Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô>
I.Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, -Vị trí đoạn trích, nhân vật.
Dàn ý chi tiết
I.Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm,
-Vị trí đoạn trích, nhân vật.
II. Thân bài
a. Nêu một số đặc điểm của nhân vật:
- Đan-kô là một chàng trai dũng cảm, lạc quan, không đầu hàng trước hiểm nguy:
+ Đường đi khó khăn, u tối, ẩn chứa nhiều nguy hiểm nhưng Đan-kô vẫn xông xáo, hăng hái, đi đầu dẫn đoàn người.
- Đan-kô có sự bao dung, nhân ái, tình thương bao la dành cho mọi người:
+ Bị mọi người mắng chửi, oán trách, Đan-kô dù rất tức giận nhưng đã nhanh chóng kìm nén, dập tắt cơn giận ấy.
+ Trái tim Đan-kô bùng lên ngọn lửa nhiệt thành, chỉ muốn cứu mọi người khỏi hiểm nguy.
+ Đan-kô sẵn sàng hi sinh tính mạng của bản thân bằng hành động xé toang lồng ngực, dứt trái tim và giơ cao trên đầu để soi sáng đường đi cho mọi người.
b. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn:
- Nhân vật được khắc họa thông qua lời nói, hành động.
- Ngôi kể thứ ba với điểm nhìn khác nhau đã tô đậm phẩm chất của người anh hùng Đan-kô.
c. Ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
- Đan-kô là biểu trưng cho tấm lòng bao dung, nhân hậu, vị tha.
- Trái tim nhiệt huyết và tình yêu thương của Đan-kô đã xua tan đi u tối, trở thành ngọn lửa dẫn đầu, lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
III. Kết bài
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Bài tham khảo Mẫu 1
Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn nổi tiếng đến từ Nga. Từ nhỏ ông là người rất đam mê đọc sách và cùng với những gian khó tuổi thơ đã thắp sáng và nảy sinh khát vọng sáng tác của ông. Truyện “Trái tim Đankô” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông, được trích ở phần cuối “Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki”. Tác phẩm kể về sự hy sinh cao cả, tấm lòng vị tha yêu thương của người anh hùng Đan-kô.
Mở đầu là bức tranh thiên nhiên ở thảo nguyên u ám, với cảnh vật đáng sợ. Rồi lại có sự xuất hiện của ánh lửa xanh kỳ dị, gợi đến những câu chuyện hoang đường. Chính ánh lửa này xuất phát từ câu chuyện của một người anh hùng với trái tim vĩ đại và tràn đầy yêu thương. Một đoàn người trên thảo nguyên đang bị bủa vây trong bóng tối của khu rừng, cành lá thì dày đặc và ánh sáng mặt trời thì không chiếu đến. Họ không có con đường nào có thể thoát ra, ngày một tuyệt vọng và buông xuôi tất cả. Nhưng một vị anh hùng, một chàng trai đã xuất hiện để cứu lấy cuộc sống của họ. Đan-kô đã tìm cách để dẫn dắt mọi người vượt qua khu rừng đáng sợ và tràn ngập bóng tối này. Nhưng khi đứng trước một khu rừng rậm rạp, con người mỗi lúc một kiệt sức thì con người lại lộ ra bộ mặt yếu hèn và nhút nhát của mình. Trước đó thì họ xin anh dẫn họ đi, bây giờ họ lại bắt đầu đổ lỗi cho Đan-kô. Họ mắng mỏ, họ bảo anh phải chết đi. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm. Và anh đã có một hành động xé toang lồng ngực của mình và dơ cao lên.
Ngọn lửa trong trái tim Đan-kô đã xua tan đi mây mù và anh đã dẫn mọi người chạy ra khỏi khu rừng tối tăm này. Anh đã đưa được mọi người ra ngoài và sau đó gục xuống chết. Bằng cách đổi lấy sinh mạng của mình, anh ấy đã mang trái tim ấm áp, một lòng tốt của một trái tim dũng cảm soi sáng dẫn đường cho đoàn người. Nhưng rồi có ai nhớ đến sự hy sinh cao cả của anh? Họ vui sướng tràn đầy hy vọng vì được cứu sống rồi họ lại lập tức quên luôn người đã cứu mình. Đan-kô là hiện thân cho hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp. Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng trước cái chết của Đan-kô. Đó còn là bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Phải chăng khi con người đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống thì họ sẽ quên mất mình là ai, sống một cách ích kỷ và tham lam. Nhưng vẫn sẽ có những con người giống như Đan-kô xuất hiện. Đứng trước vực tối cuộc sống, vẫn giữ trong mình trái tim yêu thương, một lòng tốt chân thành mà không cần đền đáp.
Một bức tranh thiên nhiên, một sự đấu tranh sự sống của con người đã hiện lên thật đặc sắc trong tác phẩm “Trái tim của Đankô” của Go-rơ-ki. Câu chuyện khiến cho người đọc phải suy nghĩ về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong hiện thực thực cuộc sống.
Bài tham khảo Mẫu 2
Macxim Gorki đã từng nói rằng "Nơi lạnh nhất trên thế giới không phải ở Bắc Cực, mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương." Với tình yêu thương làm trọng tâm, tác giả đã sáng tác ra tác phẩm "Bà lão I-dec-ghin". Trong phần kết của truyện, đoạn trích "Trái tim của Đankô" đã thể hiện suy nghĩ và triết lý sâu sắc của tác giả về cách sống và tình yêu thương trong cuộc sống. Từ đó, nhân vật Đankô được tạo hình rõ nét trong tác phẩm.
Đầu tiên, Đan-kô là một chàng trai can đảm, lạc quan, không chịu khuất phục trước sự nguy hiểm. Bộ tộc đang sợ hãi trước đầm lầy u tối và không dám tiến lên phía trước. Tuy nhiên, Đan-kô lại khuyên họ không nên đứng yên mà cần dũng cảm đi vào rừng tìm đường sống. Cuối cùng, Đan-kô đã thuyết phục được mọi người và trở thành người dẫn đầu, giúp đỡ mọi người tìm nơi ở mới. Quãng đường đến nơi cư ngụ mới đầy nguy hiểm, "Rừng tối om, cứ bước một bước, đầm lầy lại há cái mõm tham lam hôi thối ra nuốt mất người, và cái cây cối sừng sững chặn đường như một bức thành kiên cố. Cành cây quấn quýt lấy nhau; rễ bò lan khắp nơi như đầu rắn, và cứ mỗi bước đi, họ lại phải tốn bao nhiêu mồ hôi và máu". Tuy nhiên, Đan-kô không chùn bước, không đầu hàng. Chỉ vì một chút khó khăn, mọi người đã nản chí, oán trách nhưng Đan-kô vẫn duy trì được sự hăng hái, nhiệt tình và sự lạc quan.
Trong tình cảnh khắc nghiệt, thiên nhiên giận dữ với "cơn giông đánh rừng, cây cối đung đưa rùng rợn", "tia chớp vồ lấy những cành cây, ánh lửa lạnh lẽo soi sáng qua những khoảnh khắc". Đám người hoảng sợ, mất tinh thần và trở thành những con người yếu đuối, nhát gan. Họ tự biến mình thành đám đông giận dữ, phàn nàn và chỉ trích Đan-kô. Nghe những lời chửi mắng, Đan-kô cũng bị kích động, nhưng lòng thương hại đã dập tắt ngọn lửa giận dữ ấy. Anh ta yêu thương mọi người và nghĩ rằng nếu không có anh, có lẽ họ đã không còn tồn tại được. Sự cao thượng và tình yêu thương giúp Đan-kô vượt lên khỏi sự ích kỷ và những hạnh phúc nhỏ bé.
Trong trái tim Đan-kô, ngọn lửa nhiệt thành bùng cháy, cố gắng giải cứu mọi người khỏi hiểm nguy. Những tia lửa mong muốn mãnh liệt của anh lóe sáng trong mắt, anh sẵn sàng hy sinh tính mạng để soi sáng con đường đi của đoàn người. Trái tim anh cháy sáng như mặt trời, làm khu rừng bừng tỉnh dậy dưới ngọn đuốc tình yêu thương vĩ đại, cao cả. Bất chợt, người khác phải cúi đầu, nhường lối cho anh. Cuối cùng, sự hy sinh đó được đền đáp khi đoàn người tìm được nơi trú ẩn, sinh sống an toàn. Những chi tiết ấy chứng tỏ Đan-kô là người có trái tim nhân hậu, đầy lòng bao dung và trắc ẩn đối với con người.
Điểm nhìn khác nhau của người kể thứ ba đã làm nổi bật những phẩm chất anh hùng của Đan-kô. Tính cách của anh được thể hiện rõ ràng qua lời nói và hành động. Trái tim nhiệt huyết và tình yêu thương của Đan-kô đã xua tan bóng tối, trở thành ngọn lửa dẫn đầu, truyền bá những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Anh là hình ảnh đích thực của lòng vị tha. Từ nhân vật này, chúng ta càng nhận ra vai trò và tầm quan trọng của sự can đảm cùng tình yêu thương trong cuộc sống. Tình thương sẽ giúp con người có động lực để giúp đỡ những người xung quanh.
Bài tham khảo Mẫu 3
Không hiểu vì sao hình ảnh chàng Đankô và trái tim cháy sáng của chàng cứ đọng lại mãi trong tôi. Gần như tôi đã thuộc lòng từng chi tiết của câu chuyện này, câu chuyện về chàng Đankô dũng cảm cứu sống cả bộ lạc.
Đọc đoạn đầu của truyện bạn có thể rùng mình lên vì sợ hãi khi đọc đoạn tả cảnh khu rừng rậm mà cả bộ lạc đang lẩn trốn kẻ thù trong đó. Bóng tối bao trùm lên khắp nơi, chỉ có toàn là đầm lầy, cây cối rậm rạp, to lớn. Không có được một tia nắng mặt trời chiếu xuống đây. Cảnh vật đó như báo hiệu một sự diệt vong của cả bộ tộc. Dường như nỗi kinh hoàng của cả bộ tộc cũng chính là nỗi kinh hoàng của người đọc. Chỉ có hai con đường để lựa chọn là tiếp tục tiến vào cái xứ sở ghê rợn đó hãy chấp nhận làm nô lệ cho kẻ thù. Những ý nghĩ hèn nhát đã bắt đầu xuất hiện. Có lẽ vì kinh hoàng trước cái chết mà không ai còn sợ làm nô lệ nữa. Bóng tối dày đặc bao trùm lên cả bộ lạc.
Đọc đến đây, em càng thương xót những con người vô tội. Rừng tối mù mịt như bao đêm tối trên thế gian đều tụ lại đây, khiến cho cây cối lờ mờ ảo ảo hiện hình bao quỷ dữ. Trước cảnh tượng ấy ai mà không thương xót cho số phận của đoàn người. Bới lẽ họ vô tội. Họ đang sống bình yên vui vẻ, không làm hại ai thì lại bị một bộ lạc khác đánh đuổi. Không chỉ phải chiến đấu với con người, mà họ còn phải chiến đấu với cả thiên nhiên. Chúng đã quật cho họ kiệt sức và tước đi ý chí của họ.
Đứng vào cái giờ phút đó, khi mà cả bộ tộc đang đứng trước bờ vực thẳm thì Đan - kô xuất hiện. Mắt anh sáng ngời lên sức mạnh của sự trẻ trung và bầu nhiệt huyết sục sôi. Anh đã dẫn cả bộ lạc đi tiếp, tiến sâu vào trong rừng. Nhưng rừng càng lúc càng tối tăm mù mịt hơn làm cho cả bộ lạc đã kiệt sức càng kiệt sức hơn và họ lại khiếp sợ. Song họ không dám thừa nhận rằng họ yếu hèn, mà họ lại trút sự căm hờn lên đầu Đan - kô. Họ như bầy thú đã đến bước đường cùng. Tôi cảm thấy vừa tức giận vừa thương những con người này. Có lẽ vì bất lực mà họ chẳng còn nghĩ đến ai ngoài mình ra. Và tôi rất thương Đan - kô. Anh cũng chỉ muốn không thể đổ bộ lạc của mình phải trở thành những kẻ nô lệ cho kẻ thù. Vậy mà bây giờ họ lại kết tội anh, muốn anh phải chết.
- Phân tích văn bản Trái tim Đan - kô
- Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh "trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô"? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) ghi lại cảm nghĩ đó.
- Phân tích tác phẩm "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải
- Suy nghĩ về triết lí hạnh phúc trong truyện Tầng hai của Phong Điệp
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích văn bản Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
- Phân tích "tinh thần thơ mới" được Hoài Thanh nhắc đến trong "Một thời đại trong thi ca"
- Phân tích văn bản Tôi có một giấc mơ
- Trình bày suy nghĩ về đoạn trích trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt: "Đế Thích: Ông Trương Ba ... vĩnh biệt vợ con"
- Phân tích bi kịch và cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm chất cao quý, khát vọng hoàn thiện nhân cách của hồn Trương ba trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
- Phân tích văn bản Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
- Phân tích "tinh thần thơ mới" được Hoài Thanh nhắc đến trong "Một thời đại trong thi ca"
- Phân tích văn bản Tôi có một giấc mơ
- Trình bày suy nghĩ về đoạn trích trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt: "Đế Thích: Ông Trương Ba ... vĩnh biệt vợ con"
- Phân tích bi kịch và cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm chất cao quý, khát vọng hoàn thiện nhân cách của hồn Trương ba trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn