Bài 10. Năng lượng chất đốt trang 38, 39, 40 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức>
Con người sử dụng chất đốt để nấu thức ăn, đun nước uống, sưởi ấm,... Em biết những loại chất đốt nào? Chúng được sử dụng vào những việc gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
CH tr 38 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 38 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Con người sử dụng chất đốt để nấu thức ăn, đun nước uống, sưởi ấm,... Em biết những loại chất đốt nào? Chúng được sử dụng vào những việc gì?
Phương pháp giải:
Học sinh tự kể những loại chất đốt mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Một số loại chất đốt thông thường bao gồm: than đá, dầu, khí tự nhiên, gỗ và than cốc. Chúng được sử dụng để nấu ăn, đun sôi nước, sưởi ấm và cung cấp năng lượng cho các thiết bị gia đình như lò nướng và lò sưởi.
CH tr 38 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 38 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát và đọc thông tin ở hình 1
Phương pháp giải:
Quan sát và đọc thông tin ở hình 1
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự quan sát và đọc.
CH tr 39 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 39 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Than được khai thác từ đâu và sử dụng vào những việc gì?
Phương pháp giải:
Quan sát và đọc thông tin ở hình 1
Lời giải chi tiết:
Than được khai thác từ các mỏ than trong lòng đất. Than được sử dụng làm chất đốt ở các gia đình, ở lò hơi của nhà máy nhiệt điện, luyện kim,...
CH tr 39 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 39 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Dầu mỏ được khai thác như thế nào và dùng để làm gì?
Phương pháp giải:
Quan sát và đọc thông tin ở hình 1
Lời giải chi tiết:
Dầu mỏ được lấy lên theo các lỗ khoan của giếng dầu. Từ dầu mỏ có thể tách ra xăng, dầu hoả, dầu đi-ô-den.... dùng làm chất đốt cho các máy móc.
CH tr 39 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 39 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Khí tự nhiên được sử dụng vào những việc gì?
Phương pháp giải:
Quan sát và đọc thông tin ở hình 1
Lời giải chi tiết:
Khí tự nhiên được sử dụng trong các bếp ga để nấu thức ăn và trong các lò ga để sản xuất xi măng, gạch, gốm, nấu thuỷ tinh, luyện kim....
CH tr 39 CH 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 39 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Khí sinh học được tạo ra bằng cách nào và dùng để làm gì?
Phương pháp giải:
Quan sát và đọc thông tin ở hình 1
Lời giải chi tiết:
Khí sinh học được tạo ra từ việc ủ các chất thải hữu cơ như mùn, rác, phân động vật trong các bể chứa. Khí sinh học là nguồn chất đốt được sử dụng trong đun nấu, tạo ra điện để thắp sáng....
CH tr 39 CH 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 39 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Kể tên các nguồn năng lượng chất đốt có trong tự nhiên và do con người tạo ra.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân
Lời giải chi tiết:
Các nguồn năng lượng chất đốt trong tự nhiên bao gồm than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên và than cốc. Các nguồn năng lượng do con người tạo ra có thể bao gồm sinh khối, gas từ rác thải, và năng lượng từ việc đốt chất thải.
CH tr 39 CH 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 39 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 2 và cho biết năng lượng chất đốt sử dụng vào những việc gì.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2
Lời giải chi tiết:
Năng lượng chất đốt sử dụng làm nhiên liệu cho máy bay, để nấu ăn, nhiên liệu cho tàu thuyền, sưởi ấm, nhiên liệu cho xe cộ, máy móc.
CH tr 39 CH 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 39 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Nêu những lợi ích của việc sử dụng năng lượng chất đốt trong cuộc sống.
Phương pháp giải:
Lý thuyết vai trò của năng lượng chất đốt.
Lời giải chi tiết:
Việc sử dụng năng lượng chất đốt mang lại các lợi ích sau:
+ Dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
+ Cung cấp năng lượng cho nhiều mục đích khác nhau như nấu ăn, sưởi ấm và sản xuất điện.
+ Giúp tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho cuộc sống hàng ngày.
+ Là nguồn năng lượng ổn định và đáng tin cậy trong nhiều tình huống.
+ Tăng hiệu quả sản xuất và giúp con người giảm bớt sức lao động.
CH tr 39 CH 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 39 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Nêu một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt đã làm tăng hiệu quả sản xuất và giúp con người giảm bớt sức lao động.
Phương pháp giải:
Lý thuyết vai trò của năng lượng chất đốt.
Lời giải chi tiết:
- Sử dụng lò nung trong ngành sản xuất gốm sứ để nung gốm một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thời gian và công sức so với việc sử dụng lò nhiên liệu truyền thống.
- Sử dụng máy sấy chuyên dụng trong ngành nông nghiệp để sấy khô sản phẩm như lúa mì, hạt cà phê, hoa quả... giúp tiết kiệm thời gian và sức lao động so với việc phơi khô truyền thống ngoài trời.
- Sử dụng lò nấu tiện lợi và hiệu quả trong ngành sản xuất thực phẩm, giúp việc nấu chín nhanh chóng và đồng đều hơn, từ đó giảm bớt sự lao động và tăng hiệu suất sản xuất.
CH tr 40 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 40 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 3, cho biết trường hợp nào có thể gây nguy hiểm cho con người, trường hợp nào gây ô nhiễm môi trường và đề xuất biện pháp phòng tránh.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp sang chiết ga không an toàn, chất đốt để gần tủ điện, xe máy để nơi hàn điện gây nguy hiểm cho con người
- Trường hợp đun nấu bằng bếp than gây ôi nhiễm môi trường
- Để phòng tránh những tình huống nguy hiểm được đề xuất như sau:
+ Chiết ga không an toàn:
~ Cấm các cơ sở sang chiết ga trái phép
~ Các cơ sở được phép thực hiện cần đảm bảo những yêu cầu nhất định về an toàn cháy nổ
+ Chất đốt gần tủ điện:
~ Khuyến khích việc đặt chất đốt ở xa tủ điện ít nhất 1-2 mét để tránh nguy cơ cháy nổ.
~ Đảm bảo không có chất đốt rò rỉ và kiểm tra định kỳ các dây dẫn điện và ổ cắm.
+ Xe máy gần nơi hàn điện:
~ Khuyến nghị không đậu xe máy gần khu vực hàn điện hoặc các nguồn điện khác.
~ Lưu trữ xe máy ở nơi có đủ không gian và không gây cản trở hoạt động của các thiết bị điện.
+ Đun nấu bằng bếp than gây ô nhiễm môi trường:
~ Sử dụng than hoạt tính hoặc các biện pháp khác để giảm khói và bụi gây ô nhiễm.
~ Thay thế hình thức đun nấu bếp than thành những hình thức thân thiện với môi trường hơn như bếp điện
CH tr 40 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 40 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Lựa chọn một nguồn năng lượng chất đốt, thảo luận cùng bạn để trình bày về cách sử dụng nguồn năng lượng đó trong đun nấu hằng ngày mà không gây cháy, nổ.
Phương pháp giải:
Thảo luận nhóm
Lời giải chi tiết:
Một nguồn năng lượng chất đốt phổ biến được sử dụng trong đun nấu hàng ngày là gas tự nhiên.
Để sử dụng gas tự nhiên mà không gây cháy, nổ, cần tuân thủ các biện pháp an toàn sau:
+ Kiểm tra định kỳ hệ thống gas để phát hiện sớm bất kỳ rò rỉ nào và sửa chữa ngay lập tức.
+ Đảm bảo các ống dẫn gas được lắp đặt chính xác và không bị móp méo, gãy nứt.
+ Sử dụng bếp gas có van an toàn và tự động ngắt gas khi phát hiện rò rỉ.
+ Luôn đảm bảo không gian quanh bếp thông thoáng để giảm nguy cơ cháy nổ và oxy đủ cho việc đốt cháy.
+ Tắt gas sau khi sử dụng và kiểm tra kỹ trước khi rời khỏi nhà hoặc khi không sử dụng.
CH tr 41 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 41 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 4 và cho biết trường hợp nào gây lãng phí chất đốt, trường hợp nào tránh được lãng phí chất đốt. Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4
Lời giải chi tiết:
Trường hợp 4a tránh gây lãng phí chất đốt vì ở trường hợp này tận dụng chất đốt một lần đun song song hai nồi
Trường hợp 4b gây lãng phí vì dùng lửa quá to và mất nhiều chất đốt.
Trường hợp 4c gây lãng phí vì Khi giao thông tắc nghẽn, các phương tiện di chuyển chậm chạp và tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn do phải chạy ở tốc độ thấp hoặc đứng im trong thời gian dài.
CH tr 41 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 41 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Chia sẻ với bạn về: Năng lượng chất đốt mà gia đình em sử dụng.
Phương pháp giải:
Học sinh tự sẻ với bạn.
Lời giải chi tiết:
Gia đình em sử dụng bếp điện.
CH tr 41 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 41 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Chia sẻ với bạn về: Những việc em và gia đình đã làm để tiết kiệm năng lượng chất đốt.
Phương pháp giải:
Học sinh tự chia sẻ với bạn.
Lời giải chi tiết:
Để tiết kiệm năng lượng chất đốt, gia đình em thực hiện việc sử dụng nồi chảo phù hợp, tắt bếp khi không sử dụng, điều chỉnh nhiệt độ thấp, nấu nhanh và bảo dưỡng định kỳ để tối ưu hóa hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
CH tr 41 CH 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 41 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Vì sao không sử dụng bếp than, củi để sưởi ấm trong phòng kín?
Phương pháp giải:
Tạo CO2 trong phòng kín.
Lời giải chi tiết:
Không nên sử dụng bếp than, củi để sưởi ấm trong phòng kín vì nguy cơ cháy, nổ và việc sử dụng bếp than, củi sẽ tạo ra nhiều khí CO2 trong không gian hẹp có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của người dùng.
CH tr 41 CH 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 41 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Điều chỉnh ngọn lửa ở bếp ga khi đun nấu có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Sử dụng năng lượng phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Điều chỉnh ngọn lửa ở bếp ga khi đun nấu giúp tiết kiệm nhiên liệu cũng như kiểm soát nhiệt độ và sức nóng của lửa, đảm bảo nấu chín thực phẩm một cách đồng đều và hiệu quả.
CH tr 41 CH 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 41 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Việc đi bộ, đi xe đạp hoặc đi phương tiện công cộng chạy bằng điện trong thành phố đã mang lại lợi ích gì?
Phương pháp giải:
Tiết kiệm năng lượng
Lời giải chi tiết:
Việc sử dụng các phương tiện công cộng giúp giảm kẹt xe và ùn tắc giao thông, từ đó giảm thời gian di chuyển và tiêu hao nhiên liệu chất đốt do hoạt động không hiệu quả của phương tiện. Đồng thời, giúp mang lại lợi ích như giảm tiếng ồn, giảm ô nhiễm không khí và góp phần bảo vệ môi trường.
CH tr 41 CH 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 41 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Đề xuất thêm một số biện pháp phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng năng lượng chất đốt.
Phương pháp giải:
Học sinh tự đề xuất
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng năng lượng chất đốt bao gồm kiểm tra định kỳ hệ thống gas, không đun nấu dưới tác dụng của rượu, thuốc lá, không đốt rác trong nhà, và sử dụng thiết bị đốt cháy hiệu quả và ít gây ô nhiễm.
CH tr 41 CH 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 41 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Thực hiện được việc sử dụng an toàn và tiết kiệm năng lượng chất đốt ở gia đình em.
Phương pháp giải:
Học sinh tự thực hiện.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hiện.
- Bài 11. Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy trang 42, 43, 44 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 12. Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 46, 47 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 9. Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện trang 34, 35, 36 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 8. Sử dụng năng lượng điện trang 30, 31, 32 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 7. Vai trò của năng lượng trang 27, 28, 29 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 108 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 29. Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường trang 104, 105, 106 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 28. Chức năng của môi trường đối với sinh vật trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 98, 99 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 93, 94, 95 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 108 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 29. Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường trang 104, 105, 106 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 28. Chức năng của môi trường đối với sinh vật trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 98, 99 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 93, 94, 95 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức