Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 143 Hóa 12 Kết nối tri thức>
Cấu hình electron của Fe2+ là
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
CH tr 143 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 143 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Cấu hình electron của Fe2+ là
A. 1s22s22p63s23p63d64s2. B. 1s22s22p63s23p63d6.
C. 1s22s22p63s23p64s23d6. D. 1s22s22p63s23p63d44s2.
Phương pháp giải:
Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Viết cấu hình electron của Fe rồi suy ra cấu hình electron của ion Fe2+.
Lưu ý: nguyên tử cho electron lớp ngoài cùng rồi mới cho electron ở phân lớp sát lớp ngoài cùng để tạo cation.
Lời giải chi tiết:
Cấu hình electron của Fe2+ là 1s22s22p63s23p63d6.
→ Chọn B.
CH tr 143 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 143 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có phân lớp 3d chưa bão hoà.
B. Tất cả các nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất đều là kim loại.
C. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm B, chu kì 4 đều là nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất.
D. Tất cả các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều là kim loại nặng.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Phát biểu A sai vì nguyên tử của nguyên tố Cu có cấu hình electron của phân lớp 3d bão hòa.
Phát biểu C sai vì có Zn là nguyên tố thuộc nhóm B, chu kì 4 nhưng không phải là nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất.
Phát biểu D sai vì trong các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có Sc và Ti là kim loại nhẹ (D < 5g/cm3).
→ Chọn B.
CH tr 143 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 143 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại nhóm IA và nhóm IIA.
B. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá.
C. Tất cả hợp chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có màu.
D. Cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có phân lớp 4s đã bão hoà.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
- Phát biểu A sai, các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại nhóm IA nhưng Cu có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn Be.
- Phát biểu B đúng, kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiều electron hóa trị nên chúng có nhiều số oxi hóa khác nhau.
- Phát biểu C sai, không phải tất cả hợp chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có màu.
- Phát biểu D sai, ví dụ như Cu có cấu hình electron ở phân lớp 4s chưa bão hòa là 4s1.
→ Chọn B.
CH tr 143 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 143 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Hãy chỉ ra phối tử và nguyên tử trung tâm trong phức chất [Zn(OH)4]2- và [PtCl2(NH3)2].
Phương pháp giải:
Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm (thường được kí hiệu là M) và các phối tử (thường được kí hiệu là L). Trong đó, nguyên tử trung tâm là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại liên kết với các phối tử. Phối tử là anion hoặc phân tử.
Lời giải chi tiết:
|
Nguyên tử trung tâm |
Phối tử |
[Zn(OH)4]2- |
Zn2+ |
\({\rm{O}}{{\rm{H}}^ - }\) |
[PtCl2(NH3)2] |
Pt |
\({\rm{C}}{{\rm{l}}^ - }\)và NH3 |
CH tr 143 Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 143 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Xét phản ứng sau:
\({{\rm{[PtC}}{{\rm{l}}_{\rm{4}}}]^{2 - }} + 2{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}} \to [{\rm{PtC}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{{\rm{(N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{)}}_{\rm{2}}}] + 2{\rm{C}}{{\rm{l}}^ - }\)
Hãy cho biết trong phản ứng trên có bao nhiêu phối tử \({\rm{C}}{{\rm{l}}^ - }\)trong phức chất [PtCl4]2- đã bị thế bởi phối tử NH3.
Phương pháp giải:
Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm (thường được kí hiệu là M) và các phối tử (thường được kí hiệu là L). Trong đó, nguyên tử trung tâm là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại liên kết với các phối tử. Phối tử là anion hoặc phân tử.
Lời giải chi tiết:
Có 2 phối tử \({\rm{C}}{{\rm{l}}^ - }\)trong phức chất [PtCl4]2- đã bị thế bởi 2 phối tử NH3.
CH tr 143 Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 143 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Hãy cho biết dạng hình học có thể có của phức chất có công thức tổng quát [ML4] (bỏ qua điện tích của phức chất).
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Phức chất có công thức tổng quát [ML4] có thể có 2 dạng hình học là dạng tứ diện và dạng vuông phẳng.
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 143 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào AgCl thu được phức chất [Ag(NH3)2]+. Hãy cho biết dấu hiệu chứng tỏ phản ứng tạo phức chất [Ag(NH3)2]+ xảy ra.
Phương pháp giải:
Dấu hiệu chứng tỏ phức chất được tạo thành: xuất hiện kết tủa, hòa tan kết tủa và thay đổi màu sắc.
Lời giải chi tiết:
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào kết tủa trắng AgCl, kết tủa tan, chứng tỏ phức chất [Ag(NH3)2]+ tạo thành.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Một số tính chất và ứng dụng của phức chất - Hóa 12 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất - Hóa 12 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA - Hóa 12 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Một số tính chất và ứng dụng của phức chất - Hóa 12 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất - Hóa 12 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA - Hóa 12 Kết nối tri thức