Trắc nghiệm Bài 17. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Hãy chọn phương án: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?
-
A.
Trang giấy trắng
-
B.
Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng
-
C.
Giấy bóng mờ
-
D.
Kính đeo mắt
Một buổi ban trưa thức giấc, Nam nhìn chiếc đồng hồ (không số) qua chiếc gương gắn ở trên cửa. Nam thấy đồng hồ chỉ $10h$. Hỏi chính xác lúc đó đồng hồ chỉ mấy giờ?
-
A.
$2h$
-
B.
$14h$
-
C.
$8h$
-
D.
$10h$
Điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn \(5cm\) và cho ảnh S’. Khoảng cách SS’ lúc này là:
-
A.
\(5cm\)
-
B.
\(10cm\)
-
C.
\(15cm\)
-
D.
\(20cm\)
Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng OM như hình:
Khi cho gương quay một góc \(\alpha = {20^0}\) quanh O thì ảnh của S di chuyển, Đoạn đường OS’ quay được một góc bằng bao nhiêu?
-
A.
\({20^0}\)
-
B.
\({40^0}\)
-
C.
\({30^0}\)
-
D.
\({60^0}\)
Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng \({60^0}\). Góc tạo bởi ảnh và mặt gương là:
-
A.
\({30^0}\)
-
B.
\({60^0}\)
-
C.
\({90^0}\)
-
D.
\({120^0}\)
Trong các hình vẽ dưới đây, AB là vật sáng ; A'B' là ảnh của nó do gương phẳng tạo ra. Hỏi hình nào sai?
-
A.
Hình a
-
B.
Hình b
-
C.
Hình c
-
D.
Hình d
Một gương phẳng đặt nghiêng một góc \({45^0}\) so với phương nằm ngang, chiếu một chùm tia tới song song theo phương nằm ngang lên mặt gương. Gương tạo chùm tia phản xạ:
Chọn câu trả lời đúng nhất
-
A.
Là chùm sáng phân kì
-
B.
Là chùm sáng hội tụ
-
C.
Gồm các tia sáng không cắt nhau
-
D.
Song song hướng thẳng đứng xuống phía dưới.
Trong các hình vẽ dưới đây, AB là một mũi tên, A’B’ là ảnh của AB do gương phẳng tạo ra. Hình nào sau đây vẽ đúng.
-
A.
Hình a
-
B.
Hình b
-
C.
Hình c
-
D.
Hình d
Để xác định độ lớn của ảnh do gương phẳng tạo ra, một nhóm học sinh đã tiến hành một thí nghiệm theo thứ tự:
Quang đặt một viên phấn trước một tấm kính phẳng và cả nhóm cùng nhìn vào tấm kính để quan sát.
Dũng lấy viên phân thứ hai đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính và di chuyển nó đến khi các bạn nhìn thấy có trùng khít với ảnh của viên phấn thứ nhất trong tấm kính ảnh (cũng là một gương phẳng). Dưới đây là kết luận của 4 bạn trong nhóm, kết luận nào là sai.
-
A.
Kích thước của ảnh nhỏ hơn kích thước của vật.
-
B.
Ảnh không hứng được nhưng có kích thước bằng vật.
-
C.
Kích thước của ảnh bằng kích thước của vật (là viên phấn thứ nhất).
-
D.
Kích thước của ảnh bằng kích thước viên phấn thứ hai.
Trên hình vẽ, S là điểm sáng, S’ là ảnh. Vẽ hai tia tới từ S đến hai mép gương phẳng là I và K, vẽ tiếp hai tia phản xạ tại đó là IR và KJ. Muốn quan sát thấy ảnh ảo S’ trong gương thì mắt phải nằm trong vùng nào trước gương? (Vùng quan sát ảnh S’)
-
A.
Trong vùng giới hạn YIR
-
B.
Trong góc RIS
-
C.
Chỉ cần ở phía trước gương
-
D.
Trong góc giới hạn bởi hai tia bản xạ IR và KJ nhưng ở phía trước gương (JKIR)
Trên hình vẽ, M là gương phẳng, S là điểm sáng. Hỏi vị trí của ảnh ảo S’ là:
-
A.
Vị trí 1
-
B.
Vị trí 2
-
C.
Vị trí 3
-
D.
Vị trí 4
Để vẽ được các tia phản xạ ở hình vẽ theo cách đơn giản, chính xác, ta căn cứ vào:
-
A.
Khoảng cách từ ảnh ảo S' đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương.
+ Từ S vẽ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa gương.
+ Vẽ S' sao cho S'H = SH.
+ Từ S' vẽ các đường thẳng S'I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ. -
B.
Ảnh ảo S' nằm phía sau gương.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với gương.
+ Trên đường thẳng đó lấy một điểm S'.
+ Nối S'I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ. -
C.
Định luật phản xạ ánh sáng.
+ Vẽ các pháp tuyến tại I và K.
+ Vẽ các tia phản xạ tại I và K có góc phản xạ bằng góc tới. -
D.
Cả 3 phương án đúng.
Chọn phương án sai. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng các cách sau đây?
-
A.
Dùng máy ảnh để chụp hình ảnh của nó
-
B.
Dùng màn chắn để hứng
-
C.
Dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo
-
D.
Dùng máy quay phim
So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng với khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương?
-
A.
khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng lớn hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
-
B.
khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
-
C.
khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
-
D.
khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
Nhận xét nào sau đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?
-
A.
Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương
-
B.
Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó
-
C.
Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng
-
D.
Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính
Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?
-
A.
Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta
-
B.
Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật
-
C.
Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta
-
D.
Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:
-
A.
Là ảnh ảo, bằng vật
-
B.
Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật
-
C.
Là ảnh thật, bằng vật
-
D.
Là ảnh ảo lớn hơn vật
Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S‘ cách gương một khoảng d. So sánh d và d‘
-
A.
d = d’
-
B.
d > d’
-
C.
d < d’
-
D.
Không so sánh được vì ảnh là ảnh ảo, vật là thật
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?
-
A.
Hứng được trên màn và lớn bằng vật
-
B.
Không hứng được trên màn
-
C.
Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
-
D.
Các gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Cho một điểm sáng S nằm cách gương 5 cm. Hỏi ảnh của điểm sáng S cách gương bao nhiêu cm?
-
A.
5 cm
-
B.
10 cm
-
C.
15 cm
-
D.
20 cm
Tại sao chữ “AMBULANCE” trên đầu xe cứu thương lại được viết ngược từ phải sang trái?
-
A.
Mục đích là để cho người điều khiển xe chạy phía trước xe cứu thương khi nhìn vào kính chiếu hậu thấy được chữ “AMBULANCE” thuận chiều.
-
B.
Mục đích là để cho người điều khiển xe cứu thương đi thuận tiện hơn
-
C.
Do thiết kế của chủ xe
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều sai
-
A.
ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật
-
B.
ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng
-
C.
ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng
-
D.
ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.
Lời giải và đáp án
Hãy chọn phương án: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?
-
A.
Trang giấy trắng
-
B.
Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng
-
C.
Giấy bóng mờ
-
D.
Kính đeo mắt
Đáp án : A
Vật có thể xem là gương phẳng là: Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng, giấy bóng mờ, kính đeo mắt.
Trang giấy trắng không thể xem là gương phẳng
Một buổi ban trưa thức giấc, Nam nhìn chiếc đồng hồ (không số) qua chiếc gương gắn ở trên cửa. Nam thấy đồng hồ chỉ $10h$. Hỏi chính xác lúc đó đồng hồ chỉ mấy giờ?
-
A.
$2h$
-
B.
$14h$
-
C.
$8h$
-
D.
$10h$
Đáp án : B
Xác định vật qua gương phẳng khi biết ảnh
+ Sử dụng cách lấy đối xứng => giờ lúc đó
+ Biết cách đọc giờ
Lấy đối xứng các điểm của ảnh qua gương, ta suy ra vị trí của kim như hình
=>Lúc đó kim ngắn chỉ số \(2\) , kim dài chỉ số \(12\)
Mặt khác, do là ban ngày
=>Đồng hồ lúc đó chỉ \(14h\)
Điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn \(5cm\) và cho ảnh S’. Khoảng cách SS’ lúc này là:
-
A.
\(5cm\)
-
B.
\(10cm\)
-
C.
\(15cm\)
-
D.
\(20cm\)
Đáp án : B
Ta có: Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
=> Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương
Khoảng cách \(SS' = 5cm + 5cm = 10cm\)
Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng OM như hình:
Khi cho gương quay một góc \(\alpha = {20^0}\) quanh O thì ảnh của S di chuyển, Đoạn đường OS’ quay được một góc bằng bao nhiêu?
-
A.
\({20^0}\)
-
B.
\({40^0}\)
-
C.
\({30^0}\)
-
D.
\({60^0}\)
Đáp án : B
+ Vẽ ảnh của điểm sáng trước và sau khi quay gương: Lấy đối xứng qua gương
+ Xác định góc quay của ảnh
Ta có:
Gọi \(S'\) là ảnh của \(S\) qua gương lúc đầu và \(S''\) là ảnh của \(S\) qua gương sau khi quay gương một góc \(\alpha = {20^0}\)
Như vậy, khi cho gương quay một góc \(\alpha \) quanh O thì ảnh S di chuyển trên cung \(S'S''\) bán kính bằng OS và đoạn đường OS’ quay được một góc x như hình
Do tính đối xứng của ảnh với vật qua gương nên \({\rm{OS}}'' = {\rm{OS = OS'}}\)
Hay nói cách khác \(S'',S'\) và \(S\) nằm trên cùng vòng tròn tâm O, bán kính \({\rm{OS}}\)
Như vậy góc \(\alpha \) là góc nội tiếp trong vòng tròn tâm O, có x là góc ở tâm cùng chắn cung \(S'S''\)
Do đó: \(x = 2\alpha \)
=> Đoạn đường \({\rm{OS}}'\) quay được một góc bằng: \(x = 2\alpha = 2.20 = {40^0}\)
Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng \({60^0}\). Góc tạo bởi ảnh và mặt gương là:
-
A.
\({30^0}\)
-
B.
\({60^0}\)
-
C.
\({90^0}\)
-
D.
\({120^0}\)
Đáp án : B
+ Xác định ảnh của vật qua gương (Dạng 2): Lấy đối xứng qua gương
+ Xác định góc cần tìm
+ Lấy A’ đối xứng với A, B’ đối xứng với B qua gương phẳng, sau đó nối A’ với B’ ta được ảnh của AB qua gương:
Do tính đối xứng của ảnh – vật qua gương nên góc tạo bởi ảnh và mặt gương cũng bằng \({60^0}\)
Trong các hình vẽ dưới đây, AB là vật sáng ; A'B' là ảnh của nó do gương phẳng tạo ra. Hỏi hình nào sai?
-
A.
Hình a
-
B.
Hình b
-
C.
Hình c
-
D.
Hình d
Đáp án : C
Các hình a, b, d – đúng
Hình c – sai:
Một gương phẳng đặt nghiêng một góc \({45^0}\) so với phương nằm ngang, chiếu một chùm tia tới song song theo phương nằm ngang lên mặt gương. Gương tạo chùm tia phản xạ:
Chọn câu trả lời đúng nhất
-
A.
Là chùm sáng phân kì
-
B.
Là chùm sáng hội tụ
-
C.
Gồm các tia sáng không cắt nhau
-
D.
Song song hướng thẳng đứng xuống phía dưới.
Đáp án : D
+ Xác định tia phản xạ
+ Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới
- Góc tới bằng góc phản xạ
Vẽ các tia phản xạ, ta được chùm tia phản xạ song song và hướng thẳng đứng xuống dưới
Trong các hình vẽ dưới đây, AB là một mũi tên, A’B’ là ảnh của AB do gương phẳng tạo ra. Hình nào sau đây vẽ đúng.
-
A.
Hình a
-
B.
Hình b
-
C.
Hình c
-
D.
Hình d
Đáp án : D
A – sai vì:
B – sai vì: điểm A’ không nằm sát gương
C – sai vì:
D – đúng
Để xác định độ lớn của ảnh do gương phẳng tạo ra, một nhóm học sinh đã tiến hành một thí nghiệm theo thứ tự:
Quang đặt một viên phấn trước một tấm kính phẳng và cả nhóm cùng nhìn vào tấm kính để quan sát.
Dũng lấy viên phân thứ hai đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính và di chuyển nó đến khi các bạn nhìn thấy có trùng khít với ảnh của viên phấn thứ nhất trong tấm kính ảnh (cũng là một gương phẳng). Dưới đây là kết luận của 4 bạn trong nhóm, kết luận nào là sai.
-
A.
Kích thước của ảnh nhỏ hơn kích thước của vật.
-
B.
Ảnh không hứng được nhưng có kích thước bằng vật.
-
C.
Kích thước của ảnh bằng kích thước của vật (là viên phấn thứ nhất).
-
D.
Kích thước của ảnh bằng kích thước viên phấn thứ hai.
Đáp án : A
Ta có, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
+ Lớn bằng vật
Trên hình vẽ, S là điểm sáng, S’ là ảnh. Vẽ hai tia tới từ S đến hai mép gương phẳng là I và K, vẽ tiếp hai tia phản xạ tại đó là IR và KJ. Muốn quan sát thấy ảnh ảo S’ trong gương thì mắt phải nằm trong vùng nào trước gương? (Vùng quan sát ảnh S’)
-
A.
Trong vùng giới hạn YIR
-
B.
Trong góc RIS
-
C.
Chỉ cần ở phía trước gương
-
D.
Trong góc giới hạn bởi hai tia bản xạ IR và KJ nhưng ở phía trước gương (JKIR)
Đáp án : D
Ta có: Ta nhìn thấy ảnh ảo \(S'\) mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh \(S'\).
=>Muốn quan sát thấy ảnh ảo S’ trong gương thì mắt phải nằm trong góc giới hạn bởi hai tia bản xạ IR và KJ nhưng ở phía trước gương (JKIR) vì tại đây mới có các tia phản xạ truyền đến mắt ta giúp ta thấy được ảnh ảo
Trên hình vẽ, M là gương phẳng, S là điểm sáng. Hỏi vị trí của ảnh ảo S’ là:
-
A.
Vị trí 1
-
B.
Vị trí 2
-
C.
Vị trí 3
-
D.
Vị trí 4
Đáp án : B
+ Cách 1: Dựng điểm đối xứng với S qua gương
+ Cách 2: Dùng tia phản xạ
Ta được ảnh của điểm sáng S là vị trí 2
Để vẽ được các tia phản xạ ở hình vẽ theo cách đơn giản, chính xác, ta căn cứ vào:
-
A.
Khoảng cách từ ảnh ảo S' đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương.
+ Từ S vẽ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa gương.
+ Vẽ S' sao cho S'H = SH.
+ Từ S' vẽ các đường thẳng S'I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ. -
B.
Ảnh ảo S' nằm phía sau gương.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với gương.
+ Trên đường thẳng đó lấy một điểm S'.
+ Nối S'I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ. -
C.
Định luật phản xạ ánh sáng.
+ Vẽ các pháp tuyến tại I và K.
+ Vẽ các tia phản xạ tại I và K có góc phản xạ bằng góc tới. -
D.
Cả 3 phương án đúng.
Đáp án : A
Để vẽ được các tia phản xạ ở hình vẽ theo cách đơn giản, chính xác, ta căn cứ vào:
Khoảng cách từ ảnh ảo S' đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương.
+ Từ S vẽ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa gương.
+ Vẽ S' sao cho S'H = SH.
+ Từ S' vẽ các đường thẳng S'I và S'J kéo dài ra ta được các tia phản xạ.
Chọn phương án sai. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng các cách sau đây?
-
A.
Dùng máy ảnh để chụp hình ảnh của nó
-
B.
Dùng màn chắn để hứng
-
C.
Dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo
-
D.
Dùng máy quay phim
Đáp án : B
Ta không thể dùng màn chắn để hứng ảnh ảo do gương phẳng tạo ra được vì ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.
So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng với khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương?
-
A.
khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng lớn hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
-
B.
khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
-
C.
khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
-
D.
khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
Đáp án : B
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
Nhận xét nào sau đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?
-
A.
Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương
-
B.
Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó
-
C.
Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng
-
D.
Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính
Đáp án : D
A, B, C – đúng
D – sai vì: Nhìn vào tấm kính, ta có thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính
Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?
-
A.
Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta
-
B.
Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật
-
C.
Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta
-
D.
Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta
Đáp án : C
Ta nhìn thấy ảnh ảo mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh.
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:
-
A.
Là ảnh ảo, bằng vật
-
B.
Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật
-
C.
Là ảnh thật, bằng vật
-
D.
Là ảnh ảo lớn hơn vật
Đáp án : A
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
+ Lớn bằng vật
Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S‘ cách gương một khoảng d. So sánh d và d‘
-
A.
d = d’
-
B.
d > d’
-
C.
d < d’
-
D.
Không so sánh được vì ảnh là ảnh ảo, vật là thật
Đáp án : A
Sử dụng tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
+ Lớn bằng vật
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?
-
A.
Hứng được trên màn và lớn bằng vật
-
B.
Không hứng được trên màn
-
C.
Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
-
D.
Các gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Đáp án : A
Sử dụng lí thuyết về tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
+ Lớn bằng vật
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
=> A sai vì ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn.
Cho một điểm sáng S nằm cách gương 5 cm. Hỏi ảnh của điểm sáng S cách gương bao nhiêu cm?
-
A.
5 cm
-
B.
10 cm
-
C.
15 cm
-
D.
20 cm
Đáp án : A
Ảnh của vật qua gương phẳng có khoảng cách bằng vật đến gương phẳng
Ta có S cách gương 5 cm
=> Ảnh của S cũng cách gương 5 cm
Tại sao chữ “AMBULANCE” trên đầu xe cứu thương lại được viết ngược từ phải sang trái?
-
A.
Mục đích là để cho người điều khiển xe chạy phía trước xe cứu thương khi nhìn vào kính chiếu hậu thấy được chữ “AMBULANCE” thuận chiều.
-
B.
Mục đích là để cho người điều khiển xe cứu thương đi thuận tiện hơn
-
C.
Do thiết kế của chủ xe
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều sai
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức đã học
Chữ “ANBULANCE” trên đầu xe cứu thương được viết ngược nhằm mục đích cho người điều khiển xe chạy phía trước xe cứu thương khi nhìn vào kính chiếu hậu thấy được chữ “AMBULANCE” thuận chiều.
-
A.
ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật
-
B.
ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng
-
C.
ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng
-
D.
ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức đã học
Ảnh của vật qua gương phẳng là:
+ Ảnh ảo
+ Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương)
=> A, C, D đúng
=> B sai.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Khoa học tự nhiên 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Ánh sáng, tia sáng Khoa học tự nhiên 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 39. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 38. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 37. Sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo