Đề thi học kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

Cho các nguyên tố X(Z=12), Y(Z=11), M(Z=14), N (Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cho các nguyên tố X(Z=12), Y(Z=11), M(Z=14), N (Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:

  • A.

    Y > X > M > N.

  • B.

    Y > X > M > N.

  • C.

    Y > X > M > N.

  • D.

    Y > X > N > M.

Câu 2 :

Cho X, Y, R, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 12Mg, 13Al, 19K, 20Ca  và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Nguyên tố

X

Y

R

T

Bán kính nguyên tử (nm)

0,174

0,125

0,203

0,136

Nguyên tố T là

  • A.

    Al

  • B.

    Mg

  • C.

    Ca

  • D.

    K

Câu 3 :

Cho ion đơn nguyên tử X2- có cấu tạo như sau

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

  • A.

    Số hiệu nguyên tử của X là 16.

  • B.

    Lớp M của nguyên tử X có 8 electron.

  • C.

    Tỉ lệ số electron s và electron p của nguyên tử X là 1:1.

  • D.

    Tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 32.

Câu 4 :

Ion AO2- có tổng số electron là 30. Y+ có tổng số electron bằng 10. Hợp chất tạo ra bởi hai ion trên là

  • A.

    NaNO2

  • B.

    KAlO2

  • C.

    NaAlO2

  • D.

    KNO2

Câu 5 :

Nước đá khô thường được dùng để làm lạnh, giữ lạnh nhằm vận chuyển và bảo quản các sản phẩm dễ hư hỏng vì nhiệt độ. Nước đá khô được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, thủy hải sản và còn được dùng để bảo quản vắc xin, dược phẩm trong ngành Y tế – dược phẩm. Thành phần nước đá khô là CO2. Chọn phát biểu sai về phân tử CO2 trong các phát biểu sau:

  • A.

    Nguyên tử cacbon vẫn còn 2 electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

  • B.

    Trong phân tử CO2 có hai liên kết đôi.          

  • C.

    Phân tử CO2 không phân cực.

  • D.

    Liên kết giữa nguyên tử oxygen và carbon là phân cực.

Câu 6 :

Nguyên tử X có 17 proton trong hạt nhân và số khối bằng 37. Kí hiệu nguyên tử của X là

  • A.

    \(_{20}^{37}X\).

  • B.

    \(_{17}^{20}X\).

  • C.

    \(_{37}^{17}X\).

  • D.

    \(_{17}^{37}X\).

Câu 7 :

Nitrogen có 2 đồng vị bền: 14N và 15N. Tính phần trăm mỗi đồng vị, biết nguyên tử khối trung bình của Nitrogen là 14,0063. Vậy phần trăm mỗi đồng vị 14N và 15N là

  • A.

    99,7% và 90,03%.      

  • B.

    99,7% và 0,3%.         

  • C.

    99,37 và 0,63%.         

  • D.

    0,3 và 99,7%.

Câu 8 :

Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:

X. 1s2 2s2 2p6 3s2; Y. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1;

Z. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; T. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2.

  • A.

    X, Y, Z.

  • B.

    X, Y, T

  • C.

    Y, Z, T.

  • D.

    X, Z, T.

Câu 9 :

Nguyên tố X thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp chất khí với H của X là:

  • A.

    XH.

  • B.

    XH2.

  • C.

    XH3.

  • D.

    XH4.

Câu 10 :

Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid ?

  • A.

    Cl2O7; Al2O3; SO3; P2O5        

  • B.

    Cl2O7; Al2O3; SO3; P2O5        

  • C.

    P2O5; SO3; Al2O3; Cl2O7

  • D.

    P2O5; SO3; Al2O3; Cl2O7

Câu 11 :

Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

  • A.

    X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • B.

    X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • C.

    X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • D.

    X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.

Câu 12 :

Trong phân tử nào dưới đây các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ion ?

  • A.

    \(HF\)

  • B.

    \(NO\)

  • C.

    \(\;S{O_2}\)

  • D.

    \(NaCl\)

Câu 13 :

Có 2 nguyên tố: X (Z = 19), Y (Z = 17). Hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là

  • A.

    \(XY\), cộng hóa trị có cực

  • B.

    \(X{Y_2}\), cộng hóa trị có cực

  • C.

    \({X_2}Y\), liên kết ion

  • D.

    \(XY\), liên kết ion

Câu 14 :

Liên kết trong các phân tử \({H_2}S\), \(N{H_3}\), \(HCl\), \(C{H_4}\) là

  • A.

    liên kết cộng hóa trị

  • B.

    liên kết kim loại

  • C.

    liên kết ion

  • D.

    liên kết cho – nhận

Câu 15 :

Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?

  • A.

    CH4    

  • B.

    NH3    

  • C.

    H3C – O – CH3          

  • D.

    PH3

Câu 16 :

Các liên kết biểu diễn bằng các đường nét đứt được minh họa như hình dưới đây có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết gì?

  • A.

    Liên kết ion    

  • B.

    Liên kết cộng hóa trị có cực

  • C.

    Liên kết cộng hóa trị không cực

  • D.

    Liên kết hydrogen

Câu 17 :

Tương tác van der Waals được hình thành do

  • A.

    tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử.

  • B.

    tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các phân tử.

  • C.

    tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.

  • D.

    lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.

Câu 18 :

Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

  • A.

    F2.                   

  • B.

    Cl2.                  

  • C.

    Br2.                  

  • D.

    I2.

Câu 19 :

Cho các nguyên tố sau: Na (Z=11), Mg (Z=12), K (Z=19). Tính kim loại của chúng tăng  dần theo thứ tự sau:

  • A.

    Mg<Na<K

  • B.

    Na<K<Mg

  • C.

    K >Na>Mg     

  • D.

    K<Na<Mg

Câu 20 :

Dãy sắp xếp các chất theo chiều tính base tăng dần :

  • A.

    NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Si(OH)4.          

  • B.

    Si(OH)4, Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2

  • C.

    Mg(OH)2, NaOH, Si(OH)4, Al(OH)3.           

  • D.

    Si(OH)4, Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.

II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cho các nguyên tố X(Z=12), Y(Z=11), M(Z=14), N (Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:

  • A.

    Y > X > M > N.

  • B.

    Y > X > M > N.

  • C.

    Y > X > M > N.

  • D.

    Y > X > N > M.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào xu hướng biến đổi trong cùng một chu kì

Lời giải chi tiết :

X, Y, M, N là các nguyên tố trong cùng một chu kì => Tính kim loại giảm dần từ trái sang phải

Y > X > N > M

Đáp án D

Câu 2 :

Cho X, Y, R, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 12Mg, 13Al, 19K, 20Ca  và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Nguyên tố

X

Y

R

T

Bán kính nguyên tử (nm)

0,174

0,125

0,203

0,136

Nguyên tố T là

  • A.

    Al

  • B.

    Mg

  • C.

    Ca

  • D.

    K

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào xu hướng biến đổi trong cùng một chu kì

Lời giải chi tiết :

Mg và Al cùng một chu kì  => bán kính nguyên tố giảm dần => Mg > Al

K và Ca cùng một chu kì => bán kính K > Ca

Trong cùng một nhóm, đi từ trên xuống bán kính nguyên tử tăng dần => bán kính mg < bán kính Ca

Thứ tự bán kính là: Al < Mg < Ca < K

Chất T là Mg

Đáp án B

Câu 3 :

Cho ion đơn nguyên tử X2- có cấu tạo như sau

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

  • A.

    Số hiệu nguyên tử của X là 16.

  • B.

    Lớp M của nguyên tử X có 8 electron.

  • C.

    Tỉ lệ số electron s và electron p của nguyên tử X là 1:1.

  • D.

    Tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 32.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ion X2- nhận thêm 2 elctron để đạt cấu hình của khí hiếm

Lời giải chi tiết :

X2- có 18 electron => nguyên tố X có 16 electron

=> số hiệu nguyên tử của X là 16

đáp án A

Câu 4 :

Ion AO2- có tổng số electron là 30. Y+ có tổng số electron bằng 10. Hợp chất tạo ra bởi hai ion trên là

  • A.

    NaNO2

  • B.

    KAlO2

  • C.

    NaAlO2

  • D.

    KNO2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm nguyên tử A và Y

Lời giải chi tiết :

Ion AO2- có tổng electron : nA + 2.nO + 1e = 30 => nA = 20 => A là Al

Y+ có tổng số electron = 10 => Y có 11 electron => Y là Na

Công thức NaAlO2

Đáp án C

Câu 5 :

Nước đá khô thường được dùng để làm lạnh, giữ lạnh nhằm vận chuyển và bảo quản các sản phẩm dễ hư hỏng vì nhiệt độ. Nước đá khô được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, thủy hải sản và còn được dùng để bảo quản vắc xin, dược phẩm trong ngành Y tế – dược phẩm. Thành phần nước đá khô là CO2. Chọn phát biểu sai về phân tử CO2 trong các phát biểu sau:

  • A.

    Nguyên tử cacbon vẫn còn 2 electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

  • B.

    Trong phân tử CO2 có hai liên kết đôi.          

  • C.

    Phân tử CO2 không phân cực.

  • D.

    Liên kết giữa nguyên tử oxygen và carbon là phân cực.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức cấu tạo của phân tử CO2

Lời giải chi tiết :

Công thức cấu tạo của CO2 là: O = C = O

Liên kết giữa nguyên tử oxygen và carbon là không phân cực

Đáp án D

Câu 6 :

Nguyên tử X có 17 proton trong hạt nhân và số khối bằng 37. Kí hiệu nguyên tử của X là

  • A.

    \(_{20}^{37}X\).

  • B.

    \(_{17}^{20}X\).

  • C.

    \(_{37}^{17}X\).

  • D.

    \(_{17}^{37}X\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kí hiệu của nguyên tố: \({}_Z^AX\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 7 :

Nitrogen có 2 đồng vị bền: 14N và 15N. Tính phần trăm mỗi đồng vị, biết nguyên tử khối trung bình của Nitrogen là 14,0063. Vậy phần trăm mỗi đồng vị 14N và 15N là

  • A.

    99,7% và 90,03%.      

  • B.

    99,7% và 0,3%.         

  • C.

    99,37 và 0,63%.         

  • D.

    0,3 và 99,7%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt % 2 đồng vị của nitrogen là a và b

Dựa vào công thức tính nguyên tử khối trung bình để xác định a và b

Lời giải chi tiết :

Ta có tổng % đồng vị của nitrogen là : a% + b% = 100%

\({\bar M_N} = \frac{{a.14 + b.15}}{{100}} = 14,0063\)

a = 99,37% và b = 0,63%

Đáp án C

Câu 8 :

Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:

X. 1s2 2s2 2p6 3s2; Y. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1;

Z. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; T. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2.

  • A.

    X, Y, Z.

  • B.

    X, Y, T

  • C.

    Y, Z, T.

  • D.

    X, Z, T.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên tử nguyên tố kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết :

X, Y, T là kim loại

Đáp án B

Câu 9 :

Nguyên tố X thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp chất khí với H của X là:

  • A.

    XH.

  • B.

    XH2.

  • C.

    XH3.

  • D.

    XH4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hóa trị của nguyên tố với hydrogen = 8 – hóa trị nguyên tố với oxygen

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố X thuộc nhóm VIA => hóa trị với oxygen là 6 => hóa trị với hydrogen là 2

Đáp án B

Câu 10 :

Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid ?

  • A.

    Cl2O7; Al2O3; SO3; P2O5        

  • B.

    Cl2O7; Al2O3; SO3; P2O5        

  • C.

    P2O5; SO3; Al2O3; Cl2O7

  • D.

    P2O5; SO3; Al2O3; Cl2O7

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào xu hướng biến đổi hợp chất trong cùng một chu kì

Lời giải chi tiết :

Trong cùng chu kì đi từ trái qua phải tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần

=> tính hydroxide giảm, tính acid tăng

Đáp án B

Câu 11 :

Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

  • A.

    X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • B.

    X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • C.

    X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • D.

    X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Anion X- đã nhận thêm 1 electron, cation Y2+ đã nhường đi 2 electron

Lời giải chi tiết :

Anion X- có cấu hình 3s23p6 => cấu hình X là 3s23p5

Cation Y2+ có cấu hình 3s23p6 => cấu hình Y là 3s23p64s2

Đáp án C

Câu 12 :

Trong phân tử nào dưới đây các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ion ?

  • A.

    \(HF\)

  • B.

    \(NO\)

  • C.

    \(\;S{O_2}\)

  • D.

    \(NaCl\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên kết ion hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình

Lời giải chi tiết :

\(NaCl\)

Câu 13 :

Có 2 nguyên tố: X (Z = 19), Y (Z = 17). Hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là

  • A.

    \(XY\), cộng hóa trị có cực

  • B.

    \(X{Y_2}\), cộng hóa trị có cực

  • C.

    \({X_2}Y\), liên kết ion

  • D.

    \(XY\), liên kết ion

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức hóa học của X và Y

Lời giải chi tiết :

X (Z=19) => X là K

Y (Z=17) => Y là Cl

Công thức tạo bởi X và Y là KCl

Liên kết giữa X và Y là liên kết ion

Câu 14 :

Liên kết trong các phân tử \({H_2}S\), \(N{H_3}\), \(HCl\), \(C{H_4}\) là

  • A.

    liên kết cộng hóa trị

  • B.

    liên kết kim loại

  • C.

    liên kết ion

  • D.

    liên kết cho – nhận

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên kết hóa học giữa phi kim và phi kim thường là liên kết cộng hóa trị

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 15 :

Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?

  • A.

    CH4    

  • B.

    NH3    

  • C.

    H3C – O – CH3          

  • D.

    PH3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của liên kết hydrogen

Lời giải chi tiết :

Liên kết NH3 vì liên kết N-H phân cực.

Đáp án B

Câu 16 :

Các liên kết biểu diễn bằng các đường nét đứt được minh họa như hình dưới đây có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết gì?

  • A.

    Liên kết ion    

  • B.

    Liên kết cộng hóa trị có cực

  • C.

    Liên kết cộng hóa trị không cực

  • D.

    Liên kết hydrogen

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Liên kết hydrogen có vai trò làm bền chuỗi xoắn đôi DNA

Đáp án D

Câu 17 :

Tương tác van der Waals được hình thành do

  • A.

    tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử.

  • B.

    tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các phân tử.

  • C.

    tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.

  • D.

    lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào

- Định nghĩa của tương tác van der Waals: là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: C

Câu 18 :

Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

  • A.

    F2.                   

  • B.

    Cl2.                  

  • C.

    Br2.                  

  • D.

    I2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào

- Đặc điểm của tương tác van der Waals:

+ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

+ Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: A

- Giải thích: Phân tử khối của F2 nhỏ nhất trong các chất trên

Câu 19 :

Cho các nguyên tố sau: Na (Z=11), Mg (Z=12), K (Z=19). Tính kim loại của chúng tăng  dần theo thứ tự sau:

  • A.

    Mg<Na<K

  • B.

    Na<K<Mg

  • C.

    K >Na>Mg     

  • D.

    K<Na<Mg

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào xu hướng biến đổi của kim loại trong cùng nhóm và chu kì

Lời giải chi tiết :

Na và Mg cùng chu kì => Tính kim loại Na > Mg

Na và K cùng nhóm  => Tính kim loại K > Na

Thứ tự tính kim loại tăng dần: Mg < Na < K

Đáp án A

Câu 20 :

Dãy sắp xếp các chất theo chiều tính base tăng dần :

  • A.

    NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Si(OH)4.          

  • B.

    Si(OH)4, Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2

  • C.

    Mg(OH)2, NaOH, Si(OH)4, Al(OH)3.           

  • D.

    Si(OH)4, Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào xu hướng biến đổi của hợp chất trong cùng một chu kì, nhóm

Lời giải chi tiết :

Trong một chu kì, tính kim loại giảm dần => tính base giảm dần

Đáp án D

II. Tự luận
Lời giải chi tiết :

Carbon (Z=6): 1s22s22p2

=> Có 4 electron ở lớp ngoài cùng, là nguyên tố phi kim

Sodium (Z=11): 1s22s22p63s1

=> Có 1 electron lớp ngoài cùng, là nguyên tố kim loại

Lời giải chi tiết :

Gọi số khối đồng vị còn lại là a. Ta có phương trình

\({\bar A_V} = \frac{{50.0,25 + a.99,75}}{{100}} = 50,9975 \to a = 51\)

Vậy số khối đồng vị còn lại của vanadium là 51

  1. b) Gọi số electron = số proton trong X là Z; số neutron trong X là N

Tổng số proton, electron và neutron trong X là 49 nên 2Z + N = 49 (1)

Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện

=> N = 2Z x 53,125% => 17Z – 16N = 0 (2)

Từ (1) và (2) ta có Z = 16, N = 17

Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +16; 16 proton; 16 electron; 17 neutron và có số khối Ax = 16 + 17 = 33

 

 

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.