Trắc nghiệm Bài 16. Vi khuẩn - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Câu nào không đúng khi nói về cấu trúc của vi khuẩn.

  • A.

    Có cấu tạo tế bào nhân sơ.

  • B.

    Kích thước siêu hiển vi.

  • C.

    Có thể quan sát dưới kính hiển vi.

  • D.

    Chỉ tồn tại trong cơ thể người và động vật.

Câu 2 :

Tự cầu khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn trên da có đặc điểm gì:

  • A.
    Hình cầu
  • B.
    Sống riêng lẻ hoặc từng đám
  • C.
    Có cấu tạo là sinh vật nhân sơ
  • D.
    Cả ba đáp án đều đúng
Câu 3 :

Đặc điểm phân bố của vi khuẩn dưới đây

  • A.

    Riêng lẻ

  • B.

    Thành chuỗi

  • C.

    Thành từng đám

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 4 :

Môi trường sống của vi khuẩn

  • A.

    Chỉ ở dưới nước

  • B.

    Chỉ ở trên cạn

  • C.

    Ở khắp mọi nơi

  • D.

    Chỉ sống trong cơ thể sinh vật khác

Câu 5 :

Vi khuẩn có bao nhiêu hình dạng điển hình

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 6 :

Xoắn khuẩn là những vi khuẩn

  • A.

    Có hình que

  • B.

    Có hình dấu phẩy

  • C.

    Có hình cầu

  • D.

    Có hình xoắn lò xo

Câu 7 :

Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy có hình dạng gì:

  • A.
    Hình que: trực khuẩn
  • B.
    Hình cầu: cầu khuẩn.
  • C.
    Hình xoắn: xoắn khuẩn
  • D.
    Hình dấu phẩy: phẩy khuẩn
Câu 8 :

Vi khuẩn chỉ quan sát được bằng

  • A.

    Mắt thường

  • B.

    Kính hiển vi

  • C.

    Kính lúp

     

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 9 :

Vi khuẩn có cấu tạo:

  • A.
    Thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân.
  • B.
    Thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và nhân.
  • C.
    Thành tế bào, màng tế bào, vùng nhân.
  • D.
    Thành tế bào, chất tế bào và vùng nhân.
Câu 10 :

Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về cấu tạo của vi khuẩn?

  • A.

    Có màng tế bào.

  • B.

    Có thành tế bào.

  • C.

    Có chất tế bào.

  • D.

    Không có roi.

Câu 11 :

Đặc điểm nào của vi khuẩn khác với virus

  • A.

    Môi trường sống

  • B.

    Vi khuẩn cấu tạo từ tế bào, virus thì không

  • C.

    Dinh dưỡng

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 12 :

Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?

  • A.

    Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.

  • B.

    Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.

  • C.

    Phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát.

  • D.

    Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.

Câu 13 :

Thời gian ủ sữa chua là

  • A.

    1-2 giờ

  • B.

    2-4 giờ

  • C.

    5-10 giờ

  • D.

    8-12 giờ

Câu 14 :

Nước được sử dụng làm sữa chua là

  • A.

    Nước lạnh.

  • B.

    Nước đun sôi để nguội.

  • C.

    Nước sôi.

  • D.

    Nước đun sôi rồi để nguội đến khoảng 50 độ C.

Câu 15 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò vi khuẩn?

  • A.

    Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

  • B.

    Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.

  • C.

    Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.

  • D.

    Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Câu 16 :

Sữa chua được lên men từ vi khuẩn nào sau đây:

  • A.
    Vi khuẩn E.coli
  • B.
    Vi khuẩn Lactic
  • C.
    Vi khuẩn Probiotic
  • D.
    Vi khuẩn acetic
Câu 17 :

Nếu trong đất không có vi khuẩn thì

  • A.
    Cây vẫn sẽ xanh tốt
  • B.
    Môi trường sạch sẽ
  • C.
    Đất sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng để nuôi sống cây cối
  • D.
    Động vật đất phong phú hơn
Câu 18 :

Tác hại của vi khuẩn là

  • A.

    Gây bệnh cho con người

  • B.

    Gây bệnh cho động vật

  • C.

    Gây hư hỏng thực phẩm

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 19 :

Dấu hiệu của thức ăn khi đã bị hỏng do vi khuẩn gây ra

  • A.

    Có mùi lạ

  • B.

    Biến màu

  • C.

    Chảy nước

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 20 :

Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?

  • A.

    Bệnh kiết lị.

  • B.

    Bệnh tiêu chảy.

  • C.

    Bệnh vàng da.

  • D.

    Bệnh thuỷ đậu.

Câu 21 :

Vi khuẩn xâm nhập qua con đường nào là chủ yếu?

  • A.

    Đường tiêu hóa.

  • B.

    Đường hô hấp.

  • C.

    Tiếp xúc người bệnh.

  • D.

    Đường máu.

Câu 22 :

Biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn da

  • A.

    Buồn nôn, sốt cao

  • B.

    Da bị tổn thương, sưng đỏ

  • C.

    Khó thở, sốt kéo dài

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 23 :

Bệnh lao phổi do tác nhân nào gây ra?

  • A.

    Vi khuẩn lao.

  • B.

    Virus lao.

  • C.

    Trực khuẩn đường ruột.

  • D.

    Tụ cầu.

Câu 24 :

Các biện pháp phòng tránh các bệnh gây ra do vi khuẩn là:

  • A.

    Không ăn thức ăn đã hỏng

  • B.

    Ăn chín, uống chín

  • C.

    Luôn rửa tay sạch sẽ, vệ sinh mũi và họng để bảo vệ hô hấp,….

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 25 :

Tại sao bác sĩ luôn khuyên chúng ta "ăn chín, uống sôi" để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên.

  • A.

    Vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như: đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu,..

  • B.

    Phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao

  • C.

    Khi nấu chín thức ăn và đun sôi nước, vi khuẩn phần lớn bị tiêu diệt

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 26 :

Biện pháp nào có phần khác so với bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.

  • A.

    Rửa tay dưới cồn.

  • B.

    Đeo khẩu trang.

  • C.

    Dùng kháng sinh.

  • D.

    Phát quang bụi rậm, vệ sinh sạch sẽ cảnh quang.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Câu nào không đúng khi nói về cấu trúc của vi khuẩn.

  • A.

    Có cấu tạo tế bào nhân sơ.

  • B.

    Kích thước siêu hiển vi.

  • C.

    Có thể quan sát dưới kính hiển vi.

  • D.

    Chỉ tồn tại trong cơ thể người và động vật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết đặc điểm của vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn là những sinh vật:

-        Đơn bào nhân sơ

-        Có cấu trúc đơn giản

-        Chỉ quan sát được dưới kính hiển vi

Câu 2 :

Tự cầu khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn trên da có đặc điểm gì:

  • A.
    Hình cầu
  • B.
    Sống riêng lẻ hoặc từng đám
  • C.
    Có cấu tạo là sinh vật nhân sơ
  • D.
    Cả ba đáp án đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tự cầu khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn trên da có hình cầu ( cầu khuẩn), có kích thước hiển vi, sống riêng lẻ hoặc từng đám, có cấu tạo cơ thể là sinh vật nhân sơ.  

Câu 3 :

Đặc điểm phân bố của vi khuẩn dưới đây

  • A.

    Riêng lẻ

  • B.

    Thành chuỗi

  • C.

    Thành từng đám

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết đặc điểm vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn trong hình phân bố riêng lẻ

Câu 4 :

Môi trường sống của vi khuẩn

  • A.

    Chỉ ở dưới nước

  • B.

    Chỉ ở trên cạn

  • C.

    Ở khắp mọi nơi

  • D.

    Chỉ sống trong cơ thể sinh vật khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết đặc điểm vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Môi trường sống: ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể chúng ta và cả các sinh vật sống khác.

Câu 5 :

Vi khuẩn có bao nhiêu hình dạng điển hình

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết hình dạng vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn có 3 hình dạng điển hình

+ Hình que: Trực khuẩn lị.

+ Hình cầu: Tụ cầu khuẩn.

+ Hình xoắn: Xoắn khuẩn giang mai.

Câu 6 :

Xoắn khuẩn là những vi khuẩn

  • A.

    Có hình que

  • B.

    Có hình dấu phẩy

  • C.

    Có hình cầu

  • D.

    Có hình xoắn lò xo

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết hình dạng vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Xoắn khuẩn là những vi khuẩn có hình xoắn lò xo

Câu 7 :

Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy có hình dạng gì:

  • A.
    Hình que: trực khuẩn
  • B.
    Hình cầu: cầu khuẩn.
  • C.
    Hình xoắn: xoắn khuẩn
  • D.
    Hình dấu phẩy: phẩy khuẩn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn E.coli có hình que (trực khuẩn)

Câu 8 :

Vi khuẩn chỉ quan sát được bằng

  • A.

    Mắt thường

  • B.

    Kính hiển vi

  • C.

    Kính lúp

     

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết đặc điểm vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn chỉ quan sát được bằng kính hiển vi do kích thước của chúng rất nhỏ bé

Câu 9 :

Vi khuẩn có cấu tạo:

  • A.
    Thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân.
  • B.
    Thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và nhân.
  • C.
    Thành tế bào, màng tế bào, vùng nhân.
  • D.
    Thành tế bào, chất tế bào và vùng nhân.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết cấu tạo của vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Phương pháp giải : xem lại lí thuyết cấu tạo của vi khuẩn

Cấu tạo vi khuẩn đơn giản, tế bào nhân sơ gồm thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân.

Một số vi khuẩn có lông bơi hoặc roi bơi để di chuyển.

Câu 10 :

Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về cấu tạo của vi khuẩn?

  • A.

    Có màng tế bào.

  • B.

    Có thành tế bào.

  • C.

    Có chất tế bào.

  • D.

    Không có roi.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết cấu tạo của vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Cấu tạo vi khuẩn đơn giản, tế bào nhân sơ gồm thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân. 

Một số vi khuẩn có roi để di chuyển

Câu 11 :

Đặc điểm nào của vi khuẩn khác với virus

  • A.

    Môi trường sống

  • B.

    Vi khuẩn cấu tạo từ tế bào, virus thì không

  • C.

    Dinh dưỡng

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết cấu tạo của vi khuẩn và virus

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn cấu tạo từ tế bào, virus thì không

Câu 12 :

Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?

  • A.

    Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.

  • B.

    Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.

  • C.

    Phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát.

  • D.

    Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm xanh methylene nên để quan sát dễ hơn trước khi quan sát vi khuẩn trong dưa muối, cà muối người ta nhuộm tiêu bản bằng xanh methylene

Câu 13 :

Thời gian ủ sữa chua là

  • A.

    1-2 giờ

  • B.

    2-4 giờ

  • C.

    5-10 giờ

  • D.

    8-12 giờ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thời gian lí tưởng là 8 – 12 giờ để vi khuẩn hoạt động làm cho sữa có độ chua nhất định. Nếu ủ ít hơn mức thời gian trên sữa sẽ chưa đủ độ chua, còn nếu để quá lâu thì sữa sẽ chua quá và bị biến đổi gây hư hỏng.

Câu 14 :

Nước được sử dụng làm sữa chua là

  • A.

    Nước lạnh.

  • B.

    Nước đun sôi để nguội.

  • C.

    Nước sôi.

  • D.

    Nước đun sôi rồi để nguội đến khoảng 50 độ C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nước được sử dụng làm sữa chua là nước đun sôi rồi để nguội đến khoảng 50 độ C

Câu 15 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò vi khuẩn?

  • A.

    Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

  • B.

    Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.

  • C.

    Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.

  • D.

    Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết vai trò của vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn có vai trò:

  • Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến
  • Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh
  • Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người là sai vì vi khuẩn cũng có một số tác hại như làm ôi thiu thức ăn, gây bệnh cho con người.

Câu 16 :

Sữa chua được lên men từ vi khuẩn nào sau đây:

  • A.
    Vi khuẩn E.coli
  • B.
    Vi khuẩn Lactic
  • C.
    Vi khuẩn Probiotic
  • D.
    Vi khuẩn acetic

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn E.coli là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột

Vi khuẩn Lactic là vi khuẩn dùng làm sữa chua

Vi khuẩn Probiotic là vi khuẩn dùng làm bia

Vi khuẩn acetic là vi khuẩn dùng làm rượu

Câu 17 :

Nếu trong đất không có vi khuẩn thì

  • A.
    Cây vẫn sẽ xanh tốt
  • B.
    Môi trường sạch sẽ
  • C.
    Đất sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng để nuôi sống cây cối
  • D.
    Động vật đất phong phú hơn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nếu trong đất không có vi khuẩn thì các chất thải hữu cơ hay các xác động vật sẽ không thể phân hủy, khiến cho trong đất sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng để nuôi sống cây cối, đồng thời moi trường sống sẽ bị ô nhiễm vì không được làm sạch

Câu 18 :

Tác hại của vi khuẩn là

  • A.

    Gây bệnh cho con người

  • B.

    Gây bệnh cho động vật

  • C.

    Gây hư hỏng thực phẩm

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết tác hại của vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Tác hại của vi khuẩn là gây bệnh cho con người, động vật và gây hư hỏng thực phẩm

Câu 19 :

Dấu hiệu của thức ăn khi đã bị hỏng do vi khuẩn gây ra

  • A.

    Có mùi lạ

  • B.

    Biến màu

  • C.

    Chảy nước

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết tác hại của vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Dấu hiệu của thức ăn khi đã bị hỏng do vi khuẩn gây ra là có mùi lạ, biến màu và bị chảy nước

Câu 20 :

Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?

  • A.

    Bệnh kiết lị.

  • B.

    Bệnh tiêu chảy.

  • C.

    Bệnh vàng da.

  • D.

    Bệnh thuỷ đậu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các đáp án A,B,C là bệnh do vi khuẩn gây ra

Đáp án D là bệnh do virus gây ra

Câu 21 :

Vi khuẩn xâm nhập qua con đường nào là chủ yếu?

  • A.

    Đường tiêu hóa.

  • B.

    Đường hô hấp.

  • C.

    Tiếp xúc người bệnh.

  • D.

    Đường máu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết một số bệnh gây ra do vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn xâm nhập qua con đường nào tiêu hóa là chủ yếu

Câu 22 :

Biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn da

  • A.

    Buồn nôn, sốt cao

  • B.

    Da bị tổn thương, sưng đỏ

  • C.

    Khó thở, sốt kéo dài

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn da là da bị tổn thương, sưng đỏ, ngứa

 

Câu 23 :

Bệnh lao phổi do tác nhân nào gây ra?

  • A.

    Vi khuẩn lao.

  • B.

    Virus lao.

  • C.

    Trực khuẩn đường ruột.

  • D.

    Tụ cầu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao gây ra

Câu 24 :

Các biện pháp phòng tránh các bệnh gây ra do vi khuẩn là:

  • A.

    Không ăn thức ăn đã hỏng

  • B.

    Ăn chín, uống chín

  • C.

    Luôn rửa tay sạch sẽ, vệ sinh mũi và họng để bảo vệ hô hấp,….

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết các biện pháp phòng tránh bệnh gây ra do vi khuẩn

Lời giải chi tiết :

Các biện pháp phóng tránh bệnh do vi khuẩn gây ra ở người: không ăn thức ăn đã hỏng, ăn chín, uống chín, luôn rửa tay sạch sẽ, vệ sinh mũi và họng để bảo vệ hô hấp,….

Câu 25 :

Tại sao bác sĩ luôn khuyên chúng ta "ăn chín, uống sôi" để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên.

  • A.

    Vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như: đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu,..

  • B.

    Phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao

  • C.

    Khi nấu chín thức ăn và đun sôi nước, vi khuẩn phần lớn bị tiêu diệt

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như: đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu,... Tuy nhiên, phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì vậy cần nấu chín thức ăn, nước uống trước khi sử dụng để phòng các bệnh do vi khuẩn gây ra.

Câu 26 :

Biện pháp nào có phần khác so với bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.

  • A.

    Rửa tay dưới cồn.

  • B.

    Đeo khẩu trang.

  • C.

    Dùng kháng sinh.

  • D.

    Phát quang bụi rậm, vệ sinh sạch sẽ cảnh quang.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biện pháp có phần khác so với bệnh do vi khuẩn và virus gây ra là dùng kháng sinh.

Trắc nghiệm Bài 17. Đa dạng nguyên sinh vật - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17. Đa dạng nguyên sinh vật KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 18. Đa dạng nấm - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Đa dạng nấm KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 19. Đa dạng thực vật - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Đa dạng thực vật KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 20. Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 20. Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 22. Đa dạng động vật không xương sống - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Đa dạng động vật không xương sống KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 23. Đa dạng động vật có xương sống - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 23. Đa dạng động vật có xương sống KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 23. Đa dạng động vật có xương sống (tiếp theo) - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 23. Đa dạng động vật có xương sống (tiếp theo) KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 24. Đa dạng sinh học - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Đa dạng sinh học KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 16. Virus - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16. Virus KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 15. Khóa lưỡng phân - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Khóa lưỡng phân KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 14. Phân loại thế giới sống - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14. Phân loại thế giới sống KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết