Giải bài tập Mắt sói trang 3 vở thực hành ngữ văn 8>
Đọc phần tóm tắt tác phẩm ở cước chú (1) trong SGK (tr.6) và điền thông tin vào sơ đồ mạch truyện sau đây để làm rõ cốt truyện đa tuyến trong tác phẩm Mắt sói.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1
Bài tập 1 (trang 3, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Đọc phần tóm tắt tác phẩm ở cước chú (1) trong SGK (tr.6) và điền thông tin vào sơ đồ mạch truyện sau đây để làm rõ cốt truyện đa tuyến trong tác phẩm Mắt sói.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần chú thích trong tác phẩm để điền thông tin phù hợp vào sơ đồ mạch truyện.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Bài tập 2 (trang 4, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Đọc Chương 2 trong SGK (tr.6-9) và điền nội dung phù hợp vào sơ đồ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ Chương 2 để điền nội dung vào sơ đồ.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Bài tập 3 (trang 4, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Đọc phần (2) Chương 2 trong SGK (tr.7-8) và thực hiện các yêu cầu: Điền các thông tin theo gợi dẫn vào sơ đồ và khái quát đặc điểm tính cách nhân vật Sói Lam.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ Chương 2 để điền nội dung vào sơ đồ và rút ra đặc điểm tính cách
Lời giải chi tiết:
→ Đặc điểm tính cách của nhân vật Sói Lam: Sói Lam là một con sói dũng cảm và rất yêu gia đình, yêu thương đứa em gái bé bỏng. Khi biết em bị nạn, nó đã không chút do dự lao đến cứu em, không màng đến mạng sống và sự an nguy của bản thân - một con sói không bao giờ đùa, “nghiêm túc”, “uyên bác”, tính cách “vô cùng là sói”.
Câu 4
Bài tập 4 (trang 5, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Đọc phần (3) Chương 3 trong SGK (tr.9-10) và điền nội dung phù hợp vào bảng dưới đây:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ Chương 3 để điền nội dung cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Bài tập 5 (trang 5, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Đọc phần (4) Chương 3 trong SGK (tr.10-12) và điền nội dung phù hợp vào bảng dưới đây:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ Chương 3 để điền nội dung cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết thể hiện tình cảm của Phi Châu với lạc đà Hàng Xén |
Chi tiết thể hiện suy nghĩ của Phi Châu về sư tử |
Chi tiết thể hiện thái độ tình cảm của Phi Châu với Báo |
Phi Châu “mất hàng giờ” để tìm lạc đà Hàng Xén – người bạn đầu tiên của cậu bé |
Nếu thi thoảng có sư tử hay báo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói |
Phi Châu kết bạn với Báo bằng tâm hồn tinh tế, tĩnh lặng, sự thấu cảm sâu sắc. |
Từ bảng trên, ghi lại cảm nhận về nhân vật Phi Châu: Phi Châu là một cậu bé có tâm hồn trong sáng, sâu sắc, tinh tế, có tấm lòng nhân hậu, trân trọng tình bạn, yêu thương loài vật, tôn trọng thiên nhiên. |
Câu 6
Bài tập 6 (trang 6, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Vai trò của hình ảnh mắt sói, mắt người trong việc tổ chức các sự kiện của cốt truyện.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bộ văn để chỉ ra vai trò của hình ảnh trong việc tổ chức các sự kiện.
Lời giải chi tiết:
Mắt sói được đánh giá là “Một cuộc gặp gỡ kì lạ, được kể lại một cách xuất sắc” (Astrapi). Trong tác phẩm, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba nhưng có lúc được chuyển sang ngôi thứ nhất qua lời của nhân vật. Ở đoạn trích, câu chuyện được kể bằng lời ngôi thứ ba nhưng chủ yếu theo điểm nhìn bên trong (kể qua cảm nhận của nhân vật). Nhà văn Pennac đã xây dựng câu chuyện với cốt truyện đa tuyến mới lạ và đầy tính sáng tạo, truyện lồng truyện. Đan xen trong cốt truyện chính kể về cuộc gặp gỡ của Phi Châu và Sói Lam là cốt truyện riêng về cuộc đời của từng nhân vật. Lời kể của nhiều nhân vật tạo nên những góc nhìn đa chiều, gợi sự tò mò và hứng thú nơi người đọc. Ngôn ngữ kể chuyện trong sáng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ thơ.
Câu 7
Bài tập 7 (trang 6, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
- Qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Châu Phi, tác giả muốn ca ngợi.
- Qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Châu Phi, tác giả muốn phê phán:
- Tác động của câu chuyện đến suy nghĩ và tình cảm của em:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bộ văn bản để đưa ra điều tác giả ca ngợi, phê phán và chỉ ra tác động đến suy nghĩ và tình cảm.
Lời giải chi tiết:
- Qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Châu Phi, tác giả muốn ca ngợi: tình yêu thương động vật, tình cảm anh em, tình bạn, sự hi sinh, thái độ tôn trọng thiên nhiên,... của cậu bé Phi Châu và Sói Lam.
- Qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Châu Phi, tác giả muốn phê phán: cách ứng xử thô bạo, tham lam của con người với thế giới tự nhiên.
- Tác động của câu chuyện đến suy nghĩ và tình cảm của em: Qua câu chuyện, em thấy được rằng không chỉ con người mà loài vật cũng có quá khứ, có những tình cảm gắn bó sâu sắc và thiêng liêng. Con người phải biết yêu thương động vật và sống hòa thuận với chúng. Đồng thời biết mở lòng đón nhận những tình cảm, những người bạn mới, cùng bạn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
Câu 8
Bài tập 8 (trang 6, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) kể lại sự kiện “Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết” (bằng lời của nhân vật Báo)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bộ văn bản để kể lại sự kiện bằng lời nhân vật Báo.
Lời giải chi tiết:
Phi Châu là một cậu bé mồ côi, vì chiến tranh mà phải rời xa quê hương lưu lạc khắp đó đây. Tuy rằng cuộc sống của cậu rất khổ sở và đáng thương, nhưng chưa bao giờ tôi thấy cậu than trách nửa lời. Cậu có những tình cảm chân thành và rất biết yêu thương các loài vật, cũng bởi vậy mà tôi và cậu ta đã trở thành những người bạn thân thiết. Trước khi trở nên thân thiết với tôi, cậu bé có một người bạn là lạc đà Hàng Xén. Nhờ cu cậu lạc đà ấy mà Phi Châu đã không bị lão Toa buôn bỏ lại giữa đường. Nhưng sau đó, cậu vẫn bị lão buôn bán cho vua Dê. Tại đây, cậu thông minh và yêu thương động vật nên chăn cừu rất giỏi. Phi Châu cũng dành nhiều thời gian bên tôi và chúng tôi đã trở thành đôi bạn thân thiết. Chúng tôi cùng nhau chăn dê và cừu cho vua Dê, sống những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc.
- Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 7 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
- Giải bài tập Lặng lẽ Sapa trang 9 vở thực hành ngữ văn 8
- Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 11 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
- Giải bài tập Bếp lửa trang 13 vở thực hành ngữ văn 8
- Giải bài tập Chiếc lá cuối cùng trang 15 vở thực hành ngữ văn 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài tập Luyện tập tổng hợp trang 95 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
- Giải bài tập Ôn tập kiến thức trang 89 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
- Giải bài tập Thực hành nói và nghe trang 87 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
- Giải bài tập Thực hành viết trang 85 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
- Giải bài tập Đọc để đồng hành và chia sẻ trang 83 vở thực hành ngữ văn 8
- Giải bài tập Luyện tập tổng hợp trang 95 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
- Giải bài tập Ôn tập kiến thức trang 89 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
- Giải bài tập Thực hành nói và nghe trang 87 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
- Giải bài tập Thực hành viết trang 85 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
- Giải bài tập Đọc để đồng hành và chia sẻ trang 83 vở thực hành ngữ văn 8