Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích bên sông Sài Gòn SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?
Nội dung chính
Văn bản Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn viết về cột cờ Thủ Ngữ với tư cách là một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn. Thông qua văn bản bạn đọc được cung cấp một số thông tin cơ bản về cột cờ Thủ Ngữ như năm xây dựng, nguồn gốc tên gọi, quá trình tồn tại, các sự kiện lớn gắn với địa điểm này… Từ những thông tin ấy, bạn đọc không chỉ hiểu biết hơn về một di tích cổ tại Sài Gòn mà còn có được những cảm nhận sâu sắc, đặc biệt đối với di tích này. |
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 76 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?
Phương pháp giải:
Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản về thể loại để thực hiện
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Mục đích viết của VB: cung cấp cho người đọc thông tin về di tích Cột cờ Thủ gữ.
- Các đặc điểm của VB Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn thể hiện rõ đặc điểm của kiểu VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, dự trên cơ sở đó người đọc có thể xác định được mục đích viết của VB:
Đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lich sử |
Đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thể hiện trong văn bản Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn |
Cấu trúc của VB |
- Sapo: "Cột cờ Thủ Ngữ nằm ở góc cong ... trên nóc hầm Thủ Thiêm": Giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn về vị trí của Cột cờ Thủ Ngữ hiện nay, nội dung này của đoạn sapo có sự tiếp nối với các phần còn lại của VB. Tác dụng: xác định trực tiếp di tích lịch sử sẽ giới thiệu trong nội dung bài viết, cung cấp lượng thông tin “vừa đủ" về đối tượng và kết nối chặt chẽ với nội dung VB để thu hút sự chú ý, hứng thú của người đọc. - Phần mở đầu: không có: Trong trường hợp của VB thông tin này, phần mở đầu có thể đã được chuyển thành sapo. - Phần nội dung:"Một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn ... Cột cờ Thủ Ngữ mang trên mình một bề dày lịch sử, làm chứng nhân cho sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của Sài Gòn xưa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.": Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau (quá trình hình thành và sự thay đổi về kết cấu, diện mạo, chức năng của di tích cũng như những khu vực lân cận; bề dày lịch sử) làm nên dấu ấn cổ xưa của Cột cờ Thủ Ngữ để nơi đây xứng đáng được xem là di tích cổ bên sông Sài Gòn. - Phần kết thúc: "Thành phố bên sông ngày nay ... cùng với bến Nhà Rồng lịch sử": Nhận xét khái quát về giá trị của di tích Cột cờ Thủ Ngữ; qua đó bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho di tích lịch sử này. |
Đặc điểm hình thức của VB |
VB sử dụng: - Hệ thống đề mục (Một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn, bề dày lịch sử) để làm nổi bật thông tin cơ bản của VB. - Từ ngữ chuyên ngành kiến trúc (ví dụ: công trình, chân đế, sàn, khối nhà, mặt bằng, kết cấu, mái dốc, ... ), lịch sử (ví dụ: Cách mạng tháng Tám, Pháp, quân Anh, kháng chiến, cuộc xâm lược, lực lượng quân và dân Nam Bộ, .. ). - Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm: nhộn nhịp, quyết liệt, ngoan cường, ... - Hình ảnh minh hoạ. |
Cách trình bày thông tin của VB |
VB sử dụng phối hợp nhiều cách trình bày thông tin: - Trình bày thông tin theo trật tự thời gian (trình bày thông tin về sự hình thành và phát triển của Cột cờ Thủ Ngữ, ... ). - Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả (thông tin lí giải về tên gọi của di tích). |
- Mục đích của văn bản này chính là cung cấp những thông tin cơ bản như thời điểm ra đời, nguồn gốc tên gọi, đặc điểm kiến trúc, chức năng, bề dày lịch sử … của di tích cổ- cột cờ Thủ Đức.
- Những đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích của văn bản là:
+ Cấu trúc của văn bản đảm bảo đảu 3 phần: mở đầu- giới thiệu khái quát về cột cờ Thủ Đức; nội dung- trình bày những thông tin cụ thể, những khía cạnh khác nhau của cột cờ Thủ Đức; kết thúc: nhận xét khái quát về cột cờ Thủ Đức.
+ Hình thức: Tên đề mục các phần tương đương với những khía cạnh khác nhau của đối tượng được in đậm; sử dụng nhiều hình ảnh minh họa cho đối tượng.
+ Cách trình bày thông tin: theo trình tự thời gian (ứng với các mốc sự kiện, các năm)
- Mục đích viết của văn bản trên là: Giúp cung cấp thông tin chi tiết về cột cờ Thủ Ngữ để mọi người hiểu rõ hơn về việc tại sao lại có cột cờ, ý nghĩa lịch sử của di tích mang lại.
- Đặc điểm về hình thức:
+ Dựa vào nhan đề và các đề mục để xác định thông tin của bản của văn bản
+ Cách trình bày thông tin của văn bản
+ Cách giới thiệu của văn bản
…
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 77 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Chỉ ra cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ Quốc của những người Việt Nam” và tác dụng của (các) cách trình bày thông tin này.
Phương pháp giải:
Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản về thể loại để thực hiện
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Phần VB “Cách mạng tháng Tám thành công ... sự hi sinh anh dũng vì Tổ quốc của những người Việt Nam” sử dụng cách trình bày thông tin theo trật tự thời gian.
- Tác dụng: giúp người đọc có thêm thông tin cụ thể về diễn biến các sự kiện lịch sử xảy ra gắn liền với di tích Cột cờ Thủ Ngữ, trên cơ sở đó hiểu rõ hơn về bề dày lịch sử của di tích.
Phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ quốc của những người Việt Nam” sử dụng cách trình bày thông tin theo trình tự thời gian kết hợp với yếu tố tự sự, biểu cảm có tác dụng tái hiện lại sự kiện theo một trình tự tuyến tính, đồng thời tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của người đọc.
- Cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ Quốc của những người Việt Nam” đó là
+ Thuật lại các sự kiện lịch sử quan trọng theo thời gian
? Tác dụng: Bố cục hợp lí, sắp xếp từ trên xuống dưới theo trình tự thời gian của từng cuộc chiến
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 77 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Xác định (những) thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn…và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay”. Nhận xét vai trò của các chi tiết trong phần văn bản đã nêu.
Phương pháp giải:
Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản về thể loại để thực hiện
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Thông tin cơ bản của phần VB “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn ... và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay" là: quá trình hình thành và xây dựng, sửa chữa của di tích.
- Các chi tiết của phần VB trên: lịch sử hình thành và tên gọi của di tích gắn liền với lịch sử Sài Gòn giai đoạn 1862 - 1965; đặc điểm kết cấu ban đầu của di tích; sự thay đổi kết cấu, diện mạo, chức năng của di tích cũng như khu vực lân cận theo các mốc thời gian như giai đoạn 1867 - 1910, giai đoạn 1911 - 1930, giai đoạn 1930 - 1960, giai đoạn 1960 - 1975, từ năm 1975 - 2000, chi tiết về hình ảnh 2 (Nhà bát giác hai tầng mái ở chân cột cờ).
- Vai trò của các chi tiết: góp phần làm rõ sự hình thành, phát triển của di tích qua các giai đoạn lịch sử, trên cơ sở đó giúp người đọc hiểu rõ hơn vì sao di tích này được xem là một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn.
- Những thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn… và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay” là:
+ “Tháng 10/1865… một cột tín hiệu Mát đề Xích-nhô… tòa nhà trụ sở của hãng.”
+ “Cột tín hiệu này được xây dựng … làm tín hiệu cho các tàu thuyền.”
+ “Ban đầu, cột tín hiệu này được làm đơn giản… đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay.”
- Những chi tiết trong trên không chỉ khái quát được thời điểm ra đời, lí giải tên gọi của di tích cổ cột cờ Thủ Đức mà còn diễn giải được một quá trình thay đổi về diện mạo của khu di tích này.
- Thông tin cơ bản của phần văn bản: Sự hình tuành của công trình cổ nhất Sài Gòn – cột cờ Thủ Ngữ.
- Chi tiết của phần văn bản:
+ Bước đầu cột cờ Thủ Ngữ hình thành dựa trên cột tín hiệu của Pháp xây dựng. Cột cờ được xây mới như xây thêm nhà, công viên, nhà hàng, các dịch vụ lân cận.
+ Về sau, cột cờ cải tạo như hiện nay.
- Vai trò của các chi tiết trong phần văn bản giúp người đọc dễ dàng hiểu rõ quá trình xây dựng của cột cờ, hiểu thêm về kiến trúc, đặc điểm lịch sử thời ấy.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 77 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của chúng.
Phương pháp giải:
Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản về thể loại để thực hiện
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB: hình ảnh.
- Vai trò: minh hoạ trực quan cho nội dung thông tin được trình bày trong VB, giúp những thông tin ấy trở nên dễ hình dung, cụ thể, sinh động hơn với người đọc.
Văn bản sử dụng hình ảnh minh họa của cột cờ Thủ Đức nhằm giúp cho bài viết thêm cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
- Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh minh hoạ, các kĩ thuật in ấn ( in ngiêng, in đậm,...)
- Tác dụng:
+ Cung cấp hình ảnh một cách trực quan, làm người đọc dễ hình dung hơn về cột cờ. Hiểu rõ hơn cấu trúc của cột cờ.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 77 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Lí giải ý nghĩa của nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ- di tích cổ bên sông Sài Gòn trong việc thể hiện (các) thông tin cơ bản của văn bản.
Phương pháp giải:
Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản về thể loại để thực hiện
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Các thông tin cơ bản của VB: sự thay đổi về kết cấu, diện mạo, chức năng của di tích cũng như những khu vực lân cận; bề dày lịch sử của di tích Cột cờ Thủ Ngữ.
- Ý nghĩa của nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn trong việc thể hiện các thông tin cơ bản của VB: tóm tắt, khái quát được những thông tin cơ bản của VB vì các thông tin cơ bản của VB này đều hướng đến việc làm rõ vì sao Cột cờ Thủ Ngữ được xem là di tích cổ bên sông Sài Gòn (có thời điểm hình thành và thời gian tồn tại khá lâu bên bờ sông Sài Gòn, là chứng nhân cho bề dày lịch sử đấu tranh hào hùng của người dân Sài Gòn, chứng nhân cho sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của thành phố bên sông).
Nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ- di tích cổ bên sông Sài Gòn với sự kết hợp giữa cụm danh từ “Cột cờ Thủ Ngữ” cùng với thành phần phụ chú “di tích cổ bên sông Sài Gòn” đã nhấn mạnh và khắc họa sự tồn tại của một di tích tồn tại bên sông Sài Gòn trong suốt nhiều năm qua. Nhan đề không chỉ chỉ báo bạn đọc về đối tượng được nhắc đến mà còn bao quát toàn bộ những những thông tin cơ bản được trình bày trong tác phẩm.
Nhan đề của văn bản giúp khái quát toàn bộ nội dung chính của văn bản. Các thông tin trong văn bản đều xoay quanh nhan đề.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn (theo Ngô Nam)
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập bài 3 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay