Trắc nghiệm Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển - Sinh 12
Đề bài
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi:
-
A.
Các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.
-
B.
Các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên.
-
C.
Vật chất giữa các quần thể sinh vật trong một quần xã với nhau.
-
D.
Vật chất giữa các quần xã sinh vật với nhau.
Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?
-
A.
Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
-
B.
Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
-
C.
Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
-
D.
Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật
Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm một số giai đoạn:
1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường
2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng
3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể dinh dưỡng
Trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa là?
-
A.
2 – 1 – 3.
-
B.
3 – 2 – 1.
-
C.
3 – 1 – 2.
-
D.
1 – 2 – 3.
Trong chu trình sinh địa hóa, điều nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới?
-
A.
Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
-
B.
Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể.
-
C.
Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
-
D.
Năng lượng trong hệ sinh thái.
Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây đúng ?
-
A.
Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó
-
B.
Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích
-
C.
Cacbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng cacbon monoxit (CO)
-
D.
Toàn bộ cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí
Trong chu trình cacbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào?
-
A.
Quang hóa.
-
B.
Phân giải
-
C.
Hoại dưỡng
-
D.
Dị hóa
Chu trình cacbon trong sinh quyển
-
A.
liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
-
B.
gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
-
C.
là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
-
D.
là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường?
-
A.
Hô hấp của động vật và thực vật
-
B.
Lắng đọng vật chất
-
C.
Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
-
D.
Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Vi khuẩn nitrat hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2-.
2. Để hạn chế sự thất thoát nitơ trong đất cần có biện pháp làm đất tơi xốp.
3. Lượng nitơ trong đất được tổng hợp nhiều nhất bằng con đường bón phân hóa học.
4. Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH3 cung cấp cho cây.
5. Nguồn dự trữ nitơ chủ yếu trong khí quyển, một phần trầm tích trong đất, ao, hồ, sông…
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
4
Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò
-
A.
Chuyển hóa NH4+ thành NO3-
-
B.
Chuyển hóa N2 thành NH4+
-
C.
Chuyển hóa NO3- thành NH4+
-
D.
Chuyển hóa NO2- thành NO3-
Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất:
-
A.
Cây bọ Lúa
-
B.
Cây thân ngầm như dong, riềng
-
C.
Cây họ Đậu
-
D.
Các loại cỏ dại
Nhóm vi sinh vật nào dưới đây làm giảm lượng nitơ trong đất:
-
A.
Vi khuẩn lam
-
B.
Vi khuẩn amoni
-
C.
Vi khuẩn nitrit hóa
-
D.
Vi khuẩn phản nitrat hóa
Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ:
-
A.
Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
-
B.
Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
-
C.
Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
-
D.
Vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu
Chu trình nước
-
A.
chỉ liên quan tới các nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
-
B.
không có ở sa mạc
-
C.
là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
-
D.
là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái
Điều nào dưới đây không đúng với chu trình nước?
-
A.
Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở đại dương.
-
B.
Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu.
-
C.
Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở lục địa.
-
D.
Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật.
Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là:
-
A.
duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
-
B.
duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
-
C.
duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
-
D.
duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái
Lời giải và đáp án
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi:
-
A.
Các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.
-
B.
Các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên.
-
C.
Vật chất giữa các quần thể sinh vật trong một quần xã với nhau.
-
D.
Vật chất giữa các quần xã sinh vật với nhau.
Đáp án : A
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.
Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?
-
A.
Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
-
B.
Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
-
C.
Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
-
D.
Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật
Đáp án : A
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.
Trong chu trình sinh địa hóa, có sự trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật.
Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm một số giai đoạn:
1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường
2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng
3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể dinh dưỡng
Trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa là?
-
A.
2 – 1 – 3.
-
B.
3 – 2 – 1.
-
C.
3 – 1 – 2.
-
D.
1 – 2 – 3.
Đáp án : B
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.
Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm: Vật chất từ môi trường vào cơ thể sinh vật → Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng → Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường.
Trong chu trình sinh địa hóa, điều nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới?
-
A.
Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
-
B.
Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể.
-
C.
Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
-
D.
Năng lượng trong hệ sinh thái.
Đáp án : D
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.
Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, nên hoàn toàn không nhắc tới năng lượng.
Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây đúng ?
-
A.
Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó
-
B.
Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích
-
C.
Cacbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng cacbon monoxit (CO)
-
D.
Toàn bộ cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí
Đáp án : B
Phát biểu đúng là B.
A sai.
C sai vì carbon đi vào chu trình dưới dạng carbon dioxit (CO2)
D sai vì: một phần carbon lắng đọng trong các vật chất trong các lớp trầm tích.
Trong chu trình cacbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào?
-
A.
Quang hóa.
-
B.
Phân giải
-
C.
Hoại dưỡng
-
D.
Dị hóa
Đáp án : A
Nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức quang hóa.
Chu trình cacbon trong sinh quyển
-
A.
liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
-
B.
gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
-
C.
là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
-
D.
là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
Đáp án : C
+ Trong chu trình Cacbon: Chỉ 1 phần nhỏ xác sinh vật sau khi phân giải chất hữu cơ thì được lắng đọng vật chất, còn phần lớn Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2:
- Thực vật lấy CO2 để tạo chất hữu cơ đầu tiên thông qua Quang hợp.
- Khi sử dụng và phân huỷ các hợp chất chứa Cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường.
Chu trình cacbon có một phần lắng đọng, 1 phần vật chất dược tái sinh.
Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường?
-
A.
Hô hấp của động vật và thực vật
-
B.
Lắng đọng vật chất
-
C.
Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
-
D.
Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Đáp án : B
Quá trình lắng đọng vật chất không trả lại CO2 vào môi trường
Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Vi khuẩn nitrat hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2-.
2. Để hạn chế sự thất thoát nitơ trong đất cần có biện pháp làm đất tơi xốp.
3. Lượng nitơ trong đất được tổng hợp nhiều nhất bằng con đường bón phân hóa học.
4. Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH3 cung cấp cho cây.
5. Nguồn dự trữ nitơ chủ yếu trong khí quyển, một phần trầm tích trong đất, ao, hồ, sông…
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
4
Đáp án : A
Các ý đúng là: (2),(5)
Ý (1) sai vì vi khuẩn nitrat chuyển hóa NH4+ thành NO3-.
Ý (3) sai
Ý (4) sai vì: Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH4+ cung cấp cho cây.
Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò
-
A.
Chuyển hóa NH4+ thành NO3-
-
B.
Chuyển hóa N2 thành NH4+
-
C.
Chuyển hóa NO3- thành NH4+
-
D.
Chuyển hóa NO2- thành NO3-
Đáp án : D
Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat có vai trò chuyển hóa NO2- thành NO3-
Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất:
-
A.
Cây bọ Lúa
-
B.
Cây thân ngầm như dong, riềng
-
C.
Cây họ Đậu
-
D.
Các loại cỏ dại
Đáp án : C
Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất là :
Các loại cây họ Đậu – chúng cộng sinh với các vi khuẩn cố định đạm (Nitơ), từ đó làm giàm dinh dưỡng cho đất
Nhóm vi sinh vật nào dưới đây làm giảm lượng nitơ trong đất:
-
A.
Vi khuẩn lam
-
B.
Vi khuẩn amoni
-
C.
Vi khuẩn nitrit hóa
-
D.
Vi khuẩn phản nitrat hóa
Đáp án : D
Trong điều kiện thiếu oxi, $NO_3^ - \to {N_2}$ nhờ vi sinh vật phản nitrat hóa làm mất nito trong đất
Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ:
-
A.
Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
-
B.
Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
-
C.
Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
-
D.
Vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu
Đáp án : D
Nhóm vi sinh không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ là vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu
Vi khuẩn sống kí sinh hút nguồn dinh dưỡng từ cây họ đậu, chúng không tổng hợp muối nitơ
Chu trình nước
-
A.
chỉ liên quan tới các nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
-
B.
không có ở sa mạc
-
C.
là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
-
D.
là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái
Đáp án : C
Chu trình nước là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái
Điều nào dưới đây không đúng với chu trình nước?
-
A.
Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở đại dương.
-
B.
Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu.
-
C.
Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở lục địa.
-
D.
Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật.
Đáp án : C
Diện tích lục địa chỉ khoảng 29% bề mặt Trái Đất, nhỏ hơn nhiều so với 71% đại dương nên lượng mưa rơi xuống đại dương lớn hơn.
Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là:
-
A.
duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
-
B.
duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
-
C.
duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
-
D.
duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái
Đáp án : A
Trong chu trình sinh địa hóa, có sự trao đổi liên tục vật chất.
Chu trình sinh địa hóa giúp duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 46. Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 8, 9, 10 - Sinh thái học Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Hệ sinh thái Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Ôn tập chương 8, 9, 10 - Sinh thái học - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 46. Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái - Sinh 12