Bài 16-17.7; 16-17.8; 16-17.9; 16-17.10 trang 43 SBT Vật lý 9


Giải bài 16-17.7; 16-17.8; 16-17.9; 16-17.10 trang 43 SBT Vật lý 9. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 16-17.7

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn trong thời gian t?

A. \(Q = \dfrac{Ut}{I}\)

B.\(Q = UIt\)

C. \(Q = \dfrac{U^2.t}{R}\)

D. \(Q = I^2Rt\)

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q=UIt\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(Q=UIt=U.\dfrac{U}{R}.t=\dfrac{U^2.t}{R}\) 

\( Q=UIt= R.I.I.t= I^2.R.t\)

Chọn đáp án: A

Bài 16-17.8

Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.

B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.

C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.

D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng:\(Q=UIt=U.\dfrac{U}{R}.t=\dfrac{U^2.t}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Do U không đổi. Mà ta có: \(Q=UIt=U.\dfrac{U}{R}.t=\dfrac{U^2.t}{R}\) 

=> Nhiệt lượng tỏa ra khi U không đổi tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn

Chọn đáp án : B

Bài 16-17.9

Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng toả ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

A. Giảm đi 2 lần.

B. Giảm đi 4 lần.

C. Giảm đi 8 lần.

D. Giảm đi 16 lần.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \( Q=UIt= R.I.I.t= I^2.R.t\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \( Q_2= {I_2^2}{R_2}{t_2} = \dfrac{I_1^2.R_1.T_1}{4.2.2}=\dfrac{Q_1}{16} \)

=> Nhiệt lượng giảm đi 16 lần 

Chọn đáp án: D

Bài 16-17.10

Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3kΩ trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng này có giá trị nào dưới đây?

A. \(Q=7,2J \)              B. \(Q=60J \)

C. \(Q=120J \)              D. \(Q=3600J\)

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \( Q=UIt= R.I.I.t= I^2.R.t\)

Lời giải chi tiết:

Nhiệt lượng toả ra ở điện trở:

\(Q=I^2.R.t\\= {0,002}^2.3000.10.60=7,2J\)

Chọn đáp án: A

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.5 trên 22 phiếu
  • Bài 16-17.11 trang 43 SBT Vật lý 9

    Giải bài 16-17.11 trang 43 SBT Vật lý 9. Thời gian đun sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V.

  • Bài 16-17.12 trang 44 SBT Vật lý 9

    Giải bài 16-17.12 trang 44 SBT Vật lý 9. Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5A. Bàn là này sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày.

  • Bài 16-17.13 trang 44 SBT Vật lý 9

    Giải bài 16-17.13 trang 44 SBT Vật lý 9. Một bình nóng lạnh có ghi 220V-1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V.

  • Bài 16-17.14 trang 44 SBT Vật lý 9

    Giải bài 16-17.14 trang 44 SBT Vật lý 9. Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V-880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày

  • Bài 16-17.6 trang 43 SBT Vật lý 9

    Giải bài 16-17.6 trang 43 SBT Vật lý 9. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.