Bài 13. Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém trang 48, 49, 50 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức>
Nhiệt có thể truyền từ vật này sang vật khác hoặc phần này sang phần khác của một vật. Những vật nào dẫn nhiệt tốt? Những vật nào dẫn nhiệt kém?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Mở đầu
Nhiệt có thể truyền từ vật này sang vật khác hoặc phần này sang phần khác của một vật. Những vật nào dẫn nhiệt tốt? Những vật nào dẫn nhiệt kém?
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hiểu và phân biệt các loại vật liệu dẫn nhiệt tốt/kém.
Lời giải chi tiết:
- Các kim loại: bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt, ... dẫn nhiệt tốt.
- Gỗ, nhựa, bông, len, xốp, thuỷ tinh, không khí, ... dẫn nhiệt kém.
? mục 1 HĐ1
Thí nghiệm tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém.
Chuẩn bị: Cốc nước có nước đá, thìa nhựa, thìa kim loại.
Tiến hành:
- Làm cách nào để biết giữa thìa kim loại và thìa nhựa (Hình 1), thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn?
- Đề xuất cách làm thí nghiệm.
- Thực hiện thí nghiệm.
Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét: vật nào dẫn nhiệt tốt hơn, vật nào dẫn nhiệt kém hơn.
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Để biết giữa thìa kim loại và thìa nhựa, thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn chỉ cần nhúng hai thìa vào cốc nước đá trong cùng 1 thời gian, thìa nào lạnh hơn chính là thìa dẫn nhiệt tốt hơn và ngược lại.
Nhận xét: Vật dẫn nhiệt tốt hơn là thìa kim loại, vật dẫn nhiệt kém hơn là thìa nhựa.
? mục 1 HĐ2
Thảo luận tìm các vật dẫn nhiệt tốt hoặc vật dẫn nhiệt kém.
Phương pháp giải:
Thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm
Lời giải chi tiết:
- Các kim loại: bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt,... dẫn nhiệt tốt.
- Gỗ, nhựa, bông, len, xốp, thuỷ tinh, không khí,... dẫn nhiệt kém.
? mục 2 HĐ1
Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi.
- Bộ phận nào của nồi và chảo (Hình 2a) dẫn nhiệt kém, bộ phận nào dẫn nhiệt tốt?
- Để giữ cho nước trong ấm nóng lâu thì giỏ đựng ấm và bên trong giỏ (Hình 2b) cần làm bằng vật dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Nêu tên một số vật có thể sử dụng làm giỏ và lót trong giỏ ấm.
- Nồi gang (Hình 2c) dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Khi chuyển nồi gang rời khỏi bếp lửa cần chú ý điều gì?
- Vì sao ta thường đội mũ len (Hình 2d) vào những ngày đông giá rét?
Phương pháp giải:
Quan sát và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Bộ phận của nồi và chảo (Hình 2a) dẫn nhiệt kém là cán nồi/chảo, bộ phận dẫn nhiệt tốt là lòng nồi/chảo.
- Để giữ cho nước trong ấm nóng lâu thì giỏ đựng ấm và bên trong giỏ (Hình 2b) cần làm bằng vật dẫn nhiệt kém. Một số vật có thể sử dụng làm giỏ và lót trong giỏ ấm: xốp, len, bông, nhựa, ...
- Nồi gang (Hình 2c) dẫn nhiệt tốt. Khi chuyển nồi gang rời khỏi bếp lửa cần chú ý dùng đồ lót tay cầm vì dễ bị bỏng.
- Ta thường đội mũ len (Hình 2d) vào những ngày đông giá rét vì len dẫn nhiệt kém giúp cho tai, đầu giữ nhiệt và không bị lạnh.
? mục 2 HĐ2
Trong thế giới tự nhiên, các loài vật luôn thích nghi với điều kiện biến đổi nhiệt độ của môi trường sống. Quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi.
- Vì sao chim cánh cụt và gấu trắng Bắc Cực cần có bộ lông dày?
- Vì sao sói xám có bộ lông rất dày vào mùa đông?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm thích nghi khí hậu từng khu vực để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Chim cánh cụt và gấu trắng Bắc Cực cần có bộ lông dày vì chúng đều sống ở các vùng cực - nơi có nhiệt độ thấp. Bộ lông dày (dẫn nhiệt kém) sẽ giúp chúng giữ nhiệt để có thể sống với thời tiết khắc nghiệt.
- Sói xám có bộ lông rất dày vào mùa đông để có thể giữ nhiệt vào những ngày có nhiệt độ thấp.
? mục 2 HĐ3
Quan sát hình 4. Nêu và giải thích một số cách chống nóng, chống rét cho người, vật nuôi và cây trồng.
Phương pháp giải:
Quan sát và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a - Đốt củi sưởi ấm chống rét cho học sinh vùng cao vào mùa đông.
b - Che phủ ni - lông chống rét cho cây trồng.
c - Mặc cho gia súc: bao tải gai, bao tải dứa, chăn, áo cũ,…để chống rét.
d - Sử dụng tôn lạnh để chống nóng.
? mục 2 CH1
Vì sao về mùa lạnh, khi vịn tay vào lan can bằng thép ta thấy lạnh hơn khi vịn tay vào lan can bằng gỗ?
Phương pháp giải:
Dựa vào khả năng dẫn nhiệt của thép để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Về mùa lạnh, khi vịn tay vào lan can bằng thép ta thấy lạnh hơn khi vịn tay vào lan can bằng gỗ vì thép dẫn nhiệt tốt hơn gỗ.
? mục 2 CH2
Mẹ bạn Hoa đổ nước sôi vào hai bình giữ nhiệt a và b (Hình 5). Bạn Hoa cầm bình a, tay thấy ấm còn cầm bình b tay không thấy ấm. Bình nào giữ nước nóng lâu hơn? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào khả năng dẫn nhiệt, cách nhiệt, suy luận và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bình b giữ nước nóng lâu hơn.
Vì cầm bình b thấy tay không ấm nên bình b cách nhiệt tốt hơn còn bình a ngược lại.
? mục 2 CH3
Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém có trong nhà em.
Phương pháp giải:
Học sinh trả lời cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Dẫn nhiệt tốt: xoong nhôm, nồi nhôm, thìa nhôm, ...
Dẫn nhiệt kém: giỏ ấm, phích ủ giữ nhiệt, mũ len, ...
Em có thể 1
Biết cách giữ cơm nóng lâu bằng hộp cách nhiệt tự chế.
Phương pháp giải:
Học sinh tự thực hành bằng cách sử dụng những vật liệu cách nhiệt.
Lời giải chi tiết:
Sử dụng các nguyên liệu cách nhiệt (dẫn nhiệt kém) như: xốp, bông, thuỷ tinh ... để chế tạo.
Em có thể 2
Giữ ấm cho vật nuôi hay chống rét cho cây trồng bằng cách đơn giản.
Lời giải chi tiết:
Giữ ấm cho vật nuôi hay chống rét cho cây trồng bằng cách đơn giản:
- Che phủ ni – long, phủ trấu chống rét cho cây trồng.
- Mặc cho vật nuôi quần áo (bằng bao tải gai, bao tải dứa, chăn, áo cũ,…) để chống rét, đối với gà con thì có thể bật đèn để sưởi ấm.
- Bài 14. Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 51 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 12. Nhiệt độ và sự truyền nhiệt trang 45, 46, 47 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 11. Âm thanh cuộc sống trang 42, 43, 44 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 10. Âm thanh và sự truyền âm thanh trang 39, 40, 41 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 9. Vai trò của ánh sáng trang 35, 36, 37, 38 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức