Lý thuyết Phát triển bền vững - Sinh học 12 Kết nối tri thức


Có nhiều khái niệm phát triển bền vững, các khái niệm này được thay đổi cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của các quốc gia trên thế giới.

BÀI 34. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

I. Khái niệm phát triển bền vững và mối tương tác giữa kinh tế - xã hội - môi trường

1. Khái niệm và mục tiêu phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng hay tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Phát triển bền vững là sự bảo đảm tăng trưởng kinh tế ổn định đi cùng với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.

Phát triển bền vững là một chiến lược lâu dài, được xây dựng và thực hiện có kế hoạch, phù hợp cho mỗi quốc gia, nhằm từng bước đạt được 17 mục tiêu toàn cầu mà Liên hợp quốc đã phát động cho giai đoạn 2015 - 2030.

2. Môi tương tác giữa kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình phát triển.

II. Phát triển bền vững trong 1 số lĩnh vực

1. Khái niệm và vai trò của phát triển nông nghiệp bền vứng

Nông nghiệp bền vững là phương thức canh tác nông nghiệp theo cách bền vững, để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm và dệt may hiện tại của xã hội, mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai.

Vai trò của nông nghiệp bền vững:
- Đối với kinh tế: Nông nghiệp bền vững đảm bảo an ninh lương thực cho con người, nâng cao chất lượng nông sản, tạo việc làm và thu nhập, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Đối với xã hội: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự đóng góp cụ thể của nông dân cho sự phát triển của xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, nâng cao thu nhập cho người nông dân, đảm bảo sức khoẻ cho con người, cải thiện chất lượng cuộc sống, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo gia đình phát triển bền vững, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội,...
- Đối với môi trường: Nông nghiệp bền vững bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh vật và phục hồi các hệ sinh thái.

2. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

Giáo dục khuyến khích

Ngăn ngừa

Khắc phục và nâng cao khả năng chịu đựng

3. Vai trò và các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên àl nguồn ựlc quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội. Có thể chia các loại tài nguyên thiên nhiên thành ba nhóm: tài nguyên có khả năng tái tạo, tài nguyên không có khả năng tái tạo và tài nguyên khí hậu. Tài nguyên thiên nhiên cần được khai thác hợp íl và bền vững để phục vụ cho sự phát triển lâu dài. Tuỳ thuộc vào từng nhóm tài nguyên mà con người sử dụng các biện pháp khai thác phù hợp. 

4. Vai trò của chính sách dân số đối với phát triển bền vững

Dân số có sự gia tăng phù hợp hoặc ổn định thì sẽ tạo nên một nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế, đồng thời chủ động được kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. 

5. Vai trò của giáo dục môi trường đối với phát triển bền vững

Giáo dục môi trường có mục tiêu tạo ra những công dân có đủ nhận thức, ý thức và năng lực bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, hướng tới phát triển bền vững.

6. Các hoạt động học sinh có thể làm để góp phần phát triển bền vững
Trang bị kiến thức về môi trường và phát triển bền vững.
Thể hiện chính kiến và thái độ đúng đắn với môi trường.
Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Tổ chức các hoạt động vì sự phát triển bền vững.
Trở thành các chuyên gia trong các lĩnh vực phát triển trong tương lai và luôn quan tâm đến phát triển bền vững trong lĩnh vực mà mình làm việc.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí