Bài 12. Muối trang 26, 27, 28 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều>
Trong các chất NaCl, Mg(OH)2, CaO, MgCO3, ZnCl2, KOH, CuSO4, NH4NO3, số lượng muối là
12.1
Trong các chất NaCl, Mg(OH)2, CaO, MgCO3, ZnCl2, KOH, CuSO4, NH4NO3, số lượng muối là
A.3.
B.4.
C.5.
D.6.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của muối
Lời giải chi tiết:
Số lượng muối là : NaCl, MgCO3, ZnCl2, CuSO4, NH4NO3
Đáp án: C
12.2
Trong các muối NaCl, CaCO3, KNO3, BaSO4, CuSO4, AgCl, MgCO3, số lượng muối tan trong nước là
A.3.
B.4.
C.5.
D.6.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của muối
Lời giải chi tiết:
Số lượng muối là : NaCl, KNO3 , CuSO4
Đáp án: B
12.3
Viết công thức hóa học và gọi tên hai muối acid HCl, H2SO4, HNO3
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của muối
Lời giải chi tiết:
Acid |
Công thức hóa học |
Tên gọi |
HCl |
FeCl2 |
Iron(II) chloride |
H2SO4 |
CuSO4 |
Copper (II) sulfate |
K2SO4 |
Potassium sulfate |
|
HNO3 |
Mg(NO3)2 |
Magnesium nitrat |
12.4
Có một số muối sau: MgSO4, KNO3, Ca3(PO4)2, KCl
a) Viết công thức hóa học của các acid tương ứng với các muối trên.
b) Viết tên gọi của các muối trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của muối
Lời giải chi tiết:
Muối |
Tên gọi |
Acid |
MgSO4 |
Magnesium sulfate |
H2SO4 |
KNO3 |
Potassium nitrate |
HNO3 |
Ca3(PO4)2 |
Calcium phosphate |
H3PO4 |
KCl |
Potassium chloride |
HCl |
12.5
Các chất sau: K2SO4, NaNO3, Ca(OH)2, CaCO3, KOH, HNO3, CO2, SO3, NaOH, H2O là các chất phản ứng với các chất sản phẩm của ba phản ứng hóa học khác nhau. Hãy viết ba phương trình hóa học từ các chất trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của muối
Lời giải chi tiết:
2KOH + SO3 → K2SO4 + H2O
NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
12.6
Cho hai dung dịch muối NaCl, Na2CO3 lần lượt vào các dung dịch HCl, BaCl2
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
b) Phản ứng nào tạo ra chất khí, phản ứng nào tạo ra chất kết tủa (không tan trong nước?
c) Dựa vào hiện tượng của các phản ứng trên, nêu cách phân biệt hai dung dịch muối NaCl và Na2CO3 bằng dung dịch HCl, dng dịch BaCl2
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của muối
Lời giải chi tiết:
a) Phương trình hóa học:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
b) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch HCl, BaCl2 thì không có phản ứng hoá học xảy ra.
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl thì có phản ứng hoá học xảy ra và tạo thành chất khí thoát ra khỏi dung dịch.
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2 thì có phản ứng hoá học xảy ra và tạo thành chất không tan màu trắng.
c) Phân biệt hai dung dịch NaCl và Na2CO3 dựa vào các hiện tượng trên khi cho vào dung dịch HCl hoặc BaCl2.
12.7
Chọn các chất thích hợp để điền vào vị trí ? và hoàn thành các phương trình hóa học
a) CO2 + ? ? K2CO3 + H2O
b) Na2CO3 + ? ? BaCO3 + NaCl
c) Cu + ? ? Cu(NO3)2 + Ag
d) KOH + ? ? Mg(OH)2 + K2SO4
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của muối
Lời giải chi tiết:
a) CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
b) Na2CO3 + BaCl2 → BaCO2 + 2NaCl
c) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
d) 2KOH + MgSO4 → Mg(OH)2 + K2SO4
12.8
Các chất A, B, C là chất phản ứng, chất sản phẩm trong các phản ứng sau:
a) Mg + ? -? B + H2
b) B + NaOH ? Mg(OH)2 + C
c) C + AgNO3 ? AgCl + NaNO3
Xác định công thức hóa học của A, B, C và hoàn thành các phương trình hóa học trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của muối
Lời giải chi tiết:
a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
b) MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
c) NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
12.9
Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:
NaOH ? Na2CO3 ? Na2SO4 ? NaCl
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của muối
Lời giải chi tiết:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
Na2SO4 + BaCl2 → NaCl + BaSO4
12.10
Cho ba chất sau: Ba(OH)2, BaCl2 và BaCO3. Lập sơ đồ chuyển hóa giữa các chất trên và viết các phương trình hóa học của phản ứng minh họa.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của muối
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ 1: Ba(OH)2 →(1) BaCl2 →(2) BaCO3
Sơ đồ 2: Ba(OH)2 →(3) BaCO3 →(4) BaCl2
Phương trình hóa học:
(1) Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
(2) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
(3) Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
(4) BaCO3 + HCl → BaCl2 + CO2 + 2H2O
12.11
Cho các chất sau: Mg, MgCl2, MgO, Mg(OH)2, MgSO4.
a) Lập sơ đồ chuyển hóa giữa các chất trên.
b) Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa đã lập.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của muối
Lời giải chi tiết:
a) Sơ đồ chuyển hóa giữa các chất:
Sơ đồ 1: Mg →(1) MgO →(2) MgCl2 →(3) Mg(OH)2 →(4) MgSO4
Sơ đồ 2: Mg →(1) MgO →(2) MgSO4 →(3) Mg(OH)2 →(4) MgCl2
Sơ đồ 3: Mg →(1) MgO →(2) MgSO4 →(3) MgCl2 →(4) Mg(OH)2
b) Phương trình hóa học:
2Mg + O2 → 2MgO
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4
MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4
Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
12.12
Cho một chiếc đinh sắt vào 20 ml dung dịch CuSO4 0,1 m. Sau phản ứng kết thúc, thấy có kim loại màu đỏ được tạo thành.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
b) Giả sử CuSO4 trong dung dịch phản ứng hết, tính khối lượng kim loại màu đỏ được tạo ra
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của muối
Lời giải chi tiết:
nCuSO4 = CM x V = 0,1 x 20 x 10−3 = 2 x10−3 (mol)
PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Theo PTHH: nCuSO4 = nCu
=> mCu = 2 x 10−3 x 64 = 0,128 (gam).
12.13
Cho 50 ml dung dịch Na2CO3 0,1 M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0.1 M, thu được dung dịch NaCl và khí CO2 thoát ra.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của muối
Lời giải chi tiết:
nNa2CO3=0,1 x 50 x 10−3=5 x 10−3 (mol).
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Theo PTHH:
nHCl = 2 nNa2CO3 = 2 x 5 x 10−3 = 0,01 (mol).
nCO2= nNa2CO3 =5 x 10−3 (mol).
a) Thể tích dung dịch HCl đã dùng:
VHCl = nCM =0,01 x 0,1 = 0,1 (lít).
b) Thể tích khí CO2 (ở đktc) được tạo thành:
VCO 2= nCO2 x 24,79= 5 x 10−3 x 24,79 = 0,124 (lít).
- Bài 13. Phân bón hóa học trang 28, 29 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 11. Oxide trang 25, 26 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 10. Thang pH trang 23, 24, 25 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 9. Base trang 22, 23 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 8. Acid trang 21, 22 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều