Bài 14. Sự phát triển của cây con trang 52, 53, 54 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức>
Cây con của cây ngô, lúa, đậu(đỗ), rau ngót,… mọc lên từ những bộ phận nào của cây mẹ?
CH tr 52 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 52 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Cây con của cây ngô, lúa, đậu(đỗ), rau ngót,… mọc lên từ những bộ phận nào của cây mẹ?
Phương pháp giải:
Dựa vào sự phát triển của hạt giống
Lời giải chi tiết:
Cây con của cây ngô, lúa, đậu (đỗ), rau ngót... mọc lên từ hạt giống.
CH tr 52 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 52 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi:
Hạt đậu gồm những bộ phận nào?
Bộ phận nào của hạt sẽ mọc thành cây?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.
Lời giải chi tiết:
Hạt đậu gồm phôi, vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ.
Bộ phận phôi của hạt sẽ mọc thành cây.
CH tr 52 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 52 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Vẽ sơ đồ các bộ phận của hạt
Phương pháp giải:
Lý thuyết về hạt
Lời giải chi tiết:
CH tr 53 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 53 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 3, đọc thông tin và thực hiện:
Nêu tên các giai đoạn phát triển chính của cây đậu mọc lên từ hạt.
Trình bày sự lớn lên của cây đậu con mọc lên từ hạt.
Phương pháp giải:
Quan sát hình và đọc thông tin.
Lời giải chi tiết:
Các giai đoạn phát triển chính của cây đậu mọc lên từ hạt: a) Nảy mầm, b) Cây con, c) Cây trưởng thành.
Sự lớn lên của cây đậu con mọc lên từ hạt.
Ở giai đoạn nảy mầm: Rễ mầm mọc và đâm xuống đất và chồi mầm mọc vươn lên cao.
Ở giai đoạn cây con: Cây con phát triển ra nhiều lá, rễ mới
Ở giai đoạn cây trưởng thành: Cây ra hoa, tạo quả
CH tr 53 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 53 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Kể tên một số cây mọc lên từ hạt mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân em
Lời giải chi tiết:
Một số cây mọc lên từ hạt gồm: cây ngô, cây lúa, cây đậu (đỗ), cây hoa hướng dương, cây cà chua,…
CH tr 53 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 53 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Tìm hiểu trong thực tế, sách, báo, in-tơ-nét,... về sự phát triển của một cây mọc lên từ hạt mà em biết. Trình bày kết quả theo gợi ý:
Tên cây.
Vẽ sơ đồ và ghi chú các giai đoạn phát triển chính của cây.
Mô tả một số đặc điểm của cây ở từng giai đoạn.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu trong thực tế, sách, báo, in-tơ-nét,...
Lời giải chi tiết:
Tên: Cây ngô
a)Nảy mầm:
- Ở giai đoạn này, cây ngô chỉ mới bắt đầu phát triển từ hạt ngô.
- Cây ngô ở giai đoạn này có thể được nhìn thấy dưới dạng một mầm nhỏ, với một thân mảnh mai và một lá đầu tiên.
- Cây ngô ở giai đoạn này thường chỉ cao vài centimet và chưa có nhiều đặc điểm riêng biệt.
b)Cây con:
- Ở giai đoạn này, cây ngô đã phát triển thành một cây con với nhiều lá và cành hơn.
- Thân cây có thể đã dài lên vài chục centimet, có một hệ thống rễ nhỏ dưới mặt đất.
- Lá của cây ngô ở giai đoạn này còn nhỏ và mềm, có màu xanh nhạt.
c)Cây trưởng thành:
- Ở giai đoạn này, cây ngô đã trở thành cây trưởng thành, hoàn toàn phát triển và có kích thước lớn hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.
- Thân cây ngô đã cao và mạnh mẽ, có thể đạt đến độ cao từ 1-2 mét hoặc hơn.
- Lá của cây ngô đã phát triển to hơn và có màu xanh đậm hơn, mang lại cấu trúc rất mạnh mẽ cho cây.
CH tr 54 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 54 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 4 và cho biết các cây con mọc lên từ bộ phận nào của cây mẹ.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4.
Lời giải chi tiết:
Cây con mọc từ rễ, lá, thân của cây mẹ.
CH tr 54 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 54 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 6 và thực hiện:
Nêu tên các giai đoạn phát triển chính của cây dâu tây mọc lên từ thân cây mẹ.
Trình bày sự phát triển của cây dâu tây con.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 6
Lời giải chi tiết:
Tên các giai đoạn phát triển chính của cây dâu tây mọc lên từ thân cây mẹ: Nảy chồi, cây con, cây trưởng thành.
Trình bày sự phát triển của cây dâu tây con. Ở giai đoạn nảy chồi: cây chồi, rễ mới mọc ra. Ở giai đoạn cây con: cây con phát triển ra nhiều lá, rễ mới. Ở giai đoạn cây trưởng thành: Cây ra hoa, tạo quả.
CH tr 55 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 55 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Dựa vào hình 7, cho biết cây khoai tây mọc lên từ bộ phận nào và mô tả một số đặc điểm ở mỗi giai đoạn phát triển của cây.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7
Lời giải chi tiết:
- Cây khoai tây mọc lên từ rễ.
- Ở giai đoạn nảy chồi: cây chồi, rễ mới mọc ra. Ở giai đoạn cây con: cây con phát triển ra nhiều lá, rễ mới. Ở giai đoạn cây trưởng thành: Cây ra hoa, rễ phình to tạo thành củ.
CH tr 55 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 55 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Tìm hiểu trong thực tế, sách, báo, in-tơ-nét,... về sự phát triển của một cây mọc lên từ bộ phận của cây mẹ mà em biết. Trình bày kết quả theo gợi ý:
Tên cây, bộ phận mọc lên cây con.
Vẽ sơ đồ và ghi chú các giai đoạn phát triển chính của cây.
Mô tả một số đặc điểm của cây ở từng giai đoạn.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu trong thực tế, sách, báo, in-tơ-nét,...
Lời giải chi tiết:
Tên cây: Hành tây
Bộ phận mọc lên cây con: Gốc của hành tây
Sơ đồ và mô tả đặc điểm giai đoạn phát triển:
Nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành
Giai đoạn 1: Nảy mầm
Hạt hành tây được gieo vào đất.
Sau một thời gian, hạt nảy mầm và cây con nhỏ bắt đầu mọc lên từ gốc.
Giai đoạn 2: Cây con
Cây con của hành tây phát triển với một thân mảnh mai và một lá đầu tiên.
Thân cây con tiếp tục phát triển và có thể bắt đầu xuất hiện các lá mới.
Giai đoạn 3: Cây trưởng thành
Cây hành tây trưởng thành có thân cao và mạnh mẽ, với nhiều lá xanh mượt.
Thân cây hành tây được bao bọc bởi nhiều lớp vỏ bên ngoài
CH tr 56 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 56 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Nhận xét kết quả trồng cây sau một tuần và chia sẻ
Phương pháp giải:
Học sinh trồng cây và đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Hạt → nảy mầm → cây con
Đoạn thân → nảy mầm → cây con
CH tr 56 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 56 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Trồng cây từ hạt hoặc một số bộ phận khác của cây mẹ
Phương pháp giải:
Học sinh tự trồng
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự trồng
- Bài 15. Sinh sản của động vật trang 57, 58, 59 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 16. Vòng đời và sự phát triển của động vật trang 60, 61, 62 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 17. Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật trang 64, 65 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 13. Sinh sản ở thực vật có hoa trang 48, 49, 50 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 108 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 29. Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường trang 104, 105, 106 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 28. Chức năng của môi trường đối với sinh vật trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 98, 99 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 93, 94, 95 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 108 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 29. Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường trang 104, 105, 106 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 28. Chức năng của môi trường đối với sinh vật trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 98, 99 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 93, 94, 95 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức