi không?
Phương pháp giải:
Dựa vào kết quả của Thí nghiệm 1.
Lời giải chi tiết:
Tờ giấy A4 bị cắt ra không bị biến đổi gì so với giấy A4 còn lại, vật liệu làm nên tờ giấy A4 không bị biến đổi.
Câu hỏi tr 16 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 16 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Ở thí nghiệm 2, đã có những biến đổi nào xảy ra với viên nước đá? Hãy kể tên của những quá trình biến đổi đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào kết quả của Thí nghiệm 2.
Lời giải chi tiết:
Viên đá tan ra, sau khi đun sôi có sự bay hơi.
Câu hỏi tr 16 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 16 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình thay đổi trạng thái, chất tạo nên nước đá có bị biến đổi không?
Phương pháp giải:
Dựa vào biến đổi vật lí.
Lời giải chi tiết:
Quá trình thay đổi trạng thái, chất tạo nên nước đá bị biến đổi trạng thái từ rắn sang lỏng sang khí.
Câu hỏi tr 17 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 17 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Kết quả thu được từ 3 thí nghiệm trên có làm biến đổi về chất không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào thí nghiệm 3.
Lời giải chi tiết:
Kết quả thu được từ 3 thí nghiệm trên không làm biến đổi về chất vì không có chất mới được tạo thành.
Câu hỏi tr 17 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 17 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Dấu hiệu nào cho ta biết một chất bị biến đổi vật lí?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm biến đổi vật lí
Lời giải chi tiết:
Khi vật thể bị biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước,… mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu được gọi là biến đổi vật lí.
Câu hỏi tr 17 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 17 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Hãy kể thêm một số ví dụ về biến đổi vật lí trong đời sống.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về biến đổi vật lí.
Lời giải chi tiết:
Đá tan, nước sôi,…
Câu hỏi tr 17 VD
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 17 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Hiệu ứng nhà kính gây ra nên những sự biến đổi lớn cho Trái Đất, trong đó, một điều đáng lo ngại chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Hiện tượng này xảy ra có phải là sự biến đổi vật lí không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng này là hiện tượng vật lí. Nước chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng.
Câu hỏi tr 17 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 17 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Hãy nêu hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm (1) và ống nghiệm (2).
Phương pháp giải:
Dựa vào Hình 2.4
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng ống nghiệm (1): có bọt khí xuất hiện
Hiện tượng ống nghiệm (2): có xuất hiện vẩn đục trắng.
Câu hỏi tr 17 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 17 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Dấu hiệu nào cho thấy đã có sự biến đổi chất ở Thí nghiệm 2?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về biến đổi hóa học.
Lời giải chi tiết:
Có kết tủa xuất hiện => Có chất mới xuất hiện.
Câu hỏi tr 18 CH
Trả lời câu hỏi trang 18 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Hãy mô tả hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 2 và cho biết sản phẩm sau khi mảnh magnesium đã bị đốt với mảnh magnesium ban đầu có gì khác nhau.
Phương pháp giải:
Dựa vào kết tủa của thí nghiệm 2.
Lời giải chi tiết:
Khi đốt mảnh magnesium cho ngọn lửa sáng chói, xuất hiện chất màu đen.
So với mảnh magnesium ban đầu, mảnh magnesium bị đốt đen hơn và không có ánh kim.
Câu hỏi tr 18 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 18 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Trong đời sống có nhiều hiện tượng về biến đổi hóa học, hãy kể thêm vài ví dụ cho biến đổi này. Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi hóa học và biến đổi vật lí là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
Lời giải chi tiết:
Trong đời sống có những biến đổi hóa học là: sắt bị gỉ, đốt xăng, giấy, đun đường.
Dấu hiện chính để phân biệt biến đổi hóa học và biến đổi vật lí là có chất mới được tạo thành.
Câu hỏi tr 18 VD
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 18 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Hãy tìm một số ví dụ để thấy được những lợi ích của biến đổi vật lí và biến đổi hóa học phục vụ cho đời sống của con người.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng về biến đổi hóa học và biến đổi vật lí.
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng biến đổi vật lí: tạo hình cho các vật liệu bằng kim loại
Ứng dụng biến đổi hóa học: quá trình quang hợp, quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Bài 3. Phản ứng hóa học và năng lượng trong các phản ứng hóa học trang 19, 20, 21 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 4. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học trang 23, 24, 25 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Mol và tỉ khối của chất khí trang 27, 28, 29 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Tính theo phương trình hóa học trang 32, 33, 34 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Nồng độ dung dịch trang 35, 36, 37 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo