Bài 51. Bảo vệ môi trường trang 217, 218, 219 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo>
Sự gia tăng lượng chất thải gây ô nhiễm, đặc biệt là rác thải nhựa trong môi trường biển đã khiến nhiều loài sinh vật (như rùa biển,…) chết hàng loạt vì nhầm tưởng đó là thức ăn của mình và ăn phải. Sự ô nhiễm môi trường biển còn gây nên hậu quả gì khác? Để khắc phục tình trạng này cần có những biện pháp gì?
CH tr 217 MĐ
Sự gia tăng lượng chất thải gây ô nhiễm, đặc biệt là rác thải nhựa trong môi trường biển đã khiến nhiều loài sinh vật (như rùa biển,…) chết hàng loạt vì nhầm tưởng đó là thức ăn của mình và ăn phải. Sự ô nhiễm môi trường biển còn gây nên hậu quả gì khác? Để khắc phục tình trạng này cần có những biện pháp gì?
Phương pháp giải:
Lý thuyết các biện pháp bảo vệ môi trường.
Lời giải chi tiết:
- Sự ô nhiễm môi trường biển còn gây nên các hậu quả như: phá hủy môi trường sống của sinh vật; gây suy thoái sự đa dạng sinh học biển (làm tuyệt chủng một số loài sinh vật biển, nhiều loài cá biển và hải sản khác có nguy cơ cạn kiệt,…); gây mất mĩ quan, cảnh quan; làm hỏng các thiết thị, máy móc hoạt động trên biển;…
- Các biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển: Xử lí các chất thải trước khi thải ra môi trường; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác trên biển; nghiêm cấm các hành vi sử dụng chất nổ, chất độc hại để đánh bắt hải sản; xử lí, làm sạch môi trường biển bằng các biện pháp sinh học; tuyên truyền và giáo dục người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển;…
CH tr 127 CH 1
Quan sát Hình 51.1, hãy cho biết những hoạt động của con người trong thời kì nguyên thủy.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 51.1
Lời giải chi tiết:
Hoạt động của con người trong thời kì nguyên thủy: Chủ yếu là săn bắt, hái lượm; biết sử dụng công cụ bằng đá để chặt cây, làm vũ khí tự vệ hay săn bắt thú rừng. Bên cạnh đó, người nguyên thủy còn biết dùng lửa để phục vụ đời sống.
CH tr 217 CH 2
Việc đốt rừng của người nguyên thủy đã gây ra hậu quả gì đối với tự nhiên.
Phương pháp giải:
Hậu quả việc đốt rừng của người nguyên thủy đối với tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Hậu quả việc đốt rừng của người nguyên thủy đối với tự nhiên: Việc đốt rừng của người nguyên thủy đã làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị phá hủy. Từ đó dẫn tới:
- Làm mất đi nguồn thức ăn, nơi ở của nhiều sinh vật → Làm phá hủy và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, làm mất đa dạng sinh học.
- Làm gia tăng lượng khí CO2, khói bụi,… trong không khí → Dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Làm mất độ che phủ và giữ đất → Gây ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, giảm lượng nước ngầm,…
CH tr 218 CH 1
Đọc đoạn thông tin và quan sát Hình 51.2, hãy cho ví dụ về hoạt động của con người có tác động tới môi trường trong xã hội nông nghiệp bằng cách hoàn thành bảng dưới đây.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thông tin và quan sát Hình 51.2
Lời giải chi tiết:
Hoạt động |
Tác động tới môi trường |
Chặt phá, đốt rừng để lấy đất canh tác, chăn thả gia súc |
Làm mất rừng → Gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên như làm suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất, nước,… |
Cày xới đất canh tác |
Làm thay đổi cấu trúc của đất → Nhiều vùng đất bị khô nhanh chóng, tăng nguy cơ xói mòn và suy giảm độ màu mỡ. |
Định cư tại một khu vực nhất định |
Rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp → Làm thay đổi kết cấu đất, giảm sự đa dạng sinh học, môi trường bị suy thoái do các hoạt động của con người. |
Thuần hóa cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi |
Đem lại lợi ích là hình thành các hệ sinh thái trồng trọt, tích lũy nhiều giống cây trồng và vật nuôi. |
CH tr 218 CH 2
Đọc đoạn thông tin và quan sát Hình 51.3, hoàn thành các bảng sau về sự tác động của con người đến môi trường trong xã hội công nghiệp.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thông tin và quan sát Hình 51.3.
Lời giải chi tiết:
Tác động tích cực |
|
Hoạt động |
Vai trò |
Lai tạo và nhân giống nhiều giống vật nuôi, cây trồng |
Giúp tạo ra nhiều loài vật nuôi và cây trồng mới, góp phần bảo tồn các nguồn gene quý. |
Cơ giới hóa nền nông nghiệp |
Giúp hình thành nhiều hệ sinh thái trồng trọt lớn. |
Sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật |
Tăng sản lượng lương thực và khống chế được nhiều loại dịch bệnh |
Thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường như hạn chế dân số phát triển quá nhanh, phục hồi rừng,… |
Giúp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, hạn chế tình trạng suy thoái môi trường. |
Tác động tiêu cực |
|
Hoạt động |
Hậu quả |
Xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị hóa |
Rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất → Làm thay đổi kết cấu đất; giảm sự đa dạng sinh học; môi trường bị suy thoái do khí thải, rác thải,… |
Khai thác khoáng sản và khai thác rừng bừa bãi |
Phá hủy nhiều diện tích rừng trên Trái Đất; suy thoái hệ sinh thái tự nhiên. |
Xả thải rác thải, chất gây ô nhiễm vào môi trường |
Gây ô nhiễm môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí) và suy giảm đa dạng sinh học. |
Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật quá mức |
Gây ô nhiễm môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí) và suy giảm đa dạng sinh học. |
CH tr 218 LT 1
Vì sao sự phát triển của xã hội nông nghiệp vừa gây suy giảm, vừa làm tăng sự đa dạng sinh học?
Phương pháp giải:
Sự phát triển của xã nội nông nghiệp vừa gây suy giảm, vừa làm tăng sự đa dạng sinh học.
Lời giải chi tiết:
Sự phát triển của xã nội nông nghiệp vừa gây suy giảm, vừa làm tăng sự đa dạng sinh học vì:
- Các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của con người dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng; hoạt động cày xới đất góp phần làm thay đổi kết cấu đất và nước tầng mặt, khiến nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ, … → Gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên như làm suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất, nước,…
- Bên cạnh đó, hoạt động thuần hóa cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi của con người thời kì nông nghiệp đem lại lợi ích là tích lũy thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt → Giúp làm tăng sự đa dạng sinh học.
CH tr 218 LT 2
Vì sao sự ra đời của máy móc lại tác động mạnh mẽ đến môi trường sống?
Phương pháp giải:
Sự ra đời của máy móc đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc.
Lời giải chi tiết:
Sự ra đời của máy móc tác động mạnh mẽ đến môi trường sống vì: Sự ra đời của máy móc đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Nhờ hình thức sản xuất bằng máy móc, nền nông nghiệp được cơ giới hóa; các ngành công nghiệp khai khoáng phát triển; hình thành nhiều nhà máy, đô thị hóa lớn;… Điều này dẫn đến môi trường sống bị tác động mạnh mẽ do sự gia tăng các loại khí thải và rác thải, diện tích rừng bị thu hẹp,…
CH tr 219 CH 1
Cho biết hậu quả mà con người đã gây ra cho môi trường từ những hoạt động của mình bằng cách hoàn thành Bảng 51.1.
Phương pháp giải:
Quan sát bảng 51.1
Lời giải chi tiết:
Tác động của con người |
Hậu quả |
Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. |
Phá hủy nhiều diện tích rừng trên Trái Đất; suy thoái hệ sinh thái tự nhiên; ô nhiễm môi trường;… |
Chặt cây, đốt rừng. |
Làm thay đổi kết cấu đất; giảm sự đa dạng sinh học; tài nguyên rừng, đất, nước bị suy thoái;… |
San lấp hồ nước, xây đập ngăn sông. |
Làm thay đổi dòng chảy của nước dẫn đến thay đổi môi trường tự nhiên (sạt lở, ngập lụt, hạn hán) ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật. |
Sự gia tăng dân số. |
Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường sống. |
Sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp. |
Lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt; gia tăng các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường;… |
Phát triển nhiều khu dân cư, đô thị. |
Lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt; gây cạn kiệt tài nguyên; gia tăng lượng khí và chất thải dẫn đến ô nhiễm môi trường;… |
Chiến tranh. |
Gây phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật; cháy rừng; ô nhiễm môi trường do các hóa chất;… |
Lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. |
Gây ô nhiễm đất, nước, không khí; ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật gây mất cân bằng sinh thái;… |
CH tr 219 CH 2
Hãy cho biết vai trò của các biện pháp được áp dụng để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng cách hoàn thành Bảng 51.2.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 51.2
Lời giải chi tiết:
Biện pháp |
Vai trò |
Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. |
Đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên của xã hội hiện tại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau. |
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời,…) thay thế cho than đá, các loại khí đốt. |
Đáp ứng nhu cầu về năng lượng nhưng không làm tổn hại đến các nguồn tài nguyên không tái sinh và không gây ô nhiễm môi trường. |
Trồng cây. |
Khôi phục tài nguyên rừng; tạo môi trường sống cho các loài sinh vật; điều hòa khí hậu; hạn chế thiên tai;… |
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. |
Hạn chế tình trạng gia tăng dân số nhanh giúp giảm thiểu áp lực tới các tài nguyên thiên nhiên; giảm ô nhiễm môi trường;… |
Xử lí các chất thải công nghiệp và hạn chế xả thải ra môi trường. |
Hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật. |
Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn. |
Bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học. |
Ứng dụng công nghệ sinh học nhân nhanh các giống thực vật, động vật quý hiếm. |
Bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học; bảo tồn các nguồn gene quý. |
Ban hành các chính sách, bộ luật về bảo vệ môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học. |
Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học. |
CH tr 219 VD
Tìm hiểu và cho biết người dân ở địa phương em đã làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu ở địa phương em.
