Bài 13. Sinh sản ở thực vật có hoa trang 48, 49, 50 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức>
Nêu tên các cây có hoa trong hình 1. Hoa có chức năng gì?
CH tr 48 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 48 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Nêu tên các cây có hoa trong hình 1. Hoa có chức năng gì?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1
Lời giải chi tiết:
- Tên các cây có hoa trong hình 1: Hoa đu đủ, hoa mướp, hoa sen, hoa cải cúc
- Hoa có chức năng làm cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
CH tr 48 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 48 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 2 và cho biết:
Bộ phận nào của quả hình thành nên cây cà chua con?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.
Lời giải chi tiết:
Cơ quan sinh sản của cây cà chua là hoa
Bộ phận hạt của quả hình thành nên cây cà chua con.
CH tr 49 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 49 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 3 và cho biết hoa bí ngô và hoa bưởi, hoa nào là hoa lưỡng tính, hoa nào là hoa đơn tính.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3
Lời giải chi tiết:
Hoa bưởi là hoa lưỡng tính, hoa bí ngô là hoa đơn tính.
CH tr 49 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 49 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 4, chỉ và nói tên các bộ phận của nhị hoa, nhuỵ hoa.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4
Lời giải chi tiết:
- Nhị hoa bao gồm: Bao phấn, Chỉ nhị
- Nhụy hoa bao gồm: Vòi nhụy, Bầu nhụy, Noãn, Đầu nhụy
CH tr 50 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 50 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Chỉ trên hình 5 và nói tên các bộ phận của hoa.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5.
Lời giải chi tiết:
CH tr 50 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 50 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Thu thập hoa của một số cây. Xác định các bộ phận của mỗi hoa và cho biết hoa nào là hoa đơn tính, hoa nào là hoa lưỡng tính.
Phương pháp giải:
Thu thập hoa của một số cây.
Lời giải chi tiết:
+ Hoa đơn tính: hoa bơ, hoa dưa hấu, hoa cây bí đao
+ Hoa lưỡng tính: Hoa hồng, hoa sen, cẩm tú cầu,
CH tr 50 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 50 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 6, đọc thông tin và thực hiện:
Chỉ trên hình và nói về sự thụ phấn, thụ tinh ở thực vật có hoa.
Nêu vai trò của nhị hoa, nhuỵ hoa trong quá trình thụ phấn, thụ tinh.
Cho biết bộ phận nào hình thành quả và hạt.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 6
Lời giải chi tiết:
- Thụ phấn xảy ra khi đầu nhụy nhận được hạt phấn. Thụ tinh diễn ra ở noãn. Ống phấn phát triển đưa tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- Bầu nhụy chứa noãn, trong noãn chứa tế bào sinh dục cái. Chỉ nhị mang bao phấn chứa nhiều hạt phấn. Hạt phần phát triển tạo ra các tế bào sinh dục đực.
CH tr 51 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 51 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 8 và cho biết khi hoa được hoặc không được thụ phấn, thụ tinh thì sự phát triển tiếp theo của hoa sẽ như thế nào.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.
Lời giải chi tiết:
Khi hoa không được thụ phấn hoặc thụ tinh, thường sẽ không có phát triển của quả hoặc hạt giống. Thay vào đó, hoa có thể rụng hoặc khô đi.
CH tr 51 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 51 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Đặt câu hỏi tìm hiểu về sự sinh sản của một số cây có hoa theo gợi ý:
Cơ quan sinh sản và các bộ phận của cơ quan đó.
Sự hình thành quả và hạt,...
Phương pháp giải:
Dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Cơ quan sinh sản và các bộ phận của cơ quan đó là gì?
Quá trình hình thành quả và hạt như thế nào?
CH tr 51 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 51 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Xác định được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính trong tự nhiên.
Phương pháp giải:
Lý thuyết hoa đơn tính và hoa lưỡng tính
Lời giải chi tiết:
- Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:
+ Hoa đơn tính: Trên một hoa chỉ có một bộ phận sinh sản đực (nhị) hoặc bộ phận sinh sản cái (nhụy).
+ Hoa lưỡng tính: Trên một hoa có cả phận sinh sản đực (nhị) và bộ phận sinh sản cái (nhụy).
- Ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:
+ Ví dụ về hoa đơn tính: hoa mướp, hoa dưa chuột, hoa bầu, hoa bí, hoa ngô,…
+ Ví dụ về hoa lưỡng tính: hoa dâm bụt, hoa bưởi, hoa ly, hoa cải,…
- Bài 14. Sự phát triển của cây con trang 52, 53, 54 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 15. Sinh sản của động vật trang 57, 58, 59 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 16. Vòng đời và sự phát triển của động vật trang 60, 61, 62 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 17. Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật trang 64, 65 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 108 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 29. Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường trang 104, 105, 106 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 28. Chức năng của môi trường đối với sinh vật trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 98, 99 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 93, 94, 95 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 108 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 29. Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường trang 104, 105, 106 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 28. Chức năng của môi trường đối với sinh vật trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 98, 99 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 93, 94, 95 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức