Trắc nghiệm Bài 28. Loài - Sinh 12
Đề bài
Loài sinh học là?
-
A.
Một nhóm quần thể có vốn gen chung.
-
B.
Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định
-
C.
Các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ và cách li sinh sản với các loài khác.
-
D.
Cả ba ý trên..
Ở các loài vi khuẩn, các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài?
-
A.
Tiêu chuẩn hình thái.
-
B.
Tiêu chuẩn hóa sinh
-
C.
Tiêu chuẩn hình thái và cách li sinh sản.
-
D.
Cách li sinh sản.
Cách li là:
-
A.
Sự phân biệt nơi ở, hai loài sống ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau
-
B.
Các loài sống xa nhau, không bao giờ gặp nhau.
-
C.
Các yếu tố ngăn cản sự giao phối tự do giữa các cá thể, ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
-
D.
Các yếu tố ngăn cản sự thụ tinh.
Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sự sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen:
-
A.
Cách li địa lý
-
B.
Cách li sinh thái
-
C.
Cách li sinh sản và sinh thái
-
D.
Cách li di truyền và cách li sinh sản
Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?
-
A.
Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
-
B.
Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
-
C.
Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
-
D.
Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.
Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới:
-
A.
Cách li sinh sản (Cách li di truyền)
-
B.
Cách li địa lý và Cách li sinh thái
-
C.
Cách li nơi ở
-
D.
A và B đúng
Cách li sinh sản là
-
A.
Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai
-
B.
Trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau
-
C.
Trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ
-
D.
Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ
Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ ngay khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc cách li sinh sản:
-
A.
Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos
-
B.
Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và xám
-
C.
Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau
-
D.
Hai quần thể mao lương sống ở bãi sông Vonga và ở phía trong bờ sông
Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách ly nào sau đây:
-
A.
Cách ly trước hợp tử, cách ly cơ học
-
B.
Cách ly sau hợp tử, cách ly tập tính
-
C.
Cách ly trước hợp tử, cách ly tập tính
-
D.
Cách ly sau hợp tử, cách ly sinh thái
Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau. Đây là dạng cách li:
-
A.
Sinh cảnh
-
B.
Thời vụ
-
C.
Cơ học
-
D.
Tập tính
Hai loài sóc bắt về từ rừng rậm và đưa vào sở thú. Người ta cảm thấy an toàn khi đưa chúng vào chung một chuồng, bởi vì chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên. Nhưng ngay sau đó họ phát hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con lai có sức sống kém.Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện ra chúng cùng sống cùng trong một khu rừng nhưng một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm. Trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau là do:
-
A.
Cách li địa lí
-
B.
Cách li di truyền
-
C.
Cách li thời gian (mùa vụ)
-
D.
Cách li cơ học
Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Phương án đúng là:
-
A.
(2) và (3).
-
B.
(1) và (4).
-
C.
(2) và (4).
-
D.
(1) và (3).
Khi nói về cơ chế cách li phát biểu nào sau đây không chính xác?
-
A.
Cách li sinh sản là những trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản sự giao phối hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ.
-
B.
Cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt hai quần thể cùng loài hay khác loài.
-
C.
Cơ chế cách li giúp duy trì sự toàn vẹn của loài
-
D.
Cách li trước hợp tử gồm các loại: Cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li địa lí, cách li cơ học.
Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò:
-
A.
Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
-
B.
Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li
-
C.
Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
-
D.
Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
Hai quần thể được phân cách bằng dãy núi khoảng 1 triệu năm. Theo thời gian những ngọn núi bị sói mòn, và bây giờ xuất hiện một lối đi cho phép tiếp xúc giữa các cá thể từ hai quần thể. Các nhà khoa học đang nghiên cứu những con thỏ này và xác định ràng chúng bây giờ là 2 loài riêng biệt do sự cách ly trước hợp tử. Những điều nào sau đây KHÔNG hỗ trợ cho kết luận này?
-
A.
Thỏ của 2 quần thể sinh sản vào những thời điểm khác nhau trong năm.
-
B.
Thỏ của 2 quần thể sử dụng các tập tính rất khác nhau để thu hút bạn tình
-
C.
Thỏ của 2 quần thể có cấu trức sinh sản không tương thích
-
D.
Thỏ của 2 quần thể tạo ra con lai với số lượng NST kỳ quặc
Hai quần thể sống trong một khu vực địa lí nhưng các cá thể của hai quần thể này không giao phối nhau vì có tiếng kêu gọi bạn tình trong mùa sinh sản khác nhau. Đây là dạng cách li nào?
-
A.
Cách li tập tính.
-
B.
Cách li sau hợp tử.
-
C.
Cách li cơ học.
-
D.
Cách li thời gian.
Lời giải và đáp án
Loài sinh học là?
-
A.
Một nhóm quần thể có vốn gen chung.
-
B.
Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định
-
C.
Các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ và cách li sinh sản với các loài khác.
-
D.
Cả ba ý trên..
Đáp án : D
- Loài (giới hạn ở loài giao phối) là một nhóm quần thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ và được cách li sinh sản với những quần thể thuộc các loài khác.
Ở các loài vi khuẩn, các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài?
-
A.
Tiêu chuẩn hình thái.
-
B.
Tiêu chuẩn hóa sinh
-
C.
Tiêu chuẩn hình thái và cách li sinh sản.
-
D.
Cách li sinh sản.
Đáp án : B
Ở các loài vi khuẩn, các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn hóa sinh để phân biệt loài.
Cách li là:
-
A.
Sự phân biệt nơi ở, hai loài sống ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau
-
B.
Các loài sống xa nhau, không bao giờ gặp nhau.
-
C.
Các yếu tố ngăn cản sự giao phối tự do giữa các cá thể, ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
-
D.
Các yếu tố ngăn cản sự thụ tinh.
Đáp án : C
Tất cả các yếu tố ngăn cản sự giao phối tự do giữa các cá thể hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ được gọi là các cơ chế cách li (hàng rào).
Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sự sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen:
-
A.
Cách li địa lý
-
B.
Cách li sinh thái
-
C.
Cách li sinh sản và sinh thái
-
D.
Cách li di truyền và cách li sinh sản
Đáp án : A
Cách li địa lí là điều kiện cần thiết cho các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các biến dị di truyền theo hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác nhau càng nhiều.
Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?
-
A.
Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
-
B.
Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
-
C.
Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
-
D.
Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.
Đáp án : C
Ý sai là C: Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau (phải là trở ngại địa lí)
Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới:
-
A.
Cách li sinh sản (Cách li di truyền)
-
B.
Cách li địa lý và Cách li sinh thái
-
C.
Cách li nơi ở
-
D.
A và B đúng
Đáp án : A
Cách li sinh sản (cách li di truyền) đánh dấu sự xuất hiện loài mới.
Cách li sinh sản là
-
A.
Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai
-
B.
Trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau
-
C.
Trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ
-
D.
Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ
Đáp án : C
Cách ly sinh sản là: trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ
Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ ngay khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc cách li sinh sản:
-
A.
Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos
-
B.
Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và xám
-
C.
Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau
-
D.
Hai quần thể mao lương sống ở bãi sông Vonga và ở phía trong bờ sông
Đáp án : A
Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos không phải là cách li sinh sản mà là cách li địa lí vì những cá thể chim sẻ này có thể bay từ đất liền ra đảo. Và giữa hai quần thể này có sự trao đổi vốn gen với nhau
Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách ly nào sau đây:
-
A.
Cách ly trước hợp tử, cách ly cơ học
-
B.
Cách ly sau hợp tử, cách ly tập tính
-
C.
Cách ly trước hợp tử, cách ly tập tính
-
D.
Cách ly sau hợp tử, cách ly sinh thái
Đáp án : C
Ba loài ếch này không giao phối với nhau nhờ phân biệt được tiếng kêu → Cách ly trước hợp tử, cách ly tập tính.
Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau. Đây là dạng cách li:
-
A.
Sinh cảnh
-
B.
Thời vụ
-
C.
Cơ học
-
D.
Tập tính
Đáp án : C
Đây là dạng cách ly cơ học.
Hai loài sóc bắt về từ rừng rậm và đưa vào sở thú. Người ta cảm thấy an toàn khi đưa chúng vào chung một chuồng, bởi vì chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên. Nhưng ngay sau đó họ phát hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con lai có sức sống kém.Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện ra chúng cùng sống cùng trong một khu rừng nhưng một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm. Trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau là do:
-
A.
Cách li địa lí
-
B.
Cách li di truyền
-
C.
Cách li thời gian (mùa vụ)
-
D.
Cách li cơ học
Đáp án : C
Một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm → cách li thời gian ( mùa vụ)
Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Phương án đúng là:
-
A.
(2) và (3).
-
B.
(1) và (4).
-
C.
(2) và (4).
-
D.
(1) và (3).
Đáp án : D
Các ví dụ thuộc cơ chế cách ly sau hợp tử là: (1),(3)
(2) là cách ly trước hợp tử. (4) là cách ly tập tính- cách ly trước hợp tử.
Khi nói về cơ chế cách li phát biểu nào sau đây không chính xác?
-
A.
Cách li sinh sản là những trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản sự giao phối hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ.
-
B.
Cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt hai quần thể cùng loài hay khác loài.
-
C.
Cơ chế cách li giúp duy trì sự toàn vẹn của loài
-
D.
Cách li trước hợp tử gồm các loại: Cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li địa lí, cách li cơ học.
Đáp án : D
Cách li trước hợp tử gồm các loại: Cách li nơi ở, cách li tập tính,cách ly thời gian, cách li cơ học.
Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò:
-
A.
Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
-
B.
Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li
-
C.
Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
-
D.
Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
Đáp án : D
Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách ly có vai trò góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc
Hai quần thể được phân cách bằng dãy núi khoảng 1 triệu năm. Theo thời gian những ngọn núi bị sói mòn, và bây giờ xuất hiện một lối đi cho phép tiếp xúc giữa các cá thể từ hai quần thể. Các nhà khoa học đang nghiên cứu những con thỏ này và xác định ràng chúng bây giờ là 2 loài riêng biệt do sự cách ly trước hợp tử. Những điều nào sau đây KHÔNG hỗ trợ cho kết luận này?
-
A.
Thỏ của 2 quần thể sinh sản vào những thời điểm khác nhau trong năm.
-
B.
Thỏ của 2 quần thể sử dụng các tập tính rất khác nhau để thu hút bạn tình
-
C.
Thỏ của 2 quần thể có cấu trức sinh sản không tương thích
-
D.
Thỏ của 2 quần thể tạo ra con lai với số lượng NST kỳ quặc
Đáp án : D
Ý sai là D, vì đây là cách ly sau hợp tử, không phù hợp với giả thuyết đề bài.
Hai quần thể sống trong một khu vực địa lí nhưng các cá thể của hai quần thể này không giao phối nhau vì có tiếng kêu gọi bạn tình trong mùa sinh sản khác nhau. Đây là dạng cách li nào?
-
A.
Cách li tập tính.
-
B.
Cách li sau hợp tử.
-
C.
Cách li cơ học.
-
D.
Cách li thời gian.
Đáp án : A
Các cá thể của hai quần thể này không giao phối nhau vì có tiếng kêu gọi bạn tình trong mùa sinh sản khác nhau → Tập tính sinh sản khác nhau → cách li tập tính.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Quá trình hình thành loài Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Tiến hóa lớn Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 6 - Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về các nhân tố tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết Đacuyn Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Các bằng chứng tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Ôn tập chương 8, 9, 10 - Sinh thái học - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 46. Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái - Sinh 12