Thôn Vĩ Dạ qua niềm hoài vọng của Hàn Mặc Tử


Ai đã từng đến Huế ít nhiều cũng được biệt Vĩ Dạ nằm bên dòng sông Hương. Với những ai chưa từng đặt chân tới xứ sở mộng mơ ấy mà ao ước một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Vĩ Dạ thì hãy tìm đến với Hàn Mặc Tử


Thôn Vĩ Dạ qua niềm hoài vọng của Hàn Mặc Tử

BÀI LÀM

   Ai đã từng đến Huế ít nhiều cũng được biệt Vĩ Dạ nằm bên dòng sông Hương. Với những ai chưa từng đặt chân tới xứ sở mộng mơ ấy mà ao ước một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cùa Vĩ Dạ thì hãy tìm đến với Hàn Mặc Tử. Theo niềm hoài vọng của thi nhân ta sẽ thấy mình đang đứng tại thôn Vĩ tự lúc nào. Ta thấy mình cùng thi nhân đang đứng giữa một khu vườn thôn Vĩ:

   Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

   Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,

   Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

   Lá trúc che ngang mặt chữ điền

   Rồi cùng chìm đắm trong cảnh một đêm trăng trên dòng sông bên Vĩ Dạ :

   Gió theo lối gió, mây đường mây

   Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

   Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

   Có chở trăng về kịp tối nay?

   Để dẫn dắt ta về thôn Vĩ, Hàn Mặc Tử đã mở đầu bằng lời băn khoăn, trách móc của người xứ Huế: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?. Điều đó có nghĩa là thôn Vĩ chắc hẳn phải là một chốn nước non kì thú đến thế nào, phải là nơi gắn bó với thi nhân đến độ nào thì lời thơ cất lên mới da diết đến vậy. Lời giới thiệu ấy gợi lên một ấn tượng thật đặc biệt về một thế giới mà ta chưa từng được biết.

   Vĩ Dạ bắt đầu hiện ra với nắng. Nắng trên thôn Vĩ Dạ trong tâm tường của Hàn Mặc Tử là nắng hàng cau, nắng mới lên. Cả một không gian bừng sáng, lấp loá ánh nắng đang phơi trải ra trước mắt người đọc. Miền Trung vốn nổi tiếng bởi nắng và gió. Thơ ca viết về nắng không thiếu những hình ảnh đẹp: nắng mới lên của Lưu Trọng Lư, nắng gợi nhớ nhung của Huy Cận, nắng trở chiều trong thơ Xuân Diệu... Nắng mà Hàn Mặc Tử ghi được từ thôn Vĩ là nắng hàng cau thứ nắng ban mai trong ngần, tinh khiết đến vô cùng, thứ ánh nắng chưa hề bị lẫn chút bụi trần. Hình ảnh thơ không cầu kì, chau chuốt, giản dị bình thường như bao hình ảnh vẫn hiển hiện xung quanh ta, vậy mà gợi cảm và làm ta xúc động biết mấy. Ta như thấy mình đang được tắm mình trong cái rực rỡ ấm áp của ban mai không chỉ trên Vĩ Dạ mà cả những xóm làng dân dã yên bình bao đời của người Việt, những miền quê xiết bao thân thiết với môi chúng ta.

   Trải ra dưới bình minh đó là không gian mướt xanh như ngọc của vườn thôn Vĩ. Một từ mướt đủ gợi lên cắt non tơ, mỡ màng của cây lá trong vườn. Có cả cái ướt át của sương đêm còn đọng lại trên lá. Cây lá được tắm gội bởi sương đêm, bắt gặp được những tia nắng ban mai bỗng chốc ánh lên một thứ sắc xanh lóng lánh, long lanh ánh sáng mà Hàn Mặc Tử gọi là xanh như-ngọc. cảnh vật hiện  ra vừa ấm áp tươi sáng, lại vừa tràn trề sức sống. Ai đã qua xứ Huế một lần hẳn không thể nào quên những khu vườn xanh thẫm soi bóng bên dòng Hương Giang thơ mộng. Thi sĩ của chúng ta từng đặt chân tới đó nhiều lần, người hẳn cũng đã nhiều lần lặng đi trước về của chốn thôn quê ấy. Thế nhưng, có một điều kì diệu là, giờ đây, trong khoảng cách của thời gian và không gian xa vời, trong tâm tưởng của Hàn Mặc Tử, thôn Vĩ vẫn hiện lên nguyên sơ trinh bạch, vẫn mượt mà, óng à, vẫn xum xuê trù phú như ngày nào. Điều đó đủ cho thấy thi-nhân đã nâng niu biết bao đối vỡi những kí ức về Vĩ Dạ.

   Thôn Vĩ không chỉ đẹp bởi cảnh. Cái đẹp của thôn Vĩ là cái đẹp hoà quyện giữa cảnh và người. Người thôn Vĩ hiện ra không cụ thể, chi là một gương mặt chữ điền thấp thoáng sau cành trúc. Nhưng chí bằng chừng ấy thối đã nói được bao nét đặc trưng của người xứ Huế, người Vĩ Dạ: duyên dáng, dịu dàng, phúc hậu. Đặt trong bức tranh Vĩ Dạ, bức chân dung này làm nên một sự hài hoẩ, cân xứng cần thiết. Vĩ Dạ đẹp hơn, đằm thắm, quyến rũ hơn bới chút bóng hình thấp thoáng đó.

   Dõi theo hoài niệm của thi nhân ta đã được trở về để ngắm nhìn thốn Vĩ trong một buổi sớm mai trong lành. Cũng vẫn là niềm hoài niệm ấy, nhưng giờ đây cảnh đã chuyển thành một đêm trăng. Trước mắt ta lúc này là một đêm trăng đầy mơ hồ ảo mộng bên một dòng sông hiu hắt vắng lặng. Không còn đâu vẻ tươi tắn trong lành, chỉ còn lại đây cảnh may gió chia lìa, tan tác, dòng sông lặng lẽ trầm mặc giãi đầy ánh trăng hoang vắng, con thuyền đơn côi chất chứa bao nỗi niềm khó nói...Cảnh vẫn dẹp, vẫn thơ mộng nhưng trĩu nặng nỗi buồn đau của thi sĩ, bởi vậy phần thực của nó đã không còn nguyên vẹn như trước. Ở đây Hàn Mặc Từ đã đem chút thực tại cùng với bao nỗi cay đắng tuyệt vọng mà lồng vào bức tranh Vĩ Dạ, nên cảnh đó vừa là Vĩ Dạ mà lại như không còn là Vĩ Dạ.

   Thôn Vĩ qua hoài vọng của Hàn Mặc Tử thật đẹp, thật đáng yêu, đáng quý biết bao. Đó là hình ảnh của một cuộc sống tươi mới luôn vẫy chào, mời gọi đối với thi nhân nhưng người, dẫu khao khát cháy bỏng thì cũng vĩnh viễn không bao giờ có thể trở về được nữa. Bức tranh Vĩ Dạ mãi mãi là minh chứng của một tình yêu đời tha thiết, của một khát vọng sống khôn cùng và cũng là của  nỗi đau vô bờ bến, của nỗi tuyệt vọng khôn nguôi ở thi nhân.

loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí