Bài 17. Chăm sóc cây trồng vật nuôi trang 64, 65, 66, 67 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức>
Hãy kể một số việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Mở đầu
Hãy kể một số việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Lời giải chi tiết:
Một số việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Tưới cây, bón phân.
- Bắt sâu cho cây trồng.
- Cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, khỏe mạnh.
- Chăm sóc vật nuôi khi thời tiết chuyển mùa.
? mục 1 HĐ1
Quan sát hình 1 và cho biết:
- Các bạn nhỏ trong hình đang làm gì để chăm sóc cây trồng?
- Các hoạt động đó đáp ứng nhu cầu sống nào của cây?
- Kể một số việc làm chăm sóc cây trồng mà em đã thực hiện.
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát hình và đánh giá hoạt động của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Hình |
Hoạt động |
Nhu cầu của hoạt động |
a |
Tưới cây |
Cung cấp nước cho cây |
b |
Bón phân |
Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây |
c |
Vun xới đất |
Thêm đất màu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng đồng thời hạn chế bốc hơi nước. |
d |
Tắm nắng cho cây |
Cung cấp ánh sáng mặt trời cho cây quang hợp |
? mục 1 HĐ2
Quan sát hình 2 và cho biết:
- Cây nào thích hợp ở nơi bóng râm, cây nào cần nhiều nắng?
- Cây nào cần ít nước, cây nào cần nhiều nước để phát triển?
Phương pháp giải:
Căn cứ vào đặc điểm sống để xếp loại cây theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
- Câu thích hợp nơi bóng râm là: cây hoa lan.
- Cây cần nhiều nắng: cây xương rồng, cây hoa súng, cây hoa giấy.
- Cây cần ít nước: xương rồng.
- Cây cần nhiều nước: cây hoa súng.
? mục 1 CH1
Lấy ví dụ về cây trồng cần nhiều nước, ít nước, cây thích hợp ở nơi bóng râm, cây cần nhiều nắng,...
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hiểu và lấy ví dụ tương ứng
Lời giải chi tiết:
- Cây cần nhiều nước: cây lúa nước, cây hoa sen, cây rau muống, cây rau cần...
- Cây cần ít nước: cây kim tiền, cây nha đam, cây sen đá, ...
- Cây thích hợp nơi bóng râm là: cây lá lốt, cây mùi tàu...
- Cây cần nhiều nắng: cây hoa giấy, cây quýt, cây cam,....
? mục 1 CH2
Đề xuất một số việc làm cụ thể để chăm sóc cây trồng. Giải thích.
Phương pháp giải:
Đề xuất những việc làm giúp làm ổn định môi trường sống của cây.
Lời giải chi tiết:
Một số việc làm cụ thể để chăm sóc cây trồng:
- Tỉa dặm cây: Điều chỉnh mật độ khoảng cách của cây trồng hợp lý.
- Làm cỏ: Diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh.
- Vun xới: Trộn xơ dừa, mùn cưa và vỏ trấu như một loại phân bón hữu cơ để đảm bảo dinh dưỡng và độ tơi xốp của cây.
- Tưới nước: Cung cấp đủ nước và kịp thời để cây phát triển, sinh trưởng tốt.
- Tiêu nước: Để cây khỏi bị chết, ngập úng khi thừa nước.
- Bón phân: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
? mục 2 HĐ
Quan sát hình 3 và nêu các công việc chăm sóc vật nuôi trong hình. Giải thích vì sao cần thực hiện các công việc chăm sóc đó.
Phương pháp giải:
Từ tầm quan trọng của vệ sinh chuồng trại cho động vật, trả lời câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
Hình |
Công việc |
Ý nghĩa |
a |
Cho vật nuôi ăn |
Cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi. |
b |
Vệ sinh chuồng trại |
Hạn chế tật bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. |
c |
Gia cố, che chắn chuồng trại |
Giữ ấm cho vật nuôi. |
d |
Thắp đèn sưởi ẩm |
Giữ ấm cho vật nuôi. |
? mục 2 CH1
Kể tên các công việc chăm sóc một vật nuôi của gia đình em hoặc người thân. Công việc chăm sóc đó đáp ứng nhu cầu sống nào của con vật?
Phương pháp giải:
Hs tự trả lời.
Lời giải chi tiết:
Một số công việc chăm sóc một vật nuôi:
- Chuẩn bị chuồng trại một cách tốt nhất (đủ mát, đủ ấm, đủ ánh sáng, thoáng khí …)
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.
- Tiêm thuốc phòng các bệnh theo đúng từng giai đoạn để phòng bệnh cho vật nuôi.
- Giữ ấm cho cơ thể vật nuôi vào mùa đông.
- Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng để vật nuôi được khỏe mạnh.
- Thức ăn phải có đủ năng lượng, protein, chất khoáng và vitamin, thường xuyên bổ sung các loại thức ăn để đảm bảo vật nuôi được đủ chất.
? mục 2 CH2
Thảo luận nhu cầu sống của vật nuôi và đề xuất các công việc cần làm để chăm sóc vật nuôi đó trong các trường hợp sau.
- Khi vật nuôi đói hay khát.
- Khi thời tiết nắng nóng.
- Khi thời tiết lạnh giá.
Phương pháp giải:
Hs thảo luận với bạn để tìm ra cách chăm sóc vật nuôi thích ứng với từng hoàn cảnh trên.
Lời giải chi tiết:
- Khi vật nuôi đói hay khát: cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho vật nuôi.
- Với thời tiết nắng nóng: cần nhanh chóng đưa vật nuôi vào chỗ mát, cung cấp đủ nước cho vật nuôi.
- Với thời tiết lạnh giá: cần che chắn chuồng trại và sưởi ấm cho vật nuôi.
? mục 3 HĐ1
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc cây trồng hoặc vật nuôi.
- Thảo luận xây dựng kế hoạch chăm sóc cây trồng hoặc vật nuôi ở nhà theo gợi ý sau:
Tên cây trồng (hoặc vật nuôi): .... |
||
Nhu cầu của cây trồng (hoặc vật nuôi) |
Công việc cần làm |
Lưu ý khi thực hiện |
Nước |
Tưới nước cho cây (cho vật nuôi uống nước) |
Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều tối (cho uống hằng ngày) |
? |
? |
? |
Phương pháp giải:
Hoàn thiện bảng.
Lời giải chi tiết:
Cây hoa giấy |
||
Nhu cầu của cây trồng |
Công việc cần làm |
Lưu ý khi thực hiện |
Nước |
Tưới nước cho cây |
Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều tối (tưới hằng ngày, trừ khi trời mưa, ẩm) |
Dinh dưỡng |
Bón phân cho cây |
Bón phân bằng cách hòa nước dạng lỏng ngay khi cây bắt đầu tăng trưởng vào đầu mùa xuân và tiếp tục bón hai tuần một lần trong thời kỳ ra hoa. |
Trao đổi khí, nước và các chất khoáng. |
Làm cỏ, vun xới |
Trộn xơ dừa, mùn cưa và vỏ trấu như một loại phân bón hữu cơ để đảm bảo dinh dưỡng cho cây và độ tơi xốp cho đất. |
? mục 3 HĐ2
Thực hiện các việc và làm theo kế hoạch.
Lời giải chi tiết:
- Học sinh thực hiện công việc theo kế hoạch.
? mục 3 HĐ3
Nhận xét về sự thay đổi của cây trồng hoặc vật nuôi đó sau một thời gian chăm sóc.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự tiến hành thực hiện theo kế hoạch đề ra và đưa ra những nhận xét về sự thay đổi.
Em có thể
Làm được một số việc phù hợp để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học, thực hiện những việc làm phù hợp khả năng của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Cây trồng |
Vật nuôi |
- Tưới nước cho cây trồng. - Vun xới đất. - Bón phân hợp lí - Bắt sâu cho cây trồng. - Tắm nắng cho cây. |
- Cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ. - Tiêm thuốc phòng các bệnh theo đúng từng giai đoạn. - Giữ ấm cho cơ thể vật nuôi. - Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng để vật nuôi được khỏe mạnh. - Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi. |
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức