Giải Khoa học 5, soạn khoa học lớp 5 kết nối tri thức Chủ đề 4. Vi khuẩn SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Bài 19. Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm trang 69, 70, 71 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức


Bằng trải nghiệm của mình, em hãy cho biết mùi, vị của sữa chua như thế nào.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 69 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 69 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Bằng trải nghiệm của mình, em hãy cho biết mùi, vị của sữa chua như thế nào.

 


Phương pháp giải:

Bằng trải nghiệm của mình.

Lời giải chi tiết:

Sữa chua thường có hương thơm nhẹ nhàng và vị chua dễ chịu.

CH tr 69 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 69 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Quan sát hình 2, đọc thông tin và nêu các bước muối quả sung.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 2 và đọc thông tin trên hình.

Lời giải chi tiết:

- Bước 1: Hòa tan muối, đường vào trong nước

- Bước 2: Cho 1 kg quả sung được rửa sạch vào dung dịch đã chuẩn bị sẵn trong lọ

- Bước 3: Đậy nắp trong 3 đến 4 ngày

CH tr 70 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 70 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi: Vì sao cần sử dụng nước ấm để muối quả sung?

Phương pháp giải:

Diệt khuẩn

Lời giải chi tiết:

Nước ấm cũng có thể giúp kích thích quá trình lên men trong quá trình muối dưa cải, có khả năng hòa tan muối và các gia vị nhanh hơn so với nước lạnh giúp cho quá trình muối dưa cải diễn ra nhanh chóng hơn.

CH tr 70 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 70 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi: Sau khi muối 3 đến 4 ngày, quả sung có những thay đổi gì về màu sắc, mùi, vị?

Phương pháp giải:

Quan sát

Lời giải chi tiết:

Sau khi muối từ 3 đến 4 ngày, quả sung thường có sự thay đổi về màu sắc, từ màu xanh ban đầu chuyển sang màu vàng, có thể còn có thể cảm nhận được mùi chua và vị chát của sung thay bằng vị chua và ngọt.

CH tr 70 CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 70 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi: Vi khuẩn lactic có vai trò gì trong chế biến rau, củ, quả?

 


Phương pháp giải:

Vi khuẩn lactic chủ yếu tham gia vào quá trình lên men trong việc chế biến rau, củ, quả muối chua. 

Lời giải chi tiết:

Vi khuẩn lactic chủ yếu tham gia vào quá trình lên men trong việc chế biến rau, củ, quả muối chua. Chúng tiêu hóa carbohydrate trong nguyên liệu, tạo ra axit lactic làm cho môi trường trở nên axit và kích thích quá trình lên men. Axit lactic tạo ra từ quá trình này không chỉ làm tăng độ chua và tạo ra hương vị đặc trưng của muối chua mà còn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp sản phẩm bảo quản được lâu hơn mà không cần sử dụng hóa chất bảo quản.

CH tr 70 CH 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 70 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Vì sao nên cho đường khi muối chua quả sung?

Phương pháp giải:

Tạo môi trường dinh dưỡng

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình muối chua rau, củ, quả, người ta thường bổ sung thêm đường nhằm tạo môi trường có sẵn chất hữu cơ để tạo điều kiện cho vi sinh vật lên men sinh trưởng nhanh chóng trong giai đoạn đầu.

CH tr 70 CH 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 70 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Mùa đông, nhiệt độ môi trường thấp, em nên làm gì để muối chua rau, củ, quả thành công?


Phương pháp giải:

Sử dụng phòng hoặc tủ ấm.

Lời giải chi tiết:

Trong mùa đông, nhiệt độ thấp có thể làm chậm quá trình lên men của vi khuẩn. Để muối chua thành công, em nên để quả trong môi trường ấm hơn, có thể sử dụng một phòng hoặc tủ ấm để tăng nhiệt độ và kích thích quá trình lên men.

CH tr 70 CH 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 70 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Ngoài quả sung, kể tên những loại rau, củ, quả có thể sử dụng để muối chua.

Phương pháp giải:

Học sinh quan sát thực tế

Lời giải chi tiết:

Ngoài quả sung, có thể sử dụng rau cải, cà rốt, cà pháo, cà gai leo, su hào, củ cải, cà rốt và nhiều loại rau, củ, quả khác để muối chua.

CH tr 70 CH 7

Trả lời câu hỏi 7 trang 70 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Đọc thông tin ở trên, quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi: Sữa chua và sữa trước khi ủ có những khác biệt gì về mùi, vị, độ đặc?


Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở trên, quan sát hình 3

Lời giải chi tiết:

Sau khi ủ, sữa chuyển sang trạng thái đặc, có mùi thơm và vị chua nhẹ.

CH tr 70 CH 8

Trả lời câu hỏi 8 trang 70 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Đọc thông tin ở trên, quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi: Vì sao cần cho sữa chua vào sữa tươi (hoặc sữa đặc đã pha loãng)?

 


Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở trên, quan sát hình 3

Lời giải chi tiết:

Việc cho sữa chua vào sữa tươi (hoặc sữa đặc đã pha loãng) nhằm cung cấp vi khuẩn lactic, làm cho sữa chua lên men và chua đặc. Vi khuẩn lactic trong sữa chua giúp biến đổi lợi ích hóa học của sữa, tạo thành axit lactic, làm cho sữa chua đặc và chua.

CH tr 70 CH 9

Trả lời câu hỏi 9 trang 70 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Đọc thông tin ở trên, quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi: Vì sao trong quá trình làm sữa chua cần ủ ấm sữa ở nhiệt độ khoảng 40*C đến 50*C.


Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở trên, quan sát hình 3

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình làm sữa chua, vi khuẩn lactic cần môi trường ấm để phát triển và lên men. Ở nhiệt độ khoảng 40°C đến 50°C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn lactic phát triển nhanh chóng và tạo ra axit lactic, tạo nên hương vị chua của sữa chua.

CH tr 71 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 71 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Đọc thông tin ở hình 4 và cho biết: Giá trị dinh dưỡng của sữa chua và sữa tươi có gì khác nhau?


Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở hình 4.

Lời giải chi tiết:

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua và sữa tươi:

Trong 100g sữa chua có chất đạm, canxi, vitamin và vi khuẩn có lợi nhiều hơn và ít chất béo và đường hơm sữa tươi.

CH tr 71 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 71 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Đọc thông tin ở hình 4 và cho biết: Vì sao sữa chua có lợi cho tiêu hoá?

 


Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở hình 4.

Lời giải chi tiết:

Sữa chua có lợi cho tiêu hoá vì trong sữa chua có vi khuẩn có ích.

CH tr 71 CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 71 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Theo em, việc bảo quản sữa chua sau khi ủ trong ngăn mát tủ lạnh có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Vì nếu để ở nhiệt độ thường tạo điều kiện cho vi khuẩn lac-tic phát triển và lên men kiến cho sữa bị chua hơn, hương vị không còn thơm ngon.

CH tr 71 CH 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 71 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Một bạn đã thực hiện làm sữa chua ở nhà như sau: Đun sôi sữa, cho sữa chua vào khi sữa đang sôi, ủ ở nhiệt độ khoảng 40 °C đến 50 °C trong 8 giờ. Sau khi ủ, sữa đã không tạo thành sữa chua. Em hãy giải thích vì sao bạn làm sữa chua không thành công.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Việc ủ sữa ở nhiệt độ quá cao cũng có thể làm chết hoặc làm giảm số lượng vi khuẩn lactic cần thiết để lên men sữa chua. Điều này có thể dẫn đến việc sữa không đông lại thành sữa chua sau quá trình ủ.

CH tr 71 CH 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 71 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Giải thích được cách làm sữa chua, muối chua rau, củ, quả?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình muối chua rau, củ, quả, người ta thường bổ sung thêm đường nhằm tạo môi trường có sẵn chất hữu cơ để tạo điều kiện cho vi sinh vật lên men sinh trưởng nhanh chóng trong giai đoạn đầu, nhất là đối với các loại rau, quả dùng để muối chua có hàm lượng đường thấp dưới 5 %.

CH tr 71 CH 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 71 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức

Thực hiện làm sữa chua, muối chua rau, củ, quả ở gia đình.


Phương pháp giải:

Học sinh tự thực hiện ở nhà.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thực hiện ở nhà.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí