Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Thu gọn đa thức \(2{x^4}y - 4{y^5} + 5{x^4}y - 7{y^5} + {x^2}{y^2} - 2{x^4}y\) ta được:

  • A.
    \(5{x^4}y + 11{y^5} + {x^2}{y^2}\).
  • B.
    \(9{x^4}y - 11{y^5} + {x^2}{y^2}\).
  • C.
    \( - 5{x^4}y - 11{y^5} + {x^2}{y^2}\).
  • D.
    \(5{x^4}y - 11{y^5} + {x^2}{y^2}\).
Câu 2 :

Đa thức \({{\mathop{\rm x}\nolimits} ^5} + 4{x^3} - 6{x^2}\) chia hết cho đơn thức nào?

  • A.
     4xy
  • B.
     6x3
  • C.
     x5
  • D.
     4x2
Câu 3 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Ghép mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B để được kết quả đúng.

a. \(\frac{{{x^3} + 6{x^2} + 12x + 8}}{{x + 2}} = \)

b. Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\)

c. Phân thức đối của phân thức \(\frac{3}{{x - y}}\)

1. \(\frac{{x - y}}{{x + y}}\)

2. \(\frac{{ - 3}}{{x - y}}\)

3. x2 + 4x + 4

Câu 4 :

Hình thang cân là hình thang

  • A.
    có hai cạnh bên bằng nhau.
  • B.
    có hai cạnh đáy bằng nhau.
  • C.
    có hai góc kề một cạnh bên bù nhau.
  • D.
    có hai góc kề một đáy bằng nhau.
Câu 5 :

Cho tam giác ABC, qua điểm D thuộc cạnh BC, kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, cắt AC và AB theo thứ tự ở E và F. Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì thì AEDF là chữ nhật?

  • A.
     cân tại A.                    
  • B.
     vuông tại A.
  • C.
     vuông cân tại A.
  • D.
     \(\widehat A = {60^0}\).
Câu 6 :

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = \(\frac{1}{2}\)BC, đường trung tuyến AM. Tam giác ABM là tam giác gì?

  • A.
    vuông tại A.
  • B.
    cân tại M.  
  • C.
    đều.
  • D.
    cân tại B.
Câu 7 :

Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh bên bằng 4 cm và độ dài cạnh đáy bằng 3cm như hình bên dưới, hình nào là hình khai triển của hình chóp tam giác đều đã cho?

  • A.
    Hình a).
  • B.
    Hình b).
  • C.
    Hình c).
  • D.
    Không có hình nào.
Câu 8 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng 3cm, chiều cao của hình chóp là h = 2cm. Thể tích của hình chóp đã cho là :

  • A.
    6 cm\(^3\).
  • B.
    18 cm\(^3\).
  • C.
    12 cm\(^3\).
  • D.
    9 cm\(^3\).
Câu 9 :

Hai đường chéo hình thoi có độ dài 8cm và 10cm. Cạnh của hình thoi có độ dài là:

  • A.
    \(6cm\).
  • B.
    \(\sqrt {41} cm\).
  • C.
    \(\sqrt {164} cm\).
  • D.
    \(9cm\).
Câu 10 :

Một số con vật sống trên cạn: Cá voi, chó, mèo , bò. Trong các dữ liệu trên, dữ liệu chưa hợp lí là:

  • A.
    Cá voi.
  • B.
    Chó.                           
  • C.
    Mèo.
  • D.
    Bò.
Câu 11 :

Trong cuộc khảo sát tìm hiểu về cách học của học sinh khối 8 được kết quả như sau:

Có 50 % học sinh học qua đọc, viết.

Có 35 % học sinh học qua nghe

Có 10 % học sinh học qua vận động.

Có 5 % học sinh học qua quan sát.

Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.
    Kết quả thu thập trên là dữ liệu không phải là số.                          
  • B.
    Kết quả thu thập trên là số liệu.
  • C.
    Kết quả trên gồm cả dữ liệu không phải là số và số liệu.
  • D.
    Kết quả trên  dữ liệu phần trăm là dữ liệu không phải là số.
II. Tự luận
Câu 1 :

Cho biểu thức : \(A = \frac{1}{{x + 4}} + \frac{x}{{x - 4}} + \frac{{24 - {x^2}}}{{{x^2} - 16}}\)

a) Viết điều kiện xác định của biểu thức A.

b) Chứng minh \(A = \frac{5}{{x - 4}}\).

c) Tính giá trị của biểu thức A tại x = 10.

d) Tìm các số nguyên x để giá trị của biểu thức A là số nguyên.

Câu 2 :

a) Rút gọn biểu thức sau:

\(A = \left( {x + 5} \right)\left( {x + 1} \right) + \left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} + 2x + 4} \right) - x\left( {{x^2} + x - 2} \right)\)

b) Tính nhanh: 742 + 242 – 48.74.

Câu 3 :

Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp nhà nước của nước ta qua các năm 2015; 2017; 2018; 2019; 2020. (đơn vị: nghìn tỷ đồng)

                                          (Nguồn: Niên giám thống kê 2021)

a) Lập bảng thống kê vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp nhà nước của nước ta qua các năm 2015; 2017; 2018; 2019; 2020 theo mẫu sau:

Năm

2015

2017

2018

2019

2020

Vốn

(nghìn tỷ đồng)

?

?

?

?

?

b) Năm nào vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp nhà nước của nước ta là nhiều nhất? ít nhất?

c) Năm 2020 vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước tăng bao nhiêu phần trăm so năm 2015 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

d) Năm 2017 vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước giảm bao nhiêu phần trăm so năm 2019 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

Câu 4 :

1. Trên giấy kẻ ô vuông (độ dài ô vuông bằng 1cm ), cho tam giác ABC như hình bên. Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác ABC

2. Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC và K là điểm đối xứng với M qua điểm I.
a) Tứ giác AKCM là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh: AKMB là hình bình hành.
c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AKCM là hình vuông.

Câu 5 :

Chứng minh biểu thức \(A =  - {x^2} + \frac{2}{3}x - 1\) luôn luôn âm với mọi giá trị của biến

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Thu gọn đa thức \(2{x^4}y - 4{y^5} + 5{x^4}y - 7{y^5} + {x^2}{y^2} - 2{x^4}y\) ta được:

  • A.
    \(5{x^4}y + 11{y^5} + {x^2}{y^2}\).
  • B.
    \(9{x^4}y - 11{y^5} + {x^2}{y^2}\).
  • C.
    \( - 5{x^4}y - 11{y^5} + {x^2}{y^2}\).
  • D.
    \(5{x^4}y - 11{y^5} + {x^2}{y^2}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc tính với đa thức.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}2{x^4}y - 4{y^5} + 5{x^4}y - 7{y^5} + {x^2}{y^2} - 2{x^4}y\\ = \left( {2{x^4}y + 5{x^4}y - 2{x^4}y} \right) + \left( { - 4{y^5} - 7{y^5}} \right) + {x^2}{y^2}\\ = 5{x^4}y - 11{y^5} + {x^2}{y^2}\end{array}\)

Câu 2 :

Đa thức \({{\mathop{\rm x}\nolimits} ^5} + 4{x^3} - 6{x^2}\) chia hết cho đơn thức nào?

  • A.
     4xy
  • B.
     6x3
  • C.
     x5
  • D.
     4x2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc chia đa thức cho đơn thức.

Đa thức chia hết cho một đơn thức nếu các hạng tử của đa thức đó chia hết cho đơn thức.

Vì vậy bậc của các biến đơn thức phải không lớn hơn bậc của các biến trong đa thức.

Lời giải chi tiết :

Đa thức \({{\mathop{\rm x}\nolimits} ^5} + 4{x^3} - 6{x^2}\) là đa thức biến x với bậc nhỏ nhất của biến x là 2 nên A, B, C không thỏa mãn. (4xy có biến y; 6x3 có bậc của x là 3; x5 có bậc của x là 5).

Vậy đa thức \({{\mathop{\rm x}\nolimits} ^5} + 4{x^3} - 6{x^2}\) chia hết cho đơn thức 4x2.

Câu 3 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Ghép mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B để được kết quả đúng.

a. \(\frac{{{x^3} + 6{x^2} + 12x + 8}}{{x + 2}} = \)

b. Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\)

c. Phân thức đối của phân thức \(\frac{3}{{x - y}}\)

1. \(\frac{{x - y}}{{x + y}}\)

2. \(\frac{{ - 3}}{{x - y}}\)

3. x2 + 4x + 4

Đáp án

a. \(\frac{{{x^3} + 6{x^2} + 12x + 8}}{{x + 2}} = \)

3. x2 + 4x + 4

b. Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\)

1. \(\frac{{x - y}}{{x + y}}\)

c. Phân thức đối của phân thức \(\frac{3}{{x - y}}\)

2. \(\frac{{ - 3}}{{x - y}}\)

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về phân thức đại số.

Lời giải chi tiết :

a. \(\frac{{{x^3} + 6{x^2} + 12x + 8}}{{x + 2}} = \frac{{{{\left( {x + 2} \right)}^3}}}{{x + 2}} = {\left( {x + 2} \right)^2} = {x^2} + 4x + 4\) nên a – 3.

b. Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\) là: \(1:\frac{{x + y}}{{x - y}} = \frac{{x - y}}{{x + y}}\) nên b – 1.

c. Phân thức đối của phân thức \(\frac{3}{{x - y}}\) là: \( - \left( {\frac{3}{{x - y}}} \right) = \frac{{ - 3}}{{x - y}}\) nên c – 2.

Đáp án: a – 3; b – 1; c – 2.

Câu 4 :

Hình thang cân là hình thang

  • A.
    có hai cạnh bên bằng nhau.
  • B.
    có hai cạnh đáy bằng nhau.
  • C.
    có hai góc kề một cạnh bên bù nhau.
  • D.
    có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng khái niệm hình thang cân.

Lời giải chi tiết :

Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Câu 5 :

Cho tam giác ABC, qua điểm D thuộc cạnh BC, kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, cắt AC và AB theo thứ tự ở E và F. Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì thì AEDF là chữ nhật?

  • A.
     cân tại A.                    
  • B.
     vuông tại A.
  • C.
     vuông cân tại A.
  • D.
     \(\widehat A = {60^0}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình vuông.

Lời giải chi tiết :

Vì DE // AF; DF // AE (gt) => AEDF là hình bình hành.

Để hình bình hành AEDF là hình chữ nhật thì \(\widehat A = {90^0}\) hay tam giác ABC vuông tại A.

Câu 6 :

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = \(\frac{1}{2}\)BC, đường trung tuyến AM. Tam giác ABM là tam giác gì?

  • A.
    vuông tại A.
  • B.
    cân tại M.  
  • C.
    đều.
  • D.
    cân tại B.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông.

Lời giải chi tiết :

Ta có tam giác ABC vuông tại A, AM là đường trung tuyến nên AM = \(\frac{1}{2}\)BC = BM = MC.

Mà AB = \(\frac{1}{2}\)BC (gt)

=> AM = AB = BM  hay tam giác ABM đều.

Câu 7 :

Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh bên bằng 4 cm và độ dài cạnh đáy bằng 3cm như hình bên dưới, hình nào là hình khai triển của hình chóp tam giác đều đã cho?

  • A.
    Hình a).
  • B.
    Hình b).
  • C.
    Hình c).
  • D.
    Không có hình nào.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về hình chóp tam giác đều.

Lời giải chi tiết :

Hình khai triển của chóp tam giác đều có độ dài cạnh bên bằng 4 cm và độ dài cạnh đáy bằng 3cm là hình b.

Câu 8 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng 3cm, chiều cao của hình chóp là h = 2cm. Thể tích của hình chóp đã cho là :

  • A.
    6 cm\(^3\).
  • B.
    18 cm\(^3\).
  • C.
    12 cm\(^3\).
  • D.
    9 cm\(^3\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính thể tích hình chóp tứ giác.

Lời giải chi tiết :

Thể tích hình chóp S.ABCD là: \(V = \frac{1}{3}{S_d}.h = \frac{1}{3}{3^2}.2 = 6\left( {c{m^3}} \right)\).

Câu 9 :

Hai đường chéo hình thoi có độ dài 8cm và 10cm. Cạnh của hình thoi có độ dài là:

  • A.
    \(6cm\).
  • B.
    \(\sqrt {41} cm\).
  • C.
    \(\sqrt {164} cm\).
  • D.
    \(9cm\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng định lí Pythagore để tính.

Lời giải chi tiết :

Xét hình thoi ABCD có AC = 8cm; BD = 10cm nên AO = 4 cm và OD = 5cm.

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông OAD, ta có:

\(AD = \sqrt {O{A^2} + O{D^2}}  = \sqrt {{4^2} + {5^2}}  = \sqrt {41} \left( {cm} \right)\)

Câu 10 :

Một số con vật sống trên cạn: Cá voi, chó, mèo , bò. Trong các dữ liệu trên, dữ liệu chưa hợp lí là:

  • A.
    Cá voi.
  • B.
    Chó.                           
  • C.
    Mèo.
  • D.
    Bò.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định xem con vật nào không sống trên cạn.

Lời giải chi tiết :

Dữ liệu chưa hợp lí là cá voi, vì cá voi không sống trên cạn.

Câu 11 :

Trong cuộc khảo sát tìm hiểu về cách học của học sinh khối 8 được kết quả như sau:

Có 50 % học sinh học qua đọc, viết.

Có 35 % học sinh học qua nghe

Có 10 % học sinh học qua vận động.

Có 5 % học sinh học qua quan sát.

Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.
    Kết quả thu thập trên là dữ liệu không phải là số.                          
  • B.
    Kết quả thu thập trên là số liệu.
  • C.
    Kết quả trên gồm cả dữ liệu không phải là số và số liệu.
  • D.
    Kết quả trên  dữ liệu phần trăm là dữ liệu không phải là số.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại dữ liệu.

Lời giải chi tiết :

Các hình thức học: đọc viết; nghe; vận động; quan sát không phải là số.

Số lượng học sinh có cách học qua đọc, viết; nghe; vận động; quan sát lần lượt là: 50%, 30%, 10%, 5% là số liệu.

Vậy chọn đáp án C.

II. Tự luận
Câu 1 :

Cho biểu thức : \(A = \frac{1}{{x + 4}} + \frac{x}{{x - 4}} + \frac{{24 - {x^2}}}{{{x^2} - 16}}\)

a) Viết điều kiện xác định của biểu thức A.

b) Chứng minh \(A = \frac{5}{{x - 4}}\).

c) Tính giá trị của biểu thức A tại x = 10.

d) Tìm các số nguyên x để giá trị của biểu thức A là số nguyên.

Phương pháp giải :

a) Kiểm tra điều kiện của mẫu thức.

b) Rút gọn biểu thức A.

c) Thay x = 10 để tính giá trị biểu thức.

d) Để biểu thức A nguyên thì mẫu thức phải là ước của tử thức.

Lời giải chi tiết :

a) Điều kiện xác định của biểu thức A là:

\(\left\{ \begin{array}{l}x + 4 \ne 0\\x - 4 \ne 0\\{x^2} - 16 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne - 4\\x \ne 4\end{array} \right.\)

Vậy điều kiện xác định của biểu thức A là \(x \ne \pm 4\).

b) Ta có:

\(\begin{array}{l}A = \frac{1}{{x + 4}} + \frac{x}{{x - 4}} + \frac{{24 - {x^2}}}{{{x^2} - 16}}\\ = \frac{{x - 4}}{{\left( {x + 4} \right)\left( {x - 4} \right)}} + \frac{{x\left( {x + 4} \right)}}{{\left( {x + 4} \right)\left( {x - 4} \right)}} + \frac{{24 - {x^2}}}{{\left( {x + 4} \right)\left( {x - 4} \right)}}\\ = \frac{{x - 4 + {x^2} + 4x + 24 - {x^2}}}{{\left( {x + 4} \right)\left( {x - 4} \right)}}\\ = \frac{{5x + 20}}{{\left( {x + 4} \right)\left( {x - 4} \right)}}\\ = \frac{{5\left( {x + 4} \right)}}{{\left( {x + 4} \right)\left( {x - 4} \right)}}\\ = \frac{5}{{x - 4}}\end{array}\)

c) Tại x = 10 (thỏa mãn điều kiện xác định), ta được: \(A = \frac{5}{{10 - 4}} = \frac{5}{6}\).

d) Biểu thức A nguyên \( \Leftrightarrow \frac{5}{{x - 4}}\) nguyên. \(\frac{5}{{x - 4}}\) nguyên khi và chỉ khi \(\left( {x - 4} \right) \in U\left( 5 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 5} \right\}\).

Ta có bảng giá trị sau:

x – 4

-1

1

-5

5

x

3 (TM)

5 (TM)

-1 (TM)

9 (TM)

\(A = \frac{5}{{x - 4}}\)

-5

5

-1

1

Câu 2 :

a) Rút gọn biểu thức sau:

\(A = \left( {x + 5} \right)\left( {x + 1} \right) + \left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} + 2x + 4} \right) - x\left( {{x^2} + x - 2} \right)\)

b) Tính nhanh: 742 + 242 – 48.74.

Phương pháp giải :

Dựa vào các phép tính với đa thức, các hằng đẳng thức để rút gọn A.

Lời giải chi tiết :

a) Ta có:

\(\begin{array}{l}A = \left( {x + 5} \right)\left( {x + 1} \right) + \left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} + 2x + 4} \right) - x\left( {{x^2} + x - 2} \right)\\ = \left( {{x^2} + 5x + x + 5} \right) + \left( {{x^3} - {2^3}} \right) - \left( {{x^3} + {x^2} - 2x} \right)\\ = {x^2} + 6x + 5 + {x^3} - 8 - {x^3} - {x^2} + 2x\\ = \left( {{x^3} - {x^3}} \right) + \left( {{x^2} - {x^2}} \right) + \left( {6x + 2x} \right) + \left( {5 - 8} \right)\\ = 8x - 3\end{array}\)

b) 742 + 242 – 48.74 = 742 + 242 – 2.24.74 = (74 – 24)2 = 502 = 2 500.

Câu 3 :

Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp nhà nước của nước ta qua các năm 2015; 2017; 2018; 2019; 2020. (đơn vị: nghìn tỷ đồng)

                                          (Nguồn: Niên giám thống kê 2021)

a) Lập bảng thống kê vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp nhà nước của nước ta qua các năm 2015; 2017; 2018; 2019; 2020 theo mẫu sau:

Năm

2015

2017

2018

2019

2020

Vốn

(nghìn tỷ đồng)

?

?

?

?

?

b) Năm nào vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp nhà nước của nước ta là nhiều nhất? ít nhất?

c) Năm 2020 vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước tăng bao nhiêu phần trăm so năm 2015 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

d) Năm 2017 vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước giảm bao nhiêu phần trăm so năm 2019 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

Phương pháp giải :

Dựa vào biểu đồ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

a)

Năm

2015

2017

2018

2019

2020

Vốn

(nghìn tỷ đồng)

6944,9

9087,3

9465,6

9357,8

10284,2

b) Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp nhà nước của nước ta nhiều nhất là năm 2020; ít nhất là năm 2015.

c) Tỉ số phần trăm vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước năm 2020 so với năm 2015 là: \(\frac{{10284,2}}{{6944,9}}.100\% = 148,1\% \)

Năm 2020 vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước tăng 148,1% - 100% = 48,1% so năm 2015.

d) Tỉ số phần trăm vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước năm 2017 so với năm 2019 là \(\frac{{9087,3}}{{9357,8}}.100\% = 97,1\% \)

Năm 2017 vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước giảm 100% - 97,1% = 2,9% so năm 2019.

Câu 4 :

1. Trên giấy kẻ ô vuông (độ dài ô vuông bằng 1cm ), cho tam giác ABC như hình bên. Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác ABC

2. Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC và K là điểm đối xứng với M qua điểm I.
a) Tứ giác AKCM là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh: AKMB là hình bình hành.
c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AKCM là hình vuông.

Phương pháp giải :

1. Dựa vào định lí Pythagore để tính.

2. 

a) Tứ giác AKCM là hình chữ nhật.

b) Chứng minh AKMB có hai cạnh đối song song và bằng nhau.

c) AKCM là hình vuông thì các cạnh phải bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

1. 

Gọi các điểm D, E và F như trên hình vẽ. Khi đó ta có các tam giác vuông ACD vuông tại D; BCE vuông tại E và ABF vuông tại F.

Tam giác ACD có AD = 3cm; CD = 4cm. Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ADC, ta có:

\(\begin{array}{l}A{C^2} = A{D^2} + C{D^2} = {3^2} + {4^2} = 25\\ \Rightarrow AC = 5cm\end{array}\)

Tam giác BCE có BE = 5cm; CE = 3cm. Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác BCE, ta có:

\(\begin{array}{l}B{C^2} = B{E^2} + C{E^2} = {5^2} + {3^2} = 34\\ \Rightarrow BC = \sqrt {34} cm\end{array}\)

Tam giác ABF có AF = 1cm; BF = 2cm. Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABF, ta có:

\(\begin{array}{l}A{B^2} = A{F^2} + F{B^2} = {1^2} + {2^2} = 5\\ \Rightarrow AB = \sqrt 5 cm\end{array}\)

2. 

a) Xét tứ giác AKCM có: I là trung điểm của AC; I là trung điểm của KM (vì M đối xứng với K qua I)

=> AKCM là hình bình hành.

Xét tam giác ABC cân tại A có M là trung điểm của BC nên AM là đường trung tuyến đồng thời là đường cao của tam giác ABC. => \(\widehat {AMC} = {90^0}\).

Hình bình hành AKCM có \(\widehat {AMC} = {90^0}\) nên là hình chữ nhật.

b) Ta có AKCM là hình chữ nhật nên AK // CM và AK = CM.

Mà BM = CM nên BM = AK và BM // AK. => Tứ giác AKMB là hình bình hành.

c) Để AKCM là hình chữ nhật thì AM = MC = \(\frac{1}{2}\) Mà AM là đường trung tuyến của tam giác ABC nên khi đó AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác ABC hay tam giác ABC vuông tại A.

Câu 5 :

Chứng minh biểu thức \(A =  - {x^2} + \frac{2}{3}x - 1\) luôn luôn âm với mọi giá trị của biến

Phương pháp giải :

Sử dụng hằng đẳng thức để biến đổi biểu thức.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}A =  - {x^2} + \frac{2}{3}x - 1\\ =  - \left( {{x^2} - 2x.\frac{1}{3} + \frac{1}{9} - \frac{1}{9} + 1} \right)\\ =  - \left[ {{x^2} - 2x.\frac{1}{3} + {{\left( {\frac{1}{3}} \right)}^2} + \frac{8}{9}} \right]\\ =  - \left[ {{{\left( {x - \frac{1}{3}} \right)}^2} + \frac{8}{9}} \right] =  - {\left( {x - \frac{1}{3}} \right)^2} - \frac{8}{9}\end{array}\)

Ta có \( - {\left( {x - \frac{1}{3}} \right)^2} \le 0\) nên \( - {\left( {x - \frac{1}{3}} \right)^2} - \frac{8}{9} < 0\) với mọi x.

Vậy A < 0 hay luôn luôn âm với mọi giá trị x.

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.