Trắc nghiệm Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Rừng mưa nhiệt đới là:

  • A.

    Một loài

  • B.

    Một quần thể

  • C.

    Một giới

  • D.

    Một quần xã

Câu 2 :

Thành phần không thuộc quần xã là

  • A.

    Sinh vật phân giải

  • B.

    Sinh vật tiêu thụ.

  • C.

    Sinh vật sản xuất.

  • D.

    Xác sinh vật, chất hữu cơ.

Câu 3 :

Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?

  • A.

    Kiểu tăng trưởng.

  • B.

    Nhóm tuổi.

  • C.

    Thành phần loài.

  • D.

    Mật độ cá thể.

Câu 4 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Các quần xã sinh vật khác nhau nhưng có độ đa dạng giống nhau.

  • B.

    Số lượng loài trong quần xã là một chỉ tiêu biểu thị độ đa dạng của quần xã đó.

  • C.

    Quần xã có độ đa dạng cao khi có số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp.

  • D.

    Mức độ đa dạng của quần xã không biểu thị sự ổn định hay suy thoái của quần xã.

Câu 5 :

Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là.

  • A.

    Loài đặc trưng

  • B.

    Loài đặc hữu

  • C.

    Loài ưu thế   

  • D.

    Loài ngẫu nhiên

Câu 6 :

Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

  • A.

    giới động vật

  • B.

    giới thực vật

  • C.

    giới nấm

  • D.

    giới nhân sơ (vi khuẩn)

Câu 7 :

Cho các nhóm sinh vật sau:

(1). Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn

(2). Cây tràm trong quần xã rừng U Minh

(3). Bò rừng Bizông sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mĩ

(4). Cây cọ trong quần xã vùng đồi Phú Thọ

(5). Cây lau, cây lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới

Dạng sinh vật nào thuộc loài ưu thế?

  • A.

    (5)

  • B.

    (1), (3) và (5)

  • C.

    (2), (4) và (5)

  • D.

    (1) và (3)

Câu 8 :

Các sinh vật trong quần xã phân bố

  • A.

    Theo chiều thẳng đứng và chiều ngang

  • B.

    Đồng đều và theo nhóm.

  • C.

    Ngẫu nhiên và đồng đều.

  • D.

    Theo chiều thẳng đứng và theo nhóm.

Câu 9 :

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

  • A.

    Do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

  • B.

    Để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

  • C.

    Để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật.

  • D.

    Để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật.

Câu 10 :

Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim nhiều nhất?

  • A.

    Savan.

  • B.

    Rừng rụng lá ôn đới.

  • C.

    Rừng mưa nhiệt đới.

  • D.

    Đồng cỏ ôn đới.

Câu 11 :

Thảm thực vật của rừng mưa nhiệt đới được phân thành 4 tầng như sau:

1. Tầng thảm xanh

2. Tầng tán rừng

3. Tầng vượt tán

4. Tầng dưới tán rừng

Thứ tự nào sau đây của các tầng nêu trên là đúng, nếu tính từ dưới lên?

  • A.

    2-1-3-4

  • B.

    1-4-2-3

  • C.

    3-2-1-4

  • D.

    1-2-3-4

Câu 12 :

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?

  • A.

    Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự canh tranh giữa các quần thể.

  • B.

    Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

  • C.

    Giảm khả năng tận dụng nguồn sống, tăng sự canh tranh giữa các quần thể.

  • D.

    Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

Câu 13 :

Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào là quan hệ cộng sinh?

  • A.
    Giun đũa trong ruột lợn và lợn.
  • B.
    Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.
  • C.
    Tầm gửi và cây thân gỗ.
  • D.
    Cỏ dại và lúa.
Câu 14 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A.
    Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
  • B.
    Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
  • C.
    Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.
  • D.

    Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Rừng mưa nhiệt đới là:

  • A.

    Một loài

  • B.

    Một quần thể

  • C.

    Một giới

  • D.

    Một quần xã

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Rừng mưa nhiệt đới là một quần xã.

Câu 2 :

Thành phần không thuộc quần xã là

  • A.

    Sinh vật phân giải

  • B.

    Sinh vật tiêu thụ.

  • C.

    Sinh vật sản xuất.

  • D.

    Xác sinh vật, chất hữu cơ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thành phần thuộc quần xã là tập hợp các sinh vật khác loài, còn sống

Xác sinh vật và chất hữu cơ thuộc thành phần  vô sinh của hệ sinh thái, không phải là các sinh vật sống nên không phải là thành phần của quần xã sinh vật

Câu 3 :

Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?

  • A.

    Kiểu tăng trưởng.

  • B.

    Nhóm tuổi.

  • C.

    Thành phần loài.

  • D.

    Mật độ cá thể.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Loại trừ các đặc trưng của quần thể

Lời giải chi tiết :

Đặc trưng của quần xã sinh vật là: thành phần loài.

Các ý A,B,D là đặc trưng của quần thể.

Câu 4 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Các quần xã sinh vật khác nhau nhưng có độ đa dạng giống nhau.

  • B.

    Số lượng loài trong quần xã là một chỉ tiêu biểu thị độ đa dạng của quần xã đó.

  • C.

    Quần xã có độ đa dạng cao khi có số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp.

  • D.

    Mức độ đa dạng của quần xã không biểu thị sự ổn định hay suy thoái của quần xã.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phát biểu đúng là B.

A sai vì: các quần xã khác nhau có độ đa dạng khác nhau

C sai vì: quần xã có độ đa dạng cao phải có số lượng loài cao và các số cá thể của mỗi loài cũng cao.

D sai vì quần xã có độ đa dạng cao thì ổn định, độ đa dạng thấp thì quần xã suy thoái.

Câu 5 :

Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là.

  • A.

    Loài đặc trưng

  • B.

    Loài đặc hữu

  • C.

    Loài ưu thế   

  • D.

    Loài ngẫu nhiên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là loài ưu thế.

Câu 6 :

Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

  • A.

    giới động vật

  • B.

    giới thực vật

  • C.

    giới nấm

  • D.

    giới nhân sơ (vi khuẩn)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Loài ưu thế: là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hay do hoạt động mạnh của chúng.

Lời giải chi tiết :

Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về giới thực vật.

Câu 7 :

Cho các nhóm sinh vật sau:

(1). Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn

(2). Cây tràm trong quần xã rừng U Minh

(3). Bò rừng Bizông sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mĩ

(4). Cây cọ trong quần xã vùng đồi Phú Thọ

(5). Cây lau, cây lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới

Dạng sinh vật nào thuộc loài ưu thế?

  • A.

    (5)

  • B.

    (1), (3) và (5)

  • C.

    (2), (4) và (5)

  • D.

    (1) và (3)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Loài ưu thế: là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hay do hoạt động mạnh của chúng.

Lời giải chi tiết :

Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường.

Quần xã đồng cỏ có bò rừng là loài ưu thế trong quần xã đồng cỏ ở Bắc Mĩ vì nó ảnh hưởng đến sự phát tiển của các loài cỏ trong quần xã .

Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh, lim là loài đặc trưng  trong quần xã rừng lim xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Cây lau là loài thường gặp trong quần xã rừng mưa nhiệt đới

Vậy 1 và 3 đúng

Câu 8 :

Các sinh vật trong quần xã phân bố

  • A.

    Theo chiều thẳng đứng và chiều ngang

  • B.

    Đồng đều và theo nhóm.

  • C.

    Ngẫu nhiên và đồng đều.

  • D.

    Theo chiều thẳng đứng và theo nhóm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các sinh vật trong quần xã phân bố theo chiều thẳng đứng và chiều ngang

Câu 9 :

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

  • A.

    Do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

  • B.

    Để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

  • C.

    Để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật.

  • D.

    Để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là: do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

Câu 10 :

Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim nhiều nhất?

  • A.

    Savan.

  • B.

    Rừng rụng lá ôn đới.

  • C.

    Rừng mưa nhiệt đới.

  • D.

    Đồng cỏ ôn đới.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Rừng mưa nhiệt đới có sự phân tầng đa dạng nhất nên số lượng các loài chim lớn nhất.

Câu 11 :

Thảm thực vật của rừng mưa nhiệt đới được phân thành 4 tầng như sau:

1. Tầng thảm xanh

2. Tầng tán rừng

3. Tầng vượt tán

4. Tầng dưới tán rừng

Thứ tự nào sau đây của các tầng nêu trên là đúng, nếu tính từ dưới lên?

  • A.

    2-1-3-4

  • B.

    1-4-2-3

  • C.

    3-2-1-4

  • D.

    1-2-3-4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thứ tự của các tầng tình từ dưới lên là: Tầng thảm rừng → Tầng dưới tán rừng → Tầng tán rừng → Tầng vượt tán.

Câu 12 :

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?

  • A.

    Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự canh tranh giữa các quần thể.

  • B.

    Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

  • C.

    Giảm khả năng tận dụng nguồn sống, tăng sự canh tranh giữa các quần thể.

  • D.

    Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống

Câu 13 :

Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào là quan hệ cộng sinh?

  • A.
    Giun đũa trong ruột lợn và lợn.
  • B.
    Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.
  • C.
    Tầm gửi và cây thân gỗ.
  • D.
    Cỏ dại và lúa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan hệ cộng sinh: Hai loài có mối quan hệ chặt chẽ và đều có lợi.

Lời giải chi tiết :

A: Giun đũa trong ruột lợn và lợn: Kí sinh

B: Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y: Cộng sinh

C: Tầm gửi và cây thân gỗ: Kí sinh

D: Cỏ dại và lúa: Cạnh tranh.

Câu 14 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A.
    Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
  • B.
    Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
  • C.
    Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.
  • D.

    Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai về độ đa dạng của quần xã sinh vật là C vì: Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng ổn định.