

Giải bài 20 trang 104 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Khẳng định nào sau đây là SAI?
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề bài
Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Khẳng định nào sau đây là SAI?
A. Nếu có mặt phẳng (Q) chứa đường thẳng a và cắt (P) theo giao tuyến b thì b song song với a.
B. Trong mặt phẳng (P) có vô số đường thẳng chéo nhau với a.
C. Đường thẳng a không có điểm chung với mặt phẳng (P).
D. Trong mặt phẳng (P) có duy nhất một đường thẳng song song với a.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng các tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng để kiểm tra các đáp án.
Lời giải chi tiết
Đáp án A đúng vì theo tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng: Với đường thẳng a song song với mặt phẳng (P), và mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) theo giao tuyến b thì a song song với b.
Đáp án B đúng, giả sử trên (P) ta lấy đường thẳng b sao cho a song song với b, và một đường thẳng c⊂P bất kì sao cho b cắt c, thì khi đó a và c là hai đường thẳng chéo nhau.
Đáp án C đúng, vì theo định nghĩa, đường thẳng song song với mặt phẳng khi chúng không có điểm chung.
Đáp án D sai, giả sử trên (P) ta lấy đường thẳng b sao cho a song song với b, và một đường thẳng c⊂P bất kì sao cho b song song với c, thì ta suy ra a cũng song song với c.
Đáp án cần chọn là đáp án D.


- Giải bài 21 trang 104 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
- Giải bài 22 trang 104 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
- Giải bài 23 trang 104 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
- Giải bài 24 trang 104 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
- Giải bài 25 trang 104 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Cánh diều - Xem ngay
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các bài khác cùng chuyên mục