Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người trang 57, 58, 59 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều>
Quá trình tiêu hóa carbohydrate bắt đầu ở bộ phận nào?
29.1
Quá trình tiêu hóa carbohydrate bắt đầu ở bộ phận nào?
A. Ruột non.
B. Thực quản.
C. Dạ dày.
D. Miệng.
Phương pháp giải:
Quá trình tiêu hóa carbohydrate bắt đầu ở bộ miệng
Lời giải chi tiết:
D. Miệng.
29.2
Gan không có chức năng nào dưới đây?
A. Tạo chất nhờn.
B. Dự trữ glucose (đường).
C. Sản xuất mật tham gia vào chức năng tiêu hoá.
D. Loại bỏ các chất độc hại.
Phương pháp giải:
Chức năng của gan là tiết dịch mật, nhũ tương hóa lipid; đào thải độc tố.
Lời giải chi tiết:
A. Tạo chất nhờn.
29.3
Nước được hấp thu chủ yếu ở cơ quan nào dưới đây?
A. Gan.
B. Dạ dày.
C. Ruột già.
D. Thực quản.
Phương pháp giải:
Nước được hấp thu chủ yếu ở ruột già
Lời giải chi tiết:
C. Ruột già.
29.4
Chức năng nào dưới đây là chức năng chính của ruột già?
A. Tiêu hoá thức ăn.
B. Tiết dịch vị.
C. Tiết dịch mật.
D. Tái hấp thu nước và tạo phân.
Phương pháp giải:
Chức năng của ruột già:
-
Hấp thu nước và một số chất.
-
Cử động nhu ruột để đẩy chất cặn bã xuống trực tràng.
-
Tạo phân.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
29.5
Phát biểu nào dưới đây về enzyme amylase là đúng?
A. Do tuyến nước bọt và tuyến tụy tiết ra, có chức năng phân giải bột thành đường.
B. Do dạ dày tiết ra, có chức năng tiêu hoá protein thành amino acid.
C. Do ruột già tiết ra, có chức năng tiêu hoá chất xơ.
D. Do thực quản tiết ra, có chức năng tiêu hoá lipid.
Phương pháp giải:
Tuyến nước bọt và tuyến tụy có chứa enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
29.6
Trong quá trình tiêu hoá, thức ăn không đi qua được các cơ quan:
A. dạ dày, thực quản và ruột non.
B. gan, túi mật, tuyến nước bọt và tuyến tụy.
C. ruột già, ruột non và dạ dày.
D. khoang miệng, thực quản và dạ dày.
Phương pháp giải:
Thức ăn di chuyển qua các cơ quan thuộc ống tiêu hóa: khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
29.7
Cho các giai đoạn có trong quá trình tiêu hoá:
(1) Thức ăn được đảo trộn với dịch vị và tiêu hoá một phần.
(2) Phân được tích trữ ở trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn.
(3) Thức ăn được nghiền và đảo trộn với nước bọt.
(4) Thức ăn được trộn với dịch mật và dịch tụy.
(5) Các chất dinh dưỡng được hấp thụ.
(6) Thức ăn đi qua thực quản và vào dạ dày.
(7) Phần còn lại của thức ăn được chuyển hoá thành phân.
Trình tự các giai đoạn trong quá trình tiêu hoá là:
A. (4) → (1) → (2) → (5) → (6) → (3) → (7).
B. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → (7).
C. (3) → (6) → (1) → (4) → (5) → (7) → (2).
D. (2) → (3) → (4) → (6) → (5 )→ (1) → (7).
Phương pháp giải:
(3) → (6) → (1) → (4) → (5) → (7) → (2).
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
29.8
Những phát biểu nào dưới đây về quá trình dinh dưỡng là đúng?
(1) Dinh dưỡng là quá trình gồm 5 giai đoạn: thu nhận thức ăn, tiêu hoá thức hấp thu chất dinh dưỡng, tổng hợp và phân giải các chất, thải bã.
(2) Quá trình dinh dưỡng giúp cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
(3) Quá trình dinh dưỡng là một phần của quá trình tiêu hoá.
(4) Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được tế bào sử dụng thông qua quá trình dinh dưỡng.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).
Phương pháp giải:
Quá trình dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.
Quá trình tiêu hóa là quá trình phân hủy các phân tử thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thu.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
29.9
Những phát biểu nào dưới đây về bảng thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm là đúng?
(1) Bảng thông tin dinh dưỡng cung cấp thông tin về năng lượng, thành phần các chất dinh dưỡng.
(2) Không thể xác định được lượng chất dinh dưỡng chúng ta đã ăn từ loại thực phẩm đó bằng việc đọc thông tin trong bảng dinh dưỡng.
(3) Có thể xác định tỉ lệ phần trăm so với nhu cầu hằng ngày của các chất dinh dưỡng ở tất cả các loại bảng thông tin dinh dưỡng.
(4) Một số loại bảng thông tin dinh dưỡng có màu sắc để chỉ chất dinh dưỡng nào nên ăn hạn chế, chất dinh dưỡng nào nên ăn bổ sung.
A. (1), (2). B. (2), (4). C. (1), (4). D. (3), (4).
Phương pháp giải:
(2) sai. Có thể xác định được lượng chất dinh dưỡng chúng ta đã ăn từ loại thực phẩm đó bằng việc đọc thông tin trong bảng dinh dưỡng.
(3) sai. Có thể xác định tỉ lệ phần trăm so với nhu cầu hằng ngày của các chất dinh dưỡng ở một số loại bảng thông tin dinh dưỡng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
29.10
Những phát biểu nào dưới đây về chế độ dinh dưỡng hợp lí là đúng?
(1) Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày.
(2) Chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp cơ thể phát triển cân đối, phòng ngừa bệnh tật và nâng cao sức đề kháng.
(3) Chế độ dinh dưỡng hợp lí cung cấp đầy đủ, cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.
(4) Chế độ dinh dưỡng hợp lí cung cấp năng lượng phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Phương pháp giải:
Chế độ dinh dưỡng hợp lí
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
- Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người trang 59, 60, 61 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn trang 62, 63 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 32. Hệ hô hấp ở người trang 63, 64, 65 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người trang 66, 67 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 34. Hệ thần kinh và các giác quan ở người trang 68, 69 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều