Phân biệt nên và lên


Cả nên và lên đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

Nên:

  • (động từ) Thành ra được, kết quả cuối cùng (Làm nên sự nghiệp)

  • (động từ) Khuyên bảo; biểu thị việc đang nói đến là hay, có lợi; làm hoặc thực hiện được thì tốt hơn 

  • (phó từ) Từ biểu thị kết quả trực tiếp của điều vừa được nói đến 

Lên:

  • (động từ) Di chuyển từ chỗ thấp đến chỗ cao (lên xe)

  • (động từ) Di chuyển đến một vị trí ở phía trước (lên hàng đầu, lên bảng)

  • (tính từ) Tăng số lượng hay đạt một mức, một cấp cao hơn (hàng lên giá)

  • (tính từ) Phát triển đến chỗ dần dần hình thành và hiện ra cụ thể trên bề mặt hay bên ngoài (lúa lên đòng, lên da non)

  • (động từ) Làm cho hình thành ở dạng hoàn chỉnh hoặc ở vào trạng thái có thể phát huy đầy đủ tác dụng (lên kế hoạch, lên dây cót)

  • (Phó từ) Biểu thị hướng di chuyển đến một vị trí cao hơn hay ở phía trước (lửa bốc lên)

  • (phó từ) Biểu thị ý thúc giục động viên (cố lên, nhanh lên)

Đặt câu với các từ:

  • Nhờ đường lối đúng đắn và chiến lược tài tình của Đảng và Nhà nước ta, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. 

  • Bạn nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy không khỏe. 

  • Mây đen nên trời có thể sẽ mưa to.

  • Em lên tầng 2 lấy giúp chị chiếc khăn.

  • Cô giáo mời học sinh lên bảng làm bài tập.

  • Số lượng người tham gia lên đến hàng nghìn người.

  • Vết thương của em đã lên da non rồi.

  • Em đã lên kế hoạch cho hoạt động tập thể tuần sau.

  • Nhiệt độ lên cao, mọi người cần chú ý giữ gìn sức khỏe.

  • Nhanh lên! Tàu sắp chạy rồi.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Cách dùng trở nên và trở lên

    Cả trở nên và trở lên đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng cho nên và cho lên

    Cả cho nên và cho lên đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng chói và trói

    Cả chói và trói đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng chốn và trốn

    Cả chốn và trốn đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng chưa và trưa

    Cả chưa và trưa đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

>> Xem thêm