Lý thuyết Căn bậc ba Toán 9 Chân trời sáng tạo>
1. Căn bậc ba của một số Khái niệm căn bậc ba của một số thực
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
1. Căn bậc ba của một số
Khái niệm căn bậc ba của một số thực
- Cho số thực a. Số thực x thỏa mãn \({x^3} = a\) được gọi là căn bậc ba của a. - Mỗi số thực a đều có đúng một căn bậc ba, kí hiệu là \(\sqrt[3]{a}\). |
Trong kí hiệu \(\sqrt[3]{a}\), số 3 được gọi là chỉ số căn. Phép toán tìm căn bậc ba của một số gọi là phép khai căn bậc hai.
Chú ý: Từ định nghĩa căn bậc ba, ta có \({\left( {\sqrt[3]{a}} \right)^3} = \sqrt[3]{{{a^3}}} = a\).
Ví dụ:
\(\sqrt[3]{{64}} = \sqrt[3]{{{4^3}}} = 4\);
\(\sqrt[3]{{ - 27}} = \sqrt[3]{{{{\left( { - 3} \right)}^3}}} = - 3\).
2. Tính căn bậc ba của một số bằng máy tính cầm tay
Ta có thể sử dụng loại MTCT thích hợp để tính căn bậc ba của một số.
Ví dụ:
3. Căn thức bậc ba
Khái niệm
Với A là một biểu thức đại số, ta gọi \(\sqrt[3]{A}\) là căn thức bậc ba của A. |
Ví dụ: Với \(x = 60\), giá trị của \(\sqrt[3]{{2x + 5}}\) là:
\(\sqrt[3]{{2.60 + 5}} = \sqrt[3]{{125}} = \sqrt[3]{{{5^3}}} = 5\).
- Giải mục 1 trang 42, 43 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải mục 2 trang 44 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải mục 3 trang 44 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 1 trang 45 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 2 trang 45 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay