Giải bài tập 1.7 trang 16 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức


Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số; a) (left{ begin{array}{l}3x + 2y = 6\2x - 2y = 14;end{array} right.) b) (left{ begin{array}{l}0,5x + 0,5y = 3\1,5x - 2y = 1,5;end{array} right.) c) (left{ begin{array}{l} - 2x + 6y = 8\3x - 9y = - 12.end{array} right.)

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số;

a) \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y = 6\\2x - 2y = 14;\end{array} \right.\)

b) \(\left\{ \begin{array}{l}0,5x + 0,5y = 3\\1,5x - 2y = 1,5;\end{array} \right.\)

c) \(\left\{ \begin{array}{l} - 2x + 6y = 8\\3x - 9y =  - 12.\end{array} \right.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu hệ số của cùng 1 ẩn ở trong hai phương trình bằng nhau hoặc đối nhau thì ta làm như sau:

-  Cộng hoặc trừ từng vế của hai phương trình trong hệ để được phương trình chứa một ẩn.

-  Giải phương trình một ẩn vừa nhận được, từ đó suy ra nghiệm của hệ phương trình.

Trong trường hợp hệ phương trình đã cho không có hai hệ số của cùng 1 ẩn bằng nhau hoặc đối nhau thì ta có thể nhân 2 vế của mỗi phương trình với một số thích hợp khác 0. 

Lời giải chi tiết

a) \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y = 6\\2x - 2y = 14;\end{array} \right.\)

Cộng từng vế của hai phương trình ta có \(\left( {3x + 2y} \right) + \left( {2x - 2y} \right) = 6 + 14\) nên \(5x = 20\) suy ra \(x = 4.\)

Thế \(x = 4\) vào phương trình thứ nhất ta được \(3.4 + 2y = 6\) nên \(2y =  - 6\) suy ra \(y =  - 3.\)

Vậy nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {4; - 3} \right)\).

b) \(\left\{ \begin{array}{l}0,5x + 0,5y = 3\\1,5x - 2y = 1,5;\end{array} \right.\)

Nhân cả hai vế của phương trình thứ nhất với 3 ta được \(1,5x + 1,5y = 9,\) vậy hệ đã cho trở thành \(\left\{ \begin{array}{l}1,5x + 1,5y = 9\\1,5x - 2y = 1,5;\end{array} \right.\)

Trừ từng vế của hai phương trình ta có \(\left( {1,5x + 1,5y} \right) - \left( {1,5x - 2y} \right) = 9 - 1,5\) nên \(3,5y = 7,5\) suy ra \(y = \frac{{15}}{7}.\)

Thế \(y = \frac{{15}}{7}\) vào phương trình thứ hai ta được \(1,5x - 2.\frac{{15}}{7} = 1,5\) nên \(1,5x = \frac{{81}}{7}\) suy ra \(x = \frac{{27}}{7}.\)

Vậy nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {\frac{{27}}{7};\frac{{15}}{7}} \right)\).

c) \(\left\{ \begin{array}{l} - 2x + 6y = 8\\3x - 9y =  - 12.\end{array} \right.\)

Nhân cả hai vế của phương trình thứ nhất với \(\frac{1}{2}\) ta được \( - x + 3y = 4,\) nhân cả hai vế của phương trình thứ hai với \(\frac{1}{3}\) ta được \(x - 3y =  - 4.\)

Vậy hệ đã cho trở thành \(\left\{ \begin{array}{l} - x + 3y = 4\\x - 3y =  - 4\end{array} \right.\)

Cộng từng vế của hai phương trình ta có \(\left( { - x + 3y} \right) + \left( {x - 3y} \right) = 4 + \left( { - 4} \right)\) nên \(0x + 0y = 0\) (luôn đúng) .

Ta thấy phương trình luôn đúng với x tùy ý và y tùy ý. Với giá trị tùy ý của y, giá trị của x được tính bởi phương trình \( - x + 3y = 4,\) suy ra \(x = 3y - 4\) nên hệ phương trình đã cho có nghiệm \(\left( {3y - 4;y} \right)\) với \(y \in \mathbb{R}\). 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải bài tập 1.8 trang 16 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho hệ phương trình (left{ begin{array}{l}2x - y = - 3\ - 2{m^2}x + 9y = 3left( {m + 3} right)end{array} right.,) trong đó m là số đã cho. Giải hệ phương trình trong mỗi trường hợp sau: a) (m = - 2;) b) (m = - 3;) c) (m = 3.)

  • Giải bài tập 1.9 trang 16 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

    Dùng MTCT thích hợp để tìm nghiệm của các hệ phương trình sau: a) \(\left\{ \begin{array}{l}12x - 5y + 24 = 0\\ - 5x - 3y - 10 = 0;\end{array} \right.\) b) \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{3}x - y = \frac{2}{3}\\x - 3y = 2;\end{array} \right.\) c) \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 1\\ - x + 2y = 0;\end{array} \right.\) d) \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{4}{9}x - \frac{3}{5}y = 11\\\frac{2}{9}x + \frac{1}{5}y = - 2.\end{array} \right.\)

  • Giải bài tập 1.6 trang 16 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

    Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp thế: a) \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 3\\3x - 4y = 2;\end{array} \right.\) b) \(\left\{ \begin{array}{l}7x - 3y = 13\\4x + y = 2;\end{array} \right.\) c) \(\left\{ \begin{array}{l}0,5x - 1,5y = 1\\ - x + 3y = 2.\end{array} \right.\)

  • Giải mục 3 trang 15, 16 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

    Dùng MTCT thích hợp để tìm nghiệm của các hệ phương trình sau: a) \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 3y = - 4\\ - 3x - 7y = 13;\end{array} \right.\) b) \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 3y = 1\\ - x - 1,5y = 1;\end{array} \right.\) c) \(\left\{ \begin{array}{l}8x - 2y - 6 = 0\\4x - y - 3 = 0.\end{array} \right.\)

  • Giải mục 2 trang 13, 14 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho hệ phương trình (left( {II} right)left{ begin{array}{l}2x + 2y = 3\x - 2y = 6end{array} right..) Ta thấy hệ số của y trong hai phương trình là hai số đối của nhau (tổng của chúng bằng 0) . Từ đặc điểm đó, hãy giải hệ phương trình đã cho theo hướng dẫn sau: 1. Cộng từng vế của hai phương trình trong hệ để được phương trình một ẩn x. Giải phương trình này để tìm x. 2. Sử dụng giá trị x tìm được, thay vào một trong hai phương trình của hệ để tìm giá trị của y rồi viết nghiệm của hệ

>> Xem thêm

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí