I. Tình huống - vấn đề - Bài 2: Tự chủ


Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 7, 8, 9 sách bài tập tình huống Giáo dục công dân 9. Bao giờ Thanh cũng tự mình học bài, làm bài, gặp bài khó thì đào sâu suy nghĩ, cố gắng tự mình tìm cách làm ....

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Bao giờ Thanh cũng tự mình học bài, làm bài, gặp bài khó thì đào sâu suy nghĩ, cố gắng tự mình tìm cách làm. Còn Lan thì ngược lại, học bài lớt phớt, không kĩ, gặp bài khó thì chưa suy nghĩ đã hỏi người khác, nhờ người khác làm hộ.

- Em có ý kiến gì về thái độ, thói quen trong cách học tập của Thanh và Lan ? Theo cách học của Thanh, em thấy có gì thuận lợi, khó khăn ? Em liên hệ với cách học tập của bản thân mình.

Lời giải chi tiết:

Theo em, thái độ thói quen học tập của Thanh rất đáng khen và đáng để chúng ta noi theo. Còn thái độ thói quen học tập của Lan là lười biếng, ỷ lại vào người khác đáng phê bình.

- Theo cách học của Thanh có thuận lợi: chủ động hơn trong học tập, nắm vững kiến thức và nhớ kiến thức sâu hơn. Khó khăn: tốn thời gian suy nghĩ khi gặp bài quá khó.

- Theo bản thân em thì em sẽ nghe giảng trên lớp sau đso về nhà làm bài và hoc bài để bổ sung kiến thức và nắm rõ kiến thức hơn. Em cũng cố gắng tìm tòi tự mình giải của những bài tập khó.

Quảng cáo
decumar

Câu 2

Trong các trường hợp sau đây, theo em, cần giải quyết như thế nào nếu em biết tự chủ :

- Em đi xe đạp hoặc đi bộ ngoài đường, đúng luật, bị người khác đi sai luật, va quệt vào em nhưng người đó lại gây gổ, cãi vã và cho rằng họ đi đúng luật ?

- Trường hợp ngược lại, em đi sai luật, em giải quyết như thế nào ?

- Học lực của em ở mức trung bình, có phần yếu nên khả năng thi tốt nghiệp Trung học cơ sở khó tránh khỏi bị điểm thấp và không thể vào lớp 10 ở các trường chất lượng cao, thậm chí cũng có thể em thi hỏng.

Lời giải chi tiết:

Em sẽ giải quyết nếu em biết tự chủ:

- Em sẽ bình tĩnh, cố gắng nói cho họ hiểu về luật giao thông

- Em sẽ xin lỗi người bị va quyệt và tự rút kinh nghiệm lần sau để không vi phạm luật.

- Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, ôn thi và chọn trường phù hợp với khả năng của mình.

Câu 3

Bác Tùng nổi tiếng là người thương con nhưng không chiều con. Từ khi con ông mới chập chững biết đi, thậm chí khi bị vấp ngã, ít khi bác đỡ dậy mà thường khuyến khích con tự đứng lên. Vì thế, ngay từ nhỏ, con bác đã làm được nhiều việc như : tắm rửa, tự mặc quần áo, ăn cơm.

Những lúc như vậy, con bác thường tỏ ra thích thú khi chủ động hoàn thành nhiệm vụ. Một lần, khi Minh - con trai bác đi thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố, bác rất phấn khởi nhưng không như các gia đình khác đưa con đi thi mà bác gọi con đến, bảo :

- Con lớn rồi, tự thu xếp đi một mình được không ?

- Dạ, được ạ. Con sẽ đi ôtô khách, bố nhé.

Thấy thế, mẹ đưa cho Minh một ít tiền, âu yếm nói với con :

- Bố mẹ chỉ có ngần này tiền thôi, con hãy tự lo cho mình nhé.

Cầm số tiền của mẹ đưa cho, Minh rất vui, vội đếm lại :

- Ôi ! Sao bố mẹ cho con nhiều thế ?

- Con có thể tự chi tiêu theo yêu cầu của mình. Nhưng nhớ là phải biết tiết kiệm. Nếu cần, có thể giúp đỡ bạn cùng di thi với con.

Minh vui vẻ nghe theo lời bố mẹ, cảm thấy như mình đã lớn, tự lo được rất nhiều việc và trước khi quyết định việc gì, đều suy nghĩ nên làm hay không nên làm rồi tự vạch ra kế hoạch để thực hiện. Giờ đây, tuy đã ở tuổi ngoài hai mươi, là sinh viên đại học nhưng Minh không chỉ học giỏi mà còn có ý chí vững vàng để thực hiện hoài bão của mình.

Phòng theo Anh Thi

(Báo Hànộimới cuối tuần ngày 15-3-2003)

Gợi ý :

- Nhờ bố giáo dục, Minh đã rèn luyện được tinh thần chủ động, ý thức tự chủ trong công việc ở nhà. Em nêu lại một số việc làm của Minh.

- Trong truyện có một câu có thể rút ra để em theo gương của Minh mà tự rèn luyện tinh thần tự chủ. Đó là câu nào ? Em lấy công việc hằng ngày của em để chứng minh, giải thích câu ấy.

Lời giải chi tiết:

– Minh đã làm được rất nhiều việc ở nhà: tắm rửa, tự mặc quần áo, ăn cơm.

- Trong truyện có một câu mà em rút ra để noi gương của Minh: trước khi quyết định việc gì đều suy nghĩ có nên làm hay không nên làm rồi tự vạch ra kế hoạch để thực hiện. Hàng ngày trước khi quyết định làm việc gì em đều suy nghĩ kĩ càng trước khi thực hiện, em lập ra thời gian biểu cho bản thân và viết những điều cần làm cho mỗi tháng vào quyển sổ nhỏ.

Câu 4

Từ ngữ liên quan đến tính tự chủ như : tự lực, tự lập, chủ động, tự giác... Và ngược với tự chủ là : ỷ lại, ngại khó...

- Em giải thích các từ ngữ trên, lấy ví dụ trong đời sống hằng ngày để chứng minh.

Lời giải chi tiết:

Giải thích:

- Tự lực: tự sức mình, với sức lực của bản thân, không nhờ cậy ai.

- Tự lập: tự xây dựng cuộc sống cho mình, không ỷ lại, nhờ vả người khác.

- Chủ động: tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người khác hay hoàn cảnh bên ngoài.

- Tự giác: tự mình hiểu mà làm không cần sự nhắc nhở, đốc thúc của người khác

- Ỷ lại : dựa vào công sức của người khác, tự bản thân không chịu cố gắng.

- Ngại khó: sợ khó khan gian khổ thử thách, không dám đối đầu.

Câu 5

Tự chủ trước hết là làm chủ bản thân. Tại sao có thể nói nếu làm chủ được bản thân thì có khả năng làm chủ được xã hội và làm chủ được thiên nhiên. Em nêu lên một số ví dụ để chứng minh ý kiến nêu trên.

Lời giải chi tiết:

Có thể nói nếu làm chủ được bản thân thì có khả năng làm chủ được xã hội, làm chủ được thiên nhiên vì: làm chủ được bản thân thì con người sẽ làm chủ được suy nghĩ tình cảm hành vi của chính mình, luôn có thái độ bình tĩnh tự tin. Từ đó giúp ta đứng vững trước những khó khan, cám dỗ vũng bước trên con đường mình chọn và bước đến thành công. Ví dụ như  một lớp trưởng khi làm chủ được mình điều chỉnh được hành vi lời nói trong trường hợp khó khăn, áp lực thì lời nói mới có sức nặng mới điều khiển được tập thể vững mạnh.

Câu 6

Đời nhà Tấn, Lạc Quảng mời một người bạn tới uống rượu. Sau khi về nhà, người đó bị bệnh Lạc Quảng đến thăm hỏi chuyện, người bạn cho biết :

- Lúc uống rượu tôi nhìn thấy có con rắn trong cốc, nhưng vì vui nên phải uống cạn chén, về nhà bị đau bụng, thành ra bệnh nặng.

Lạc Quảng kinh ngạc, về nhà xét rất kĩ các bình rượu, không thấy rắn, quay đi tìm cách khác. Lạc Quảng liền ngồi uống rượu đúng chỗ mà người bạn đã ngồi hôm nọ. Nhờ vậy, ông phát hiện ra bóng cây cung treo trên tường chiếu vào trong rượu, ngoằn ngoèo giống như con rắn vậy.

Lạc Quảng liền báo cho bạn biết nguyên nhân. Người bạn lập tức khỏi bệnh ngay, chẳng cần thuốc thang gì cả !

Theo Đại Lãn

(Tinh hoa cổ học. NXB Đà Nẵng, 2002, tr1. 1 )

Gợi ý : Lo sợ hão huyền như người bạn của Lạc Quảng có phải là thiếu tự chủ bản thân không ? Em phân tích tác hại của lo sợ hão huyền trong câu chuyện và nói chung trong cuộc sống thường ngày.

Lời giải chi tiết:

Lo sợ hão huyền như người bạn của Lạc Quảng không phải là thiếu tự chủ. Tác hại của lo sợ hão huyền sẽ tạo cảm giác lo sợ không đáng, ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của mỗi người khiến ta nản chí trước những khó khăn thử thách, không hoàn thành tốt công việc.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 13 phiếu

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.