Trắc nghiệm Bài 78: Ôn tập phân số và các phép tính Toán 4 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Cho hình vẽ như sau:
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình đã cho là:
A. \(\dfrac{4}{5}\)
B. \(\dfrac{5}{4}\)
C. \(\dfrac{4}{9}\)
D. \(\dfrac{5}{9}\)
Rút gọn phân số \(\dfrac{{48}}{{72}}\) ta được phân số tối giản là:
A. \(\dfrac{{12}}{{16}}\)
B. \(\dfrac{{12}}{{18}}\)
C. \(\dfrac{2}{3}\)
D. \(\dfrac{3}{4}\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\). Khi đó:
\(a=\)
; \(b=\)
Phép tính sau đúng hay sai?
$\dfrac{1}{9} + \dfrac{4}{9} = \dfrac{{1 + 4}}{{9 + 9}} = \dfrac{5}{{18}}$
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tính giá trị biểu thức: \(5 - \dfrac{3}{8}:\dfrac{5}{{12}}\)
A. \(\dfrac{{111}}{{10}}\)
B. \(\dfrac{{41}}{{10}}\)
C. \(\dfrac{{35}}{{24}}\)
D. \(\dfrac{{155}}{{32}}\)
Tìm \(y\) biết: \(y:\dfrac{3}{7} = 2 + \dfrac{5}{8}\)
A. \(y = \dfrac{3}{8}\)
B. \(y = \dfrac{5}{7}\)
C. \(y = \dfrac{9}{8}\)
D. \(y = \dfrac{{49}}{8}\)
Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số là
Diện tích của vườn hoa nhà trường được sử dụng như sau: \(\dfrac{4}{5}\) diện tích vườn hoa dùng để trồng các loại hoa, \(\dfrac{1}{6}\) diện tích vườn hoa để làm đường đi, diện tích phần còn lại để xây bể nước.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Khối lớp \(3\) có \(135\) học sinh. Khối lớp \(4\) có số học sinh bằng \(\dfrac{6}{5}\) số học sinh khối lớp \(3\).
Vậy hai khối có tất cả
học sinh.
Các phân số \(\dfrac{2}{3}\,;\,\,\dfrac{8}{7}\,;\,\,\dfrac{5}{6}\,;\,\,\dfrac{1}{2}\) viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:
A. \(\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)
B. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)
C. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)
D. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,\)
Một tờ bìa hình chữ nhật có chiều dài \(\dfrac{4}{5}m\), chiều rộng kém chiều dài \(\dfrac{1}{4}m\). Người ta đã dùng hết \(\dfrac{1}{3}\) tờ bìa đó. Vậy diện tích phần tờ bìa còn lại là:
A. \(\dfrac{{11}}{{75}}\,\,{m^2}\)
B. \(\dfrac{{22}}{{75}}\,\,{m^2}\)
C. \(\dfrac{{22}}{{25}}\,\,{m^2}\)
D. \(\dfrac{{11}}{{25}}\,\,{m^2}\)
Một tấm vải dài \(60m\), người ta đã dùng \(\dfrac{3}{4}\) tấm vải đó để may quần áo. Số vải còn lại người ta đem may các túi, mỗi túi hết \(\dfrac{3}{4}m\) vải. Hỏi may được tất cả bao nhiêu cái túi như vậy?
A. \(20\) cái
B. \(22\) cái
C. \(24\) cái
D. \(28\) cái
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài \(36m\), chiều rộng bằng \(\dfrac{3}{4}\) chiều dài. Người ta sử dụng \(\dfrac{5}{9}\) diện tích để trồng hoa ly. Diện tích đất trồng hoa hồng chiếm \(\dfrac{2}{3}\) diện tích còn lại. Phần còn lại của mảnh đất được dùng để trồng hoa cúc.
Vậy diện tích phần đất trồng hoa cúc là
\({m^2}\).
Lời giải và đáp án
Cho hình vẽ như sau:
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình đã cho là:
A. \(\dfrac{4}{5}\)
B. \(\dfrac{5}{4}\)
C. \(\dfrac{4}{9}\)
D. \(\dfrac{5}{9}\)
D. \(\dfrac{5}{9}\)
Quan sát hình vẽ, tìm ô vuông được tô màu và tổng số ô vuông. Phân số chỉ phần đã tô màu của hình đã cho có tử số là số ô vuông được tô màu và mẫu số là tổng số ô vuông.
Quan sát hình vẽ ta thấy có tất cả \(9\) ô vuông, trong đó có \(5\) ô vuông được tô màu.
Vậy phân số chỉ số ô vuông đã tô màu trong hình là \(\dfrac{5}{9}\).
Rút gọn phân số \(\dfrac{{48}}{{72}}\) ta được phân số tối giản là:
A. \(\dfrac{{12}}{{16}}\)
B. \(\dfrac{{12}}{{18}}\)
C. \(\dfrac{2}{3}\)
D. \(\dfrac{3}{4}\)
C. \(\dfrac{2}{3}\)
Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:
- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn \(1\).
- Chia tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
Rút gọn phân số ta có:
\(\dfrac{{48}}{{72}} = \dfrac{{48:8}}{{72:8}} = \dfrac{6}{9} = \dfrac{{6:3}}{{9:3}} = \dfrac{2}{3}\)
Vậy đáp án đúng là \(\dfrac{2}{3}\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\). Khi đó:
\(a=\)
; \(b=\)
Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\). Khi đó:
\(a=\)
; \(b=\)
Ta thấy \(45:5 = 9\) nên chọn \(45\) là mẫu số chung. Ta quy đồng phân số \(\dfrac{4}{5}\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(9\) và giữ nguyên phân số \(\dfrac{{17}}{{45}}\).
Ta thấy \(45:5 = 9\) nên chọn \(45\) là mẫu số chung.
Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) như sau:
\(\dfrac{4}{5} = \dfrac{{4 \times 9}}{{5 \times 9}} = \dfrac{{36}}{{45}}\); Giữ nguyên phân số \(\dfrac{{17}}{{45}}\).
Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số \(\dfrac{{36}}{{45}}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống từ trái sang phải lần lượt là \(36\,;\,\,45\).
Phép tính sau đúng hay sai?
$\dfrac{1}{9} + \dfrac{4}{9} = \dfrac{{1 + 4}}{{9 + 9}} = \dfrac{5}{{18}}$
Dựa vào cách cộng hai phân số cùng mẫu số: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng các tử số và giữ nguyên mẫu số.
Ta có: $\dfrac{1}{9} + \dfrac{4}{9} = \dfrac{{1 + 4}}{9} = \dfrac{5}{9}$
Vậy phép tính đã cho là sai.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Muốn nhân các phân số ta nhân các tử số với nhau, nhân các mẫu số với nhau.
Ta có:
$\dfrac{4}{5} \times \dfrac{5}{6} \times \dfrac{6}{7} \times \dfrac{7}{8} = \dfrac{{4 \times 5 \times 6 \times 7}}{{5 \times 6 \times 7 \times 8}} = \dfrac{{4 \times 5 \times 6 \times 7}}{{5 \times 6 \times 7 \times 4 \times 2}} = \dfrac{1}{2}$
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống từ trên xuống dưới lần lượt là \(1\,;\,\,2\).
Tính giá trị biểu thức: \(5 - \dfrac{3}{8}:\dfrac{5}{{12}}\)
A. \(\dfrac{{111}}{{10}}\)
B. \(\dfrac{{41}}{{10}}\)
C. \(\dfrac{{35}}{{24}}\)
D. \(\dfrac{{155}}{{32}}\)
B. \(\dfrac{{41}}{{10}}\)
Biểu thức có phép cộng và phép chia thì ta thực hiện phép tính chia trước, phép tính cộng sau.
Ta có:
\(5 - \dfrac{3}{8}:\dfrac{5}{{12}} = 5 - \dfrac{3}{8} \times \dfrac{{12}}{5} = 5 - \dfrac{{3 \times 12}}{{8 \times 5}} \)
\(= 5 - \dfrac{{3 \times 4 \times 3}}{{4 \times 2 \times 5}} = 5 - \dfrac{9}{{10}} = \dfrac{{50}}{{10}} - \dfrac{9}{{10}} = \dfrac{{41}}{{10}}\)
Vậy đáp án đúng là \(\dfrac{{41}}{{10}}\).
Tìm \(y\) biết: \(y:\dfrac{3}{7} = 2 + \dfrac{5}{8}\)
A. \(y = \dfrac{3}{8}\)
B. \(y = \dfrac{5}{7}\)
C. \(y = \dfrac{9}{8}\)
D. \(y = \dfrac{{49}}{8}\)
C. \(y = \dfrac{9}{8}\)
- Tính giá trị vế phải.
- \(y\) ở vị trí số bị chia, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
\(\begin{array}{l}y:\dfrac{3}{7} = 2 + \dfrac{5}{8}\\y:\dfrac{3}{7} = \dfrac{{16}}{8} + \dfrac{5}{8}\\y:\dfrac{3}{7} = \dfrac{{21}}{8}\\y = \dfrac{{21}}{8} \times \dfrac{3}{7}\\y = \dfrac{9}{8}\end{array}\)
Vậy đáp án đúng là \(y = \dfrac{9}{8}\).
Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số là
Ta thấy \(45:5 = 9\) nên chọn \(45\) là mẫu số chung. Ta quy đồng phân số \(\dfrac{4}{5}\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(9\) và giữ nguyên phân số \(\dfrac{{17}}{{45}}\).
Ta thấy \(45:5 = 9\) nên chọn \(45\) là mẫu số chung.
Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) như sau:
\(\dfrac{4}{5} = \dfrac{{4 \times 9}}{{5 \times 9}} = \dfrac{{36}}{{45}}\); Giữ nguyên phân số \(\dfrac{{17}}{{45}}\).
Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số \(\dfrac{{36}}{{45}}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống từ trái sang phải lần lượt là \(36\,;\,\,45\).
Diện tích của vườn hoa nhà trường được sử dụng như sau: \(\dfrac{4}{5}\) diện tích vườn hoa dùng để trồng các loại hoa, \(\dfrac{1}{6}\) diện tích vườn hoa để làm đường đi, diện tích phần còn lại để xây bể nước.
- Coi diện tích vườn hoa là \(1\) đơn vị.
- Tính tổng diện tích phần đất để trồng các loại hoa và phần đất để làm đường đi.
- Tính diện tích phần đất để xây bể nước ta lấy \(1\) trừ đi đi tổng diện tích phần đất để trồng các loại hoa và phần đất để làm đường đi.
Coi diện tích vườn hoa là \(1\) đơn vị.
Diện tích phần đất để trồng các loại hoa và phần đất để làm đường đi chiếm số phần diện tích vườn hoa là:
\(\dfrac{4}{5} + \dfrac{1}{6} = \dfrac{{29}}{{30}}\) (diện tích vườn hoa)
Diện tích để xây bể nước chiếm số phần diện tích vườn hoa là:
\(1 - \dfrac{{29}}{{30}} = \dfrac{1}{{30}}\) (diện tích vườn hoa)
Đáp số: \(\dfrac{1}{{30}}\) diện tích vườn hoa.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống từ trên xuống dưới lần lượt là \(1\,;\,\,30\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Khối lớp \(3\) có \(135\) học sinh. Khối lớp \(4\) có số học sinh bằng \(\dfrac{6}{5}\) số học sinh khối lớp \(3\).
Vậy hai khối có tất cả
học sinh.
Khối lớp \(3\) có \(135\) học sinh. Khối lớp \(4\) có số học sinh bằng \(\dfrac{6}{5}\) số học sinh khối lớp \(3\).
Vậy hai khối có tất cả
học sinh.
- Tìm số học sinh khối lớp \(4\) ta lấy số học sinh khối lớp \(3\) nhân với \(\dfrac{6}{5}\).
- Số học sinh của cả hai khối = số học sinh khối lớp \(3\) + số học sinh khối lớp \(4\).
Khối lớp \(4\) có số học sinh là:
\(135 \times \dfrac{6}{5} = 162\) (học sinh)
Hai khối có tất cả học sinh là:
\(135 + 162 = 297\) (học sinh)
Đáp số: \(297\) học sinh.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(297\).
Các phân số \(\dfrac{2}{3}\,;\,\,\dfrac{8}{7}\,;\,\,\dfrac{5}{6}\,;\,\,\dfrac{1}{2}\) viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:
A. \(\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)
B. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)
C. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)
D. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,\)
B. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)
- Áp dụng tính chất: Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn \(1\) ; phân số có tử số bé hơn mẫu số thì bé hơn \(1\) .
- Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh các phân số sau khi quy đồng. Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
Ta có: \(\dfrac{2}{3}\,\, < \,\,\,1\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{8}{7} > \,\,\,1\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{5}{6}\, < \,\,\,1\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{1}{2} < \,\,\,1\,\)
Ta sẽ so sánh các phân số \(\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\).
Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)ta có:
\(\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 2}}{{3 \times 2}} = \dfrac{4}{6}\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{1}{2} = \dfrac{{1 \times 3}}{{2 \times 3}} = \dfrac{3}{6}\) ; Giữ nguyên phân số \(\,\dfrac{5}{6}\).
Mà \(\,\,\dfrac{5}{6}\,\, > \,\,\,\dfrac{4}{6}\,\,\, > \,\,\,\dfrac{3}{6}\,\,\)
Do đó \(\,\,\dfrac{5}{6}\,\,\, > \,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,\, > \,\,\,\dfrac{1}{2}\)
Suy ra \(\,\dfrac{8}{7}\,\, > \,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,\, > \,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,\, > \,\,\,\dfrac{1}{2}\)
Vậy các phân số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\).
Một tờ bìa hình chữ nhật có chiều dài \(\dfrac{4}{5}m\), chiều rộng kém chiều dài \(\dfrac{1}{4}m\). Người ta đã dùng hết \(\dfrac{1}{3}\) tờ bìa đó. Vậy diện tích phần tờ bìa còn lại là:
A. \(\dfrac{{11}}{{75}}\,\,{m^2}\)
B. \(\dfrac{{22}}{{75}}\,\,{m^2}\)
C. \(\dfrac{{22}}{{25}}\,\,{m^2}\)
D. \(\dfrac{{11}}{{25}}\,\,{m^2}\)
B. \(\dfrac{{22}}{{75}}\,\,{m^2}\)
- Tính chiều rộng tờ bìa ta lấy số đo chiều dài trừ đi \(\dfrac{1}{4}m\).
- Tính diện tích tờ bìa ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính diện tích phần tờ bìa đã dùng ta lấy diện tích nhân với \(\dfrac{1}{3}\).
- Tính diện tích phần tờ bìa còn lại ta lấy diện tích tờ bìa trừ đi diện tích phần tờ bìa đã dùng.
Chiều rộng tờ bìa đó là:
\(\dfrac{4}{5} - \dfrac{1}{4} = \dfrac{{11}}{{20}}\,\,(m)\)
Diện tích tờ bìa đó là:
\(\dfrac{4}{5} \times \dfrac{{11}}{{20}} = \dfrac{{11}}{{25}}\,\,({m^2})\)
Diện tích phần tờ bìa đã dùng là:
\(\dfrac{{11}}{{25}} \times \dfrac{1}{3} = \dfrac{{11}}{{75}}\,\,({m^2})\)
Diện tích phần tờ bìa còn lại là:
\(\dfrac{{11}}{{25}} - \dfrac{{11}}{{75}} = \dfrac{{22}}{{75}}\,\,({m^2})\)
Đáp số: \(\dfrac{{22}}{{75}}\,\,{m^2}\).
Một tấm vải dài \(60m\), người ta đã dùng \(\dfrac{3}{4}\) tấm vải đó để may quần áo. Số vải còn lại người ta đem may các túi, mỗi túi hết \(\dfrac{3}{4}m\) vải. Hỏi may được tất cả bao nhiêu cái túi như vậy?
A. \(20\) cái
B. \(22\) cái
C. \(24\) cái
D. \(28\) cái
A. \(20\) cái
- Tính số vải dùng để may quần áo ta lấy tổng số mét vải nhân với \(\dfrac{3}{4}\).
- Tính số vải dùng để may túi ta lấy tổng số mét vải trừ đi số vải dùng để may quần áo.
- Tìm số túi được may ta lấy số vải dùng để may túi chia cho số mét vải để may \(1\) cái túi.
Người ta may quần áo hết số mét vải là:
\(60 \times \dfrac{3}{4} = 45\,\,(m)\)
Số vải dùng để may túi là:
\(60 - 45\, = 15\,(m)\)
May được tất cả số cái túi là:
\(15:\dfrac{3}{4} = 20\) (cái)
Đáp số: \(20\) cái.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài \(36m\), chiều rộng bằng \(\dfrac{3}{4}\) chiều dài. Người ta sử dụng \(\dfrac{5}{9}\) diện tích để trồng hoa ly. Diện tích đất trồng hoa hồng chiếm \(\dfrac{2}{3}\) diện tích còn lại. Phần còn lại của mảnh đất được dùng để trồng hoa cúc.
Vậy diện tích phần đất trồng hoa cúc là
\({m^2}\).
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài \(36m\), chiều rộng bằng \(\dfrac{3}{4}\) chiều dài. Người ta sử dụng \(\dfrac{5}{9}\) diện tích để trồng hoa ly. Diện tích đất trồng hoa hồng chiếm \(\dfrac{2}{3}\) diện tích còn lại. Phần còn lại của mảnh đất được dùng để trồng hoa cúc.
Vậy diện tích phần đất trồng hoa cúc là
\({m^2}\).
- Tìm chiều rộng của mảnh đất, tức là ta tìm \(\dfrac{3}{4}\) của \(36m\), ta lấy \(36m\) nhân với \(\dfrac{3}{4}\).
- Tìm diện tích cả mảnh đất hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tìm diện tích dùng để trồng hoa ly, tức là ta tìm \(\dfrac{5}{9}\) của diện tích, ta lấy diện tích nhân với \(\dfrac{5}{9}\).
- Tìm diện tích phần đất còn lại sau khi trồng hoa ly ta lấy diện tích cả mảnh đất trừ đi diện tích đất trồng hoa lan.
- Tìm diện tích dùng để trồng hoa hồng, ta lấy diện tích phần đất còn lại sau khi trồng hoa ly nhân với \(\dfrac{2}{3}\).
- Tìm diện tích dùng để trồng hoa cúc ta lấy diện tích mảnh đất trừ đi tổng diện tích đất trồng hoa ly và diện tích trồng hoa hồng.
Chiều rộng mảnh đất đó là:
\(36 \times \dfrac{3}{4} = 27\,\,(m)\)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
\(36 \times 27 = 972\,\,({m^2})\)
Diện tích trồng hoa ly là:
\(972\, \times \dfrac{5}{9}\, = 540\,\,({m^2})\)
Diện tích phần đất còn lại sau khi trồng hoa ly là:
\(972\, - 540 = 432\,\,({m^2})\)
Diện tích trồng hoa hồng là:
\(432\, \times \dfrac{2}{3}\, = 288\,\,({m^2})\)
Diện tích trồng hoa cúc là:
\(972\, - (540 + 288) = 144\,\,({m^2})\)
Đáp số: \(144{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(144\) .
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 78: Ôn tập hình học và đo lường Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 78: Ôn tập số tự nhiên và các phép tính Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 77: Em làm được những gì Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 76: Tìm phân số của một số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 75: Phép chia phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 74: Phép nhân phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 73: Em làm được những gì Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 72: Trừ hai phân số khác mẫu số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 71: Trừ hai phân số cùng mẫu số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 70: Em làm được những gì Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 69: Cộng hai phân số khác mẫu số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 68: Cộng hai phân số cùng mẫu số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 67: Em làm được những gì Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 66: So sánh hai phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 65: Quy đồng mẫu số các phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 64: Em làm được những gì Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 63: Rút gọn phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 62: Phân số bằng nhau Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 61: Phân số và phép chia số tự nhiên Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 60: Phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 78: Ôn tập phân số và các phép tính Toán 4 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 78: Ôn tập hình học và đo lường Toán 4 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 78: Ôn tập số tự nhiên và các phép tính Toán 4 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 77: Em làm được những gì Toán 4 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 76: Tìm phân số của một số Toán 4 Chân trời sáng tạo