Bài 2. Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 9, 10, 11, 12 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức


Khi lau bảng bằng khăn ẩm (Hình 1), chỉ một lát sau bảng khô. Vậy nước ở bảng đã đi đâu?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Khi lau bảng bằng khăn ẩm (Hình 1), chỉ một lát sau bảng khô. Vậy nước ở bảng đã đi đâu?


Phương pháp giải:

Học sinh tham khảo tính chất của nước để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bảng khô vì nước ở bảng đã bay hơi.

? mục 1 TH1

Quan sát hình 2, hãy ghi chép sự thay đổi đã xảy ra với nước trong khay.


 

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sự thay đổi đã xảy ra với nước trong khay

a - Nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn.

b - Nước đá từ thể rắn chuyển thành thể lỏng.

? mục 1 TH2

Chuẩn bị: 1 cốc, đĩa, nước nóng, găng tay vải.

Tiến hành: 

- Đeo găng tay.

- Rót nước nóng vào cốc (Hình 3a), quan sát và ghi chép hiện tượng xảy ra. 

- Úp đĩa vào cốc nước nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa lên (Hình 3b). Quan sát và ghi chép hiện tượng xảy ra ở mặt trong của đĩa.

Từ các hiện tượng quan sát được ở trên, hãy:

- Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào.

- Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình.

Phương pháp giải:

Quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Hiện tượng:

+ Rót nước nóng vào cốc thấy có hơi nước thoát ra.

+ Úp đĩa vào cốc nước nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa lên thấy có hơi nước ngưng tụ trên đĩa.

- Từ các hiện tượng quan sát được ở trên rút ra:

+ Nước có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.

+ Hình 3a: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

+ Hình 3b: Hơi nước chuyển từ thể khí sang thể lỏng

? mục 1 TH3

Quan sát hình 4, hãy trả lời các câu hỏi sau đây để hoàn thành sơ đồ mô tả sự chuyển thể của nước. 

- Từ còn thiếu ở hình 4b là gì?

- Hiện tượng nào tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) mô tả sự chuyển thể của nước?


Phương pháp giải:

Nhìn các hình vẽ, mỗi hình tương ứng với mỗi thể của nước

Lời giải chi tiết:

- Từ còn thiếu ở hình 4b là: "Thể lỏng"

- Hiện tượng tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) là:

(1) Nóng chảy

(2) Bay hơi

(3) Ngưng tụ

(4) Đông đặc.

? mục 1 CH

Quan sát hình 5 và cho biết sự chuyển thể xảy ra trong mỗi hình.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào các thể của nước từ đó suy luận về sự chuyển thể trong các hình vẽ.

Lời giải chi tiết:

Hình a – Sự nóng chảy của nước.

Hình b – Sự đông đặc của nước.

Hình c – Sự ngưng tụ của nước.

Hình d – Sự bay hơi của nước

? mục 2 TH1

Quan sát và đọc thông tin trong hình 6.

 

Hãy cho biết:

- Mây được hình thành như thế nào?

- Nước mưa từ đâu ra?

- Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên? Sự chuyển thể đó có lặp đi lặp lại không?

- Vì sao "Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng đối với chúng ta?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình vẽ để trả lời câu hỏi tương ứng.

Lời giải chi tiết:

- Sự hình thành mây: 

+ Mặt Trời làm nước ở trên mặt đất, sông, hồ, biển … nóng lên và bay hơi vào không khí.

+ Hơi nước trong không khí lạnh dần, ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng.

+ Những giọt nước nhỏ tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn, tạo thành đám mây đen.

- Sự hình thành mưa: Những đám mây tích nước do hiện tượng nước bốc hơi lên, sau đó va chạm lẫn nhau tạo thành sét và mưa rơi.

- Sự chuyển thể của nước diễn ra trong tự nhiên: Mặt trời làm nước nóng lên và bay hơi; hơi nước gặp lạnh ngưng tụ và rơi xuống thành mưa; Sự chuyển thể đó cứ lặp đi lặp lại tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- "Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng với chúng ta bởi vì nước rất quan trọng với đời sống con người cũng như những sinh vật trên trái đất, có thể kể đến như: 

+)Nước cung cấp nguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt, các hoạt động thủy điện, thủy lợi

+) Sự bốc hơi nước làm tản nhiệt độ và làm cho không khí trong lành hơn, ...

? mục 2 HĐ2

Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo gợi ý ở hình 7 và hoàn thiện hình bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

 

- Từ nào trong các từ: hơi nước, mây đen, mây trắng, giọt mưa phù hợp với ô chữ A, B, C, D?

- Từ nào trong các từ in đậm ở hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4), (5) trên hình 7?

Phương pháp giải:

Dựa vào sơ đồ trên, điền các từ hoặc cụm từ còn thiếu.

Lời giải chi tiết:

+) A - hơi nước; B - mây trắng; C - mây đen; D - giọt mưa.

+) (1) - bay hơi; (2) - ngưng tụ; (3) - tiếp tục ngưng tụ; (4) - mưa; (5) - trở về.

? mục 2 CH

Hãy nói về “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” sau khi hoàn thành sơ đồ.

Phương pháp giải:

Học sinh dựa vào sơ đồ trên, mô tả vòng tuần hoàn của nước theo ý hiểu của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Trong điều kiện tự nhiên, nước từ mặt đất, sông, hồ, biển,... bay hơi vào trong không khí rồi ngưng tụ thành giọt nước nhỏ li ti. Những giọt nước lớn dần rồi rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển,... Hiện tượng đó được lặp đi lặp lại tạo thành "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên"

Em có thể 1

Giải thích được vì sao trong quá trình sản xuất muối ăn, người dân phơi nước biển dưới ánh mặt trời lại thu được các hạt muối (Hình 8).

 

Phương pháp giải:

Căn cứ vào tính chất của nước biển (mặn do chứa nhiều thành phần muối) và sự chuyển thể của nước để trả lời

Lời giải chi tiết:

Nước biển chứa nhiều muối và nước. Khi phơi, nước sẽ bốc hơi hết và để lại hạt muối.

Em có thể 2

Giải thích được mưa hình thành như thế nào.

Phương pháp giải:

Học sinh dựa vào sự chuyển thể của nước để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sự hình thành mưa:

+) Mặt Trời làm nước ở trên mặt đất, sông, hồ, biển … nóng lên và bay hơi vào không khí.

+) Hơi nước trong không khí lạnh dần, ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng.

+) Những giọt nước nhỏ tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn, tạo thành đám mây đen.

+) Những giọt nước lớn trong đám mây đen, sau khi tích tụ đủ đầy và qua quá trình va chạm giữa các đám mây dẫn đến giọt nước rơi xuống thành mưa.

Em có thể 3

Làm cho nước chuyển từ thể này sang thể khác để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày

Phương pháp giải:

Học sinh có thể lấy ví dụ từ những hiện tượng đơn giản gần gũi như việc làm đá, sự ngưng tụ khi nấu ăn,...

Lời giải chi tiết:

Một số ví dụ:

- Nước đông đặc thành đá để giải khát trong những ngày nắng nóng;

- Nước bay hơi được sử dụng xông hơi làm cải thiện sức khỏe con người,...


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí