Giải bài tập 10 trang 73 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo>
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 18 cm, AC = 24 cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỉ số lượng giác của góc C.
Đề bài
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 18 cm, AC = 24 cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỉ số lượng giác của góc C.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Đọc kĩ dữ liệu đề bài để vẽ hình
- Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông để tính cạnh huyền
- Dựa vào tỉ số lượng giác của góc nhọn. Xét tam giác vuông:
+ Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh huyền được gọi là sin, kí hiệu sin.
+ Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh huyền được gọi là côsin, kí hiệu cos.
+ Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh kề được gọi là tang, kí hiệu tan.
+ Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh đối được gọi là côtang , kí hiệu cot.
- Dựa vào nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cos góc kia, tan góc này bằng cot góc kia.
Lời giải chi tiết
Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác ABC vuông tại A, ta có:
BC = \(\sqrt {A{B^2} + A{C^2}} = \sqrt {{{18}^2} + {{24}^2}} = 30\) cm
Các tỉ số lượng giác của góc \(\widehat B\) và \(\widehat C\) là:
sin \(\widehat B\) = cos \(\widehat C\) = \(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{24}}{{30}} = \frac{4}{5} =0,8\)
cos \(\widehat B\) = sin \(\widehat C\) = \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{18}}{{30}} = \frac{3}{5} = 0,6\)
tan \(\widehat B\) = cot \(\widehat C\) = \(\frac{{AC}}{{AB}} = \frac{{24}}{{18}} = \frac{4}{3} \approx 1,3\)
cot \(\widehat B\) = tan \(\widehat C\) = \(\frac{1}{{\tan \widehat B}} = \frac{3}{4} = 0,75 \approx 0,8\)
- Giải bài tập 11 trang 73 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 12 trang 73 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 13 trang 73 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 14 trang 73 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 15 trang 73 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay