Đề số 1 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
Đề thi vào lớp 10 môn Toán - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Bài 1 (1,5 điểm)
1) Rút gọn biểu thức A=(√5−√2)2+√40
2) Rút gọn biểu thức B=(x−√x√x−1−√x+1x+√x):√x+1√x với x>0,x≠1
Tính giá trị của B khi x=12+8√2
Bài 2 (1,5 điểm)
Cho Parabol (P):y=−x2 và đường thẳng (d):y=2√3x+m+1 (m là tham số).
1) Vẽ đồ thị hàm số (P).
2) Tìm tất cả các giá trị của tham số m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt.
Bài 3 (2,0 điểm)
1) Giải hệ phương trình: {9x+y=115x+2y=9
2) Cho phương trình: x2−2(m+2)x+m2+3m−2=0(1), (m là tham số)
a. Giải phương trình (1) khi m = 3.
b. Tìm các giá trị của tham số m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1,x2 sao cho biểu thức A=2018+3x1x2−x21−x22 đạt giá trị nhỏ nhất.
Bài 4 (1,5 điểm)
Một người dự định đi xe máy từ tỉnh A đến tỉnh B cách nhau 90 km trong một thời gian đã định. Sau khi đi được 1 giờ, người đó nghỉ 9 phút. Do đó, để đến tỉnh B đúng hẹn, người ấy phải tăng vận tốc thêm 4 km/h. Tính vận tốc lúc đấy của người đó.
Bài 5 (3,5 điểm)
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp trong đường tròn (O) có bán kính R=3cm. Các tiếp tuyến với (O) tại B và C cắt nhau tại D.
1) Chứng minh tứ giác OBDC nội tiếp đường tròn.
2) Gọi M là giao điểm của BC và OD. Biết OD=5cm. Tính diện tích của tam giác BCD.
3) Kẻ đường thẳng d đi qua D và song song với đường tiếp tuyến với (O) tại A, d cắt các đường thẳng AB, AC lần lượt tại P, Q. Chứng minh AB.AP=AQ.AC
4) Chứng minh góc PAD bằng góc MAC.
Lời giải chi tiết
Bài 1.
1)A=(√5−√2)2+√40=(√5)2−2√5.√2+(√2)2+√22.10=5−2√10+2+2√10=7.2)B=(x−√x√x−1−√x+1x+√x):√x+1√x(x>0,x≠1)=(√x(√x−1)√x−1−√x+1√x(√x+1)):√x+1√x=(√x−1√x).√x√x+1=x−1√x.√x√x+1=(√x+1)(√x−1)√x+1=√x−1
Ta có
x=12+8√2=(2√2)2+2.2√2.2+22=(2√2+2)2⇒√x=√(2√2+2)2=|2√2+2|=2√2+2(Do2√2+2>0)
Thay √x=2√2+2 vào B ta có B=√x−1=2√2+2−1=2√2+1.
Vậy khi x=12+8√2 thì B=2√2+1
Bài 2:
1) Vẽ đồ thị hàm số (P):y=−x2:
Ta có bảng giá trị:
x |
-2 |
-1 |
0 |
1 |
2 |
y=−x2 |
-4 |
-1 |
0 |
-1 |
-4 |
Đồ thị hàm số:
2) Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số là: −x2=2√3x+m+1
⇔x2+2√3x+m+1=0(∗)
Để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt thì phương trình (*) phải có hai nghiệm phân biệt ⇔Δ′>0
⇔(√3)2−m−1>0⇔2−m>0⇔m<2.
Vậy với m<2 thì đường thẳng (d) cắt đồ thị hàm số (P) tại hai điểm phân biệt.
Bài 3
Ta có:
{9x+y=115x+2y=9⇔{y=11−9x5x+2y=9
⇔{y=11−9x5x+2(11−9x)=9
⇔{y=11−9x5x+22−18x−9=0
⇔{y=11−9xx=1⇔{y=2x=1
Vậy hệ phương trình có 1 nghiệm duy nhất (x;y)=(1;2)
1) Cho phương trình: x2−2(m+2)x+m2+3m−2=0(1), ( m là tham số)
a) Giải phương trình (1) khi m = 3.
Với m = 3 ta có (1) trở thành:
x2−10x+16=0(2)
Ta có: Δ′=(−5)2−16=9>0
Khi đó phương trình (2) có 2 nghiệm phân biệt là:
[x1=5−3=2x2=5+3=8
Vậy với m = 3 thì phương trình (1) có tập nghiệm là: S={2;8}
b) Tìm các giá trị của tham số m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1,x2 sao cho biểu thức A=2018+3x1x2−x21−x22 đạt giá trị nhỏ nhất.
+) Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1,x2 khi và chỉ khi Δ′>0
⇔[−(m+2)]2−(m2+3m−2)>0⇔m2+4m+4−m2−3m+2>0⇔m>−6
+) Áp dụng hệ thức Viet cho phương trình (1) ta có: {x1+x2=2(m+2)x1x2=m2+3m−2
Ta có:
A=2018+3x1x2−x21−x22=2018+3x1x2−[(x1+x2)2−2x1x2]=2018+5x1x2−(x1+x2)2
Thay Viet vào A ta được:
A=2018+5x1x2−(x1+x2)2=2018+5(m2+3m−2)−4(m+2)2=2018+5m2+15m−10−4m2−16m−16=m2−m+1992=(m−12)2+79674
Ta có: A≥79674. Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi m=12(tm)
Vậy m=12 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Bài 4:
Gọi vận tốc ban đầu của người đó là x(km/h),(x>0).
Thời gian dự định người đó đi hết quãn đường là: 90x(h).
Quãng đường người đó đi được sau 1 giờ là: x(km).
Quãng đường còn lại người đó phải tăng tốc là: 90−x(km).
Vận tốc của người đó sau khi tăng tốc là: x+4(km/h), thời gian người đó đi hết quãng đường còn lại là: 90−xx+4(h).
Theo đề bài ta có phương trình:
90x=1+960+90−xx+4⇔90x=2320+90−xx+4⇔90.20(x+4)=23x(x+4)+20.(90−x).x⇔1800x+7200=23x2+92x+1800x−20x2⇔3x2+92x−7200=0⇔(x−36)(3x+200)=0⇔[x−36=03x+200=0⇔[x=36(tm)x=−2003(ktm).
Vậy vận tốc lúc đầu của người đó là 36km/h.
Bài 5.
1) Chứng minh tứ giác OBDC nội tiếp đường tròn.
Do DB, DC là các tiếp tuyến của đường tròn (O) ⇒^OBD=^OCD=900
Xét tứ giác OBDC có ^OBD+^OCD=900+900=1800 ⇒ tứ giác OBDC là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800)
2) Gọi M là giao điểm của BC và OD. Biết OD=5cm. Tính diện tích của tam giác BCD.
Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông OBD có BD=√OD2−OB2=√52−32=4(cm)
Ta có OB=OC=R;DB=DC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
⇒O;D thuộc trung trực của BC ⇒OD là trung trực của BC ⇒OD⊥BC.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OBD có:
DM.DO=DB2 ⇒DM=DB2DO=425=165(cm)
BM.OD=OB.BD ⇒BM=OB.BDOD=3.45=125(cm)
Vậy SΔDBC=12DM.BC=DM.BM=165.125=19225=7,68(cm2)
3) Kẻ đường thẳng d đi qua D và song song với đường tiếp tuyến với (O) tại A, d cắt các đường thẳng AB, AC lần lượt tại P, Q. Chứng minh AB.AP=AQ.AC
Ta có ^APQ=^xAB ( 2 góc so le trong do đường thẳng Ax // PQ)
Mà ^xAB=^ACB (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AB của (O)).
⇒^APQ=^ACB
Xét tam giác ABC và tam giác AQP có:
^PAQ chung;
^APQ=^ACB(cmt)
⇒ΔABC∼ΔAQP(g.g)
⇒ABAQ=ACAP
⇒AB.AP=AC.AQ
4) Chứng minh góc PAD bằng góc MAC.
Kéo dài BD cắt D tại F.
Ta có ^DBP=^ABF (đối đỉnh)
Mà ^ABF=^ACB (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AB)
^ACB=^APD (do )
⇒^DBP=^APD=^BPD⇒ΔDBP cân tại D ⇒DB=DP
Tương tự kéo dài DC cắt d tại G, ta chứng minh được ^DCQ=^ACG=^ABC=^DQC⇒ΔDCQ cân tại D ⇒DC=DQ
Lại có DB=DC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) ⇒DP=DQ⇒D là trung điểm của PQ.
Ta có: ΔABC∼ΔAQP(cmt)
⇒ABAQ=ACAP=BCPQ=2MC2PD
⇒ACAP=MCPD
Xét tam giác AMC và tam giác ADP có
^ACM=^APD(^ACB=^APQ(cmt))
ACAP=MCPD(cmt)
⇒ΔAMC∼ΔADP(c.g.c)
⇒^PAD=^MAC(dpcm)
Loigiaihay.com


- Đề số 2 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
- Đề số 3 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
- Đề số 4 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
- Đề số 5 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
- Đề số 6 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Xem ngay
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2025 - Đề số 6
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 5
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2025 - Đề số 5
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 4
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 3
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2025 - Đề số 6
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 5
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2025 - Đề số 5
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 4
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 3