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp người dân ở địa phương em đã làm để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên:
- Phân loại; xử lí hoặc tái chế rác thải sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp.
- Hạn chế sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật; thay thế bằng thuốc có nguồn gốc sinh học.
- Đi bộ hoặc sử dụng xe đạp thay thế cho xe máy, ô tô khi có thể.
- Tổ chức, tham gia các hoạt động trồng cây xanh; tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- …
CH tr 220 CH 1
Những ví dụ nào sau đây là ô nhiễm môi trường?
a) Sông, hồ bị nhiễm chất hóa học.
b) Các bãi rác ở ven biển bốc mùi hôi thối.
c) Sự phát triển quá mức của các loài thực vật thủy sinh.
Phương pháp giải:
Ô nhiễm môi trường là là hiện tượng môi trường tự nhiên bị biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Tất cả các ví dụ trên đều là ô nhiễm môi trường. Do các ví dụ trên đều là hiện tượng môi trường tự nhiên bị biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
CH tr 220 CH 2
Xác định các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong Hình 51.4 và hoàn thành Bảng 51.3.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 51.4 và bảng 51.3
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân |
Tác nhân chủ yếu |
Hậu quả |
Biện pháp hạn chế |
Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp |
Các loại khí thải: carbon oxide (CO), carbon dioxide (CO2), sunfur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2),… và bụi. |
Gây ô nhiễm môi trường không khí; tăng nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính;… gây ảnh hưởng đến đời sống của con người và nhiều loài sinh vật. |
- Kiểm soát khí thải từ các nhà máy. - Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. - Phòng chống cháy rừng. - Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. |
Các loại nước thải. |
Gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí gây ảnh hưởng đến đời sống của con người và nhiều loài sinh vật. |
- Xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường. - Hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm nước trong sản xuất. |
|
Các loại chất thải rắn: nhựa, cao su, nilon,… |
Hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật. |
- Sử dụng tiết kiệm, tận dụng hoặc tái sử dụng để hạn chế thải vật liệu rắn. - Thu gom, phân loại và xử lí rác thải rắn đúng cách,… |
|
Do hóa chất bảo vệ thực vật |
Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm. |
Tác động bất lợi tới hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật. |
- Thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học. - Sử dụng các loài thiên địch. |
Do chất phóng xạ |
Các chất phóng xạ từ các công trường, nhà máy, các vụ thử vũ khí hạt nhân,… |
Gây mất cân bằng sinh học; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật. |
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử. - Xử lí chất thải nhiễm phóng xạ trước khi thải ra môi trường. |
Do hoạt động của môi trường tự nhiên |
Núi lửa, lũ lụt, hạn hán,… |
Gây ô nhiễm môi trường, phá hủy và làm suy giảm đa dạng sinh học. |
- Thực hiện các biện pháp để khắc phục và ứng phó với biến đổi khí hậu như trồng rừng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên,… |
Sự phát triển của nhiều vi sinh vật gây bệnh. |
Gây bệnh cho con người và các sinh vật. |
- Để rác đúng nơi quy định. - Xử lí rác thải đúng cách. - Vệ sinh nơi ở,… |
CH tr 220 LT
Vì sao môi trường bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây bùng phát và lây lan dịch bệnh?
Phương pháp giải:
Môi trường ô nhiễm là môi trường lí tưởng cho các sinh vật gây bệnh.
Lời giải chi tiết:
Môi trường bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây bùng phát và lây lan dịch bệnh vì:
- Môi trường ô nhiễm tạo điều kiện sống lí tưởng cho các tác nhân gây bệnh phát sinh, phát triển và lây lan trên diện rộng.
- Ngoài ra, con người và động vật tiếp xúc với môi trường ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe, suy giảm hệ miễn dịch, dẫn tới sức đề kháng kém hơn, dễ bị nhiễm bệnh hơn.
CH tr 221 CH
Vì sao bảo vệ động vật hoang dã đang là vấn đề cấp thiết hiện nay?
Trả lời:
Phương pháp giải:
Số lượng lớn các loài động vật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng giảm dần, thậm chí nhiều loài động vật hoang dã đã bị tuyệt chủng hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Lời giải chi tiết:
Bảo vệ động vật hoang dã đang là vấn đề cấp thiết hiện nay vì:
- Số lượng lớn các loài động vật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng giảm dần, thậm chí nhiều loài động vật hoang dã đã bị tuyệt chủng hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
- Nếu một loài động vật trong hệ sinh thái bị biến mất sẽ làm giảm đa dạng nguồn gene, giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái.
CH tr 221 LT
Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ động vật hoang dã?
Phương pháp giải:
Học sinh tự liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Để góp phần bảo vệ động vật hoang dã, là học sinh em cần:
- Tìm hiểu về động vật hoang dã, các loài đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.
- Không mua bán và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã; tố giác các hành vi mua bán và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
- Thực hiện các hành động bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã: thu gom rác thải, trồng cây,…
- Tham gia các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã do trường và địa phương phát động.
- Tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức về bảo vệ các loài động vật hoang dã.
- …
CH tr 222 CH
Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người và các loài sinh vật?
Phương pháp giải:
Lý thuyết biến đổi khí hậu.
Lời giải chi tiết:
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống của con người và các loài sinh vật: Hậu quả của biến đổi khí hậu là làm nhiệt độ tăng, giảm thất thường; Trái Đất nóng lên khiến băng hai cực tan ra, nước biển dâng gây ngập lụt, xâm nhập mặn; lượng mưa thay đổi;… Tất cả những hậu quả này đều đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống của con người và các loài sinh vật.
CH tr 222 VD
Trong sinh hoạt hằng ngày, em có thể thực hiện những biện pháp gì để thích ứng với biến đổi khí hậu?
Phương pháp giải:
Học sinh tự đề xuất.
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp em có thể thực hiện để thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Chủ động tìm hiểu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy về biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ môi trường: không xả rác bừa bãi, trồng và bảo vệ rừng,…
- Sử dụng năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng hóa thạch.
- Rèn luyện sức khỏe cho bản thân.
- Tuyên truyền cho mọi người về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
CH tr 223 VD
Báo cáo kết quả điều tra trang 223 KHTN lớp 8:
Phương pháp giải:
Dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
* Gợi ý kết quả điều tra một số khu vực
Địa điểm |
Môi trường bị ô nhiễm |
Nguyên nhân |
Tác nhân gây ô nhiễm |
Ảnh hưởng đến đời sống |
Biện pháp khắc phục |
Kênh, mương, ao, hồ,… |
Môi trường nước |
Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường nước; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Do hoạt động của con người. |
Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí,… khiến nhiều sinh vật sống trong nước bị chết, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân. |
Thực hiện các biện pháp xử lí nước thải phù hợp; vứt rác đúng nơi quy định; thu gom rác thải trên kênh, mương, ao, hồ; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;… |
Đồng ruộng |
Môi trường đất |
Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón bừa bãi; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Do hoạt động của con người. |
Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, thoái hóa đất,… gây ảnh hưởng tới hoạt động trồng trọt và ô nhiễm nông sản. |
Thực hiện các biện pháp xử lí nước thải phù hợp; thay thế thuốc, phân bón hóa học bảo vệ thực vật bằng thuốc, phân bón có nguồn gốc sinh học;… |
- Ôn tập chủ đề 7 trang 225 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 50. Cân bằng tự nhiên trang 215, 216 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 49. Thực hành: Điều tra thành phần quần xã trong một hệ sinh thái trang 214 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 48. Hệ sinh thái và sinh quyển trang 207, 208, 209 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 47. Quần xã sinh vật trang 205, 206 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo