Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư>
Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng đời Đường với phong cách thơ phóng khoáng, thể hiện một tâm hồn yêu tự do, yêu thiên nhiên.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Mở bài
MB 1
Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng đời Đường với phong cách thơ phóng khoáng, thể hiện một tâm hồn yêu tự do, yêu thiên nhiên. Những hình ảnh trong thơ ông luôn khiến người đọc cảm nhận được sự trong lành và kì vĩ. Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” là một bài thơ đẹp như vậy, nói lên tình yêu thiên nhiên của Lí Bạch đồng thời ca ngợi sự kì vĩ của thiên nhiên.
MB 2
Cùng với Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lý Bạch là một trong ba nhà thơ lớn nhất, vĩ đại nhất đời Đường. Thơ ông đa dạng về đề tài và cách thể hiện nhưng tựu chung đều mang vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, khoáng đạt, luôn hướng về lí tưởng cái đẹp, thiên nhiên, tình yêu cuộc sống. Xa ngắm thác núi Lư là một trong những bài thơ như vậy.
MB 3
Lý Bạch - người được mệnh danh là "tiên thơ", là nhà thơ mang tâm hồn tự do, hào phóng. Thơ của Lí Bạch phong phú về đề tài, trong đó thiên nhiên là cảm hứng bất tận và thể hiện hết được phong cách của nhà thơ. "Xa ngắm thác núi Lư" là bài thơ khắc họa vẻ đẹp kì vĩ của ngọn núi Hương Lô.
MB 4
Lý Bạch nhà thơ kiệt xuất của nền thơ ca Trung Quốc. Thời nhà Đường ông thường được nhắc đến như một vị thánh thơ với tài năng kiệt xuất, ung dung tự tại không màng đến hư danh. Thơ của Lý Bạch được ví như một bức tranh bao gồm cả hình lẫn tình vô cùng khoáng đạt.
MB 5
Nếu thơ Đỗ Phủ là những bức tranh hiện thực của bao nỗi cơ cực buồn thương thì thơ Lí Bạch là tiếng lòng lãng mạn trữ tình lành mạnh. Chúng ta dễ bắt gặp ở thơ ông sự liên tưởng độc đáo, mạnh mẽ của một trí tưởng tượng phong phú, sự rung động sâu xa của một tấm lòng yêu đất nước nồng nàn và tha thiết. “Xa ngắm thác núi Lư” là một minh chứng.
Kết bài
KB 1
Đây là hình ảnh đầy tự hào về trí tưởng tượng của nhà thơ trước khung cảnh hùng vĩ và đầy thi vị của thiên nhiên. Bài “Xa ngắm thác núi Lư” của Thi tiên Lý Bạch đã lưu lại cho muôn đời bằng phương tiện văn học cái đẹp hùng vĩ của một dòng thác khổng lồ kì lạ. Càng đọc thơ ông, ta càng thêm yêu thiên nhiên đất nước và càng khâm phục sự phóng khoáng của một nhà thơ có trí tưởng tượng dồi dào, phong phú, có nghệ thuật sử dụng ngôn từ và tài hoa vào bậc nhất đời Đường.
KB 2
Bằng lớp ngôn ngữ trau chuốt, giàu sức biểu cảm bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. Đồng thời bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn: yêu thiên nhiên, phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ Lí Bạch. Qua đó còn kín đáo bộc lòng yêu quê hương đất nước của tác giả.
KB 3
Bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" đã phần nào khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên qua đôi mắt của nhà thơ Lí Bạch: đẹp, nên thơ nhưng không kém phần kì vĩ, lớn lao. Qua bài thơ, phần nào ta đã thấy được sự táo bạo, dứt khoát trong cách miêu tả tình yêu với thiên nhiên mà nhà thơ đã xây dựng, nó tương đồng với phong cách thơ mà Lí Bạch xây dựng để thuyết phục độc giả bằng tài năng thi phú của mình.
KB 4
Bài thơ là một trong những tuyệt tác thơ của Lý Bạch, đây chính là bức tranh tả thực vô cùng xuất sắc cho thấy được phong cảnh thiên nhiên tráng lệ, hùng vĩ của thác núi Lư. Qua đây ta cũng cảm nhận và thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp nhà thơ. Những vẻ đẹp đó không những không mất đi còn trường tồn bất biến với thời gian.
KB 5
Tưởng như bài thơ chỉ đơn thuần tả cảnh vật thiên nhiên nhưng ẩn sau bài thơ là “cái tình” sâu sắc và đẹp đẽ của nhà thơ. Bài thơ đã thể hiện sự yêu mến, trân trọng và tự hào của nhà thơ Lý Bạch đối với thác nước núi Lư – một danh thắng nổi tiếng của quê hương, đất nước tác giả. Đồng thời thể hiện được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc và đằm thắm của tác giả.
- Phân tích bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
- Cảm nhận hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ Cảnh khuya
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hai câu đầu bài thơ Cảnh khuya
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cảnh đêm trăng của 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng"
>> Xem thêm