Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Toán 9 Cánh diều>
1. Đường thẳng và đường tròn cắt nhau Khi đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung thì ta nói đường thẳng và đường tròn cắt nhau. Nếu đường thẳng và đường tròn cắt nhau thì mỗi điểm chung được gọi là một giao điểm.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
1. Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
Khi đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung thì ta nói đường thẳng và đường tròn cắt nhau. |
Nếu đường thẳng và đường tròn cắt nhau thì mỗi điểm chung được gọi là một giao điểm.
Nhận xét: Đường thẳng a cắt đường tròn (O;R) khi khoảng cách từ tâm O đến đường thẳng a nhỏ hơn R và ngược lại.
2. Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau
Khi đường thẳng và đường tròn có đúng một điểm chung, ta nói đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau tại điểm chung đó. |
Nếu đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau thì đường thẳng được gọi là tiếp tuyến của đường tròn, điểm chung được gọi là tiếp điểm.
Nhận xét: Đường thẳng a tiếp xúc với đường tròn (O;R) khi khoảng cách từ tâm O đến đường thẳng a bằng R và ngược lại.
3. Đường thẳng và đường tròn không giao nhau
Khi đường thẳng và đường tròn không có điểm chung, ta nói đường thẳng và đường tròn không giao nhau. |
Nhận xét: Đường thẳng a và đường tròn (O;R) không giao nhau khi khoảng cách từ tâm O đến đường thẳng a lớn hơn R và ngược lại.
Nhận xét: Ta có thể nhận biết vị trí tương đối của đường thẳng a và đường tròn (O;R) thông qua hệ thức giữa khoảng cách d từ tâm O đến đường thẳng a và bán kính R được tóm tắt trong bảng sau:
- Giải mục 1 trang 101, 102 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục 2 trang 102 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục 3 trang 103, 104 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài tập 1 trang 104 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài tập 2 trang 104 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
>> Xem thêm