Phân biệt xa và sa


Cả xa và sa đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

Xa:

  • (tính từ) khoảng cách một quãng đường quá dài (xa xôi)

  • (tính từ) cách một khoảng thời gian (ngày - giờ) dài (lo xa)

  • (tính từ) ít thân thiết, không ruột thịt (ý chỉ họ hàng) (anh em xa)

  • (tính từ) cao sâu, thâm thúy, khó hiểu (sâu xa, cao xa)

  • (tính từ) lìa ra, tách ra, không ở chung (xa con, xa vợ)

  • (tính từ) tiêu xài quá mức độ (xa hoa)

Sa:

  • (động từ) rơi xuống, lọt xuống, mắc vào (chuột sa chĩnh gạo)

  • (danh từ) cát, bãi cát, đất (sa mạc)

  • (tính từ) giảm (sa sút)

Đặt câu với các từ:

  • Nhà tôi cách xa trung tâm thành phố nhưng giao thông khá thuận tiện.

  • Chúng ta cần phải cố gắng học tập để có một tương lai tươi sáng ở phía xa.

  • Bác Bình là một người họ hàng xa của gia đình tôi.

  • Nếu người lớn cứ nói những điều sâu xa thì trẻ con sẽ không thể hiểu hết được.

  • Anh tôi phải tạm xa gia đình để đến Úc học tập. 

  • Khu nghỉ dưỡng này nằm trên một hòn đảo hoang sơ, với những biệt thự xa hoa và bãi biển thơ mộng.

  • Chú chim sa xuống cành cây vì mệt mỏi.

  • Cây cối rất khó phát triển trong sa mạc vì thiếu nước.

  • Tinh thần của đội bóng đang sa sút sau chuỗi trận thua liên tiếp.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Cách dùng chạm và trạm

    Cả chạm và trạm đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng bàn hoàn và bàng hoàng

    Cả bàn hoàn và bàng hoàng đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng trai và chai

    Cả trai và chai đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng chèo và trèo

    Cả chèo và trèo đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng gian giảo và gian xảo

    Cả gian giảo và gian xảo đều đúng chính tả. Hai từ này mang cùng một ý nghĩa nhưng cách đọc khác nhau

>> Xem thêm