Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người trang 66, 67 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều>
Cho những thành phần sau:
33.1
Cho những thành phần sau:
(1) Máu.
(2) Nước tiểu.
(3) Dịch mô.
(4) Dịch bạch huyết.
(5) Dịch tiêu hoá.
Những thành phần thuộc môi trường trong cơ thể là:
A. (1), (2), (4).
B. (1), (4), (5).
C. (2), (3), (5).
D. (1), (3), (4).
Phương pháp giải:
Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
33.2
Phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa các thành phần môi trường trong cơ thể là sai?
A. Máu thực hiện trao đổi chất và trao đổi khí với tế bào thông qua dịch mô.
B. Dịch mô là dịch bao quanh tế bào.
C. Tập hợp dịch mô vào mạch bạch huyết tạo dịch bạch huyết.
D. Dịch bạch huyết đổ vào thận và thải ra ngoài.
Phương pháp giải:
Nước tiểu đổ vào thận và thải ra ngoài.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
33.3
Cho một số chỉ số dưới đây:
(1) Thân nhiệt.
(2) Hàm lượng nước trong tế bào.
(3) Hàm lượng chất tan trong huyết tương.
(4) Lượng mồ hôi thải ra.
(5) Lượng CO2 trong khí thở ra.
Những chỉ số nào thể hiện thành phần, tính chất môi trường trong cơ thể ?
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (4), (5).
Phương pháp giải:
Những điều kiện vật lí, hóa học của môi trường trong như nhiệt độ, huyết áp, pH, thành phần chất tan, … thể hiện thành phần, tính chất môi trường trong cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
33.4
Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan có chức năng bài tiết?
A. Ruột già.
B. Thận.
C. Da.
D. Phổi.
Phương pháp giải:
Các cơ quan bài tiết gồm: da, gan, thận, phổi.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
33.5
Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về các biện pháp phòng bệnh liên quan đến hệ bài tiết?
A. Cần uống đủ nước.
B. Tăng cường ăn thức ăn chế biến sẵn.
C. Không nhịn tiểu.
D. Không tự ý uống thuốc.
Phương pháp giải:
Để phòng bệnh về hệ bài tiết, mỗi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh. Ví dụ: uống đủ nước, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát có gas, vận động thể lực phù hợp, không tự ý uống thuốc, không nhịn tiểu. Ngoài ra, cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các mầm bệnh.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
33.6
Phương pháp điều trị nào dưới đây phù hợp với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối?
A. Truyền nước.
B. Uống thuốc nam.
C. Chạy thận nhân tạo.
D. Truyền máu.
Phương pháp giải:
Phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối là phương pháp chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
33.7
Vị trí thận mới được ghép vào cơ thể là
A. ngay đúng vị trí thận bị suy.
B. trong lồng ngực.
C. trong bóng đái.
D. trong ổ bụng, giữa thận bị suy và bóng đái.
Phương pháp giải:
Vị trí thận mới được ghép vào cơ thể là trong ổ bụng, giữa thận bị suy và bóng đái.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
33.8
Nối tên cơ quan bài tiết với sản phẩm bài tiết của cơ quan đó cho phù hợp.
Cơ quan bài tiết |
|
Sản phẩm bài tiết |
(1) Da |
a) Nước tiểu |
|
(2) Gan |
b) CO2 |
|
(3) Thận |
c) Dịch mật |
|
(4) Phổi |
d) Mồ hôi |
Phương pháp giải:
Sản phẩm bài tiết
Lời giải chi tiết:
(1) - d, (2) - c, (3) - a, (4) - b
33.9
Câu 9: Nối tên bệnh với nguyên nhân gây bệnh đó cho phù hợp.
Bệnh |
|
Nguyên nhân |
(1) Suy thận |
a) Nhiễm khuẩn |
|
(2) Viêm đường tiết niệu |
b) Uống ít nước, lắng đọng calcium |
|
(3) Sỏi đường tiết niệu |
c) Biến chứng của đái tháo đường |
Phương pháp giải:
Nguyên nhân gây bệnh
Lời giải chi tiết:
(1) - c, (2) - a, (3) - b
33.10
Hình dưới thể hiện nguyên lí hoạt động của máy chạy thận nhân tạo. Dung dịch A hay dung dịch B chứa chất thải? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dung dịch B chứa dịch từ máy lọc đi ra.
Lời giải chi tiết:
Dung dịch B. Vì dung dịch B chứa dịch từ máy lọc đi ra.
33.11
Nêu vai trò của bài tiết đối với việc duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
Phương pháp giải:
Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất độc
Lời giải chi tiết:
Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất độc, chất thừa sinh ra từ chuyển hoá; từ đó giúp duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
- Bài 34. Hệ thần kinh và các giác quan ở người trang 68, 69 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 35. Hệ nội tiết ở người trang 69, 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 36. Da và điều hoà thân nhiệt ở người trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 37. Sinh sản ở người trang 74, 75, 76 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 32. Hệ hô hấp ở người trang 63, 64, 65 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều