
I. Các kiến thức cần nhớ
1. Tam giác cân
Định nghĩa: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
Ví dụ: \(\Delta ABC\) cân tại A \( \Leftrightarrow AB = AC\)
Tính chất:
Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.
Ví dụ: \(\Delta ABC\) cân tại A \( \Rightarrow \widehat B = \widehat C\)
Dấu hiệu nhận biết
+ Nếu một tam giác có hai cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
+ Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
2. Tam giác vuông cân
Định nghĩa: Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau.
Ví dụ: \(\Delta ABC\) vuông cân tại A \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\widehat A = {90^0}\\AB = AC\end{array} \right.\)
Tính chất
Mỗi góc nhọn của tam giác vuông cân bằng \({45^0}.\)
Ví dụ: \(\Delta ABC\) vuông cân tại A \( \Rightarrow \widehat B = \widehat C = {45^0}.\)
3. Tam giác đều
Định nghĩa: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
Ví dụ: \(\Delta ABC\) đều \( \Leftrightarrow AB = BC = CA\)
Tính chất
Trong tam giác đều, mỗi góc bằng \({60^0}.\)
Ví dụ: \(\Delta ABC\) đều \( \Rightarrow \widehat A = \widehat B = \widehat C = {60^0}.\)
Dấu hiệu nhận biết
+ Nếu tam giác có ba cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều
+ Nếu tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
+ Nếu một tam giác cân có một góc bằng \({60^0}\) thì tam giác đó là tam giác đều.
II. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Nhận biết một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều
Phương pháp:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
Dạng 2: Chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau. Tính độ dài đoạn thẳng, số đo góc
Phương pháp:
Sử dụng định nghĩa và tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân và tam giác đều.
Trả lời câu hỏi 1 Bài 6 trang 126 SGK Toán 7 Tập 1. Tìm các tam giác cân trên hình 112. Kể tên các cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đáy, góc ở đỉnh
Cho tam giác ABC cân tại A...
Trả lời câu hỏi 3 Bài 6 trang 126 SGK Toán 7 Tập 1. Tính số đo mỗi góc nhọn của một tam giác vuông cân.
Trả lời câu hỏi 4 Bài 6 trang 126 SGK Toán 7 Tập 1. Vẽ tam giác đều ABC (h115)...
a)Dùng thước có chia xentimét và compa vẽ tam giác cân ABC c ân tại B có cạnh đáy bằng 3cm, cạnh bên bằng 4cm
Trong cách hình 116,117,118 tam giác nào là tam giác cân, tam giác nào là tam giác đều? Vì sao?
Giải bài 48 trang 127 SGK Toán 7 tập 1. Cắt một tấm bìa hình tam giác cân. Hãy gấp tấm bìa đó sao cho hai cạnh bên trùng nhau để kiểm tra rằng hai góc ở đáy bằng nhau.
a) Tình các góc ở đáy của một tam giác cân viết góc ở đỉnh là 40
Hai thanh AB và AC vì kèo một mái nhà thường bằng nhau(h.119) và thường tạo với nhau một góc bằng:
Giải bài 51 trang 128 SGK Toán 7 tập 1. Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D thuộc cạnh AC, điểm E thuộc cạnh AB sao cho AD=AE.
Cho góc xOy có số đo, điểm A thuộc tia phân giác của góc đó. Kẻ AB vuông góc với Ox(B thuộc Ox), kẻ AC vuông góc với Oy(C thuộc Oy).
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 7
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 7
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 7
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 7
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 7
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 7
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 7
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 7
>> Xem thêm
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: