Đề số 19 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
Đề thi vào lớp 10 môn Toán - Đề số 19 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Bài I (2,0 điểm) Cho hai biểu thức A=√x+4√x−1A=√x+4√x−1 và B=3√x+1x+2√x−3−2√x+3B=3√x+1x+2√x−3−2√x+3 với x≥0,x≠1x≥0,x≠1
1) Tính giá trị của biểu thức A khi x=9x=9
2) Chứng minh B=1√x−1B=1√x−1
3) Tìm tất cả các giá trị của x để AB≥x4+5AB≥x4+5
Bài II. (2,0 điểm) Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 28 mét và độ dài đường chéo bằng 10 mét. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó theo đơn vị mét.
Bài III (2,0 điểm)
1) Giải hệ phương trình {4x−|y+2|=3x+2|y+2|=3
2) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): y=(m+2)x+3 và Parabol (P):y=x2
a) Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt.
b) Tìm tất cả các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có các hoành độ là các số nguyên.
Bài IV. (3,5 điểm)
Cho đường tròn (O;R) với dây cung AB không đi qua tâm. Lấy S là một điểm bất kì trên tia đối của tia AB (S khác A). Từ điểm S vẽ hai tiếp tuyến SC, SD với đường tròn (O;R) sao cho điểm C nằm trên cung nhỏ AB (C, D là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng AB.
1) Chứng minh năm điểm C, D, H, O, S thuộc đường tròn đường kính SO.
2) Khi SO = 2R, hãy tính độ dài đoạn thẳng SD theo R và tính số đo ^CSD .
3) Đường thẳng đi qua điểm A và song song với đường thẳng SC, cắt đoạn thẳng CD tại điểm K. Chứng minh tứ giác ADHK là tứ giác nội tiếp và đường thẳng BK đi qua trung điểm của đoạn thẳng SC.
4) Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng BD và F là hình chiếu vuông góc của điểm E trên đường thẳng AD. Chứng minh rằng, khi điểm S thay đổi trên tia đối của tia AB thì điểm F luôn thuộc một đường tròn cố định.
Bài V (0,5 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P=√1−x+√1+x+2√x
Lời giải chi tiết
Bài I.
Cho hai biểu thức A=√x+4√x−1 và B=3√x+1x+2√x−3−2√x+3 với x≥0;x≠1
1) Tính giá trị của biểu thức A khi x=9.
Do x=9 thỏa mãn điều kiện nên thay x=9 vào biểu thức A ta có:
A=√9+4√9−1=3+43−1=72
Vậy khi x=9 thì A=72.
2) Chứng minh B=1√x−1.
Với x≥0;x≠1 ta có:
B=3√x+1x+2√x−3−2√x+3B=3√x+1x−√x+3√x−3−2√x+3B=3√x+1√x(√x−1)+3(√x−1)−2√x+3B=3√x+1(√x−1)(√x+3)−2√x+3B=3√x+1−2(√x−1)(√x−1)(√x+3)B=3√x+1−2√x+2(√x−1)(√x+3)B=√x+3(√x−1)(√x+3)B=1√x−1
Vậy B=1√x−1,(x≥0;x≠1)
3) Tìm tất cả các giá trị của x để AB≥x4+5
Với x≥0;x≠1
AB=√x+4√x−1:1√x−1=√x+4√x−1.(√x−1)=√x+4AB≥x4+5⇔√x+4≥x4+5⇔4√x+16≥x+20⇔x−4√x+4≤0⇔(√x−2)2≤0⇔√x−2=0⇔x=4(tm)
Vậy x=4 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Bài II:
Nửa chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là 28:2=14(m).
Gọi chiều dài của mảnh đất là x(m),(142=7<x<14).
Khi đó chiều rộng của mảnh đất là: 14−x(m).
Độ dài đường chéo của mảnh đất hình chữ nhật là 10m nên ta có phương trình:
x2+(14−x)2=102⇔2x2−28x+196−100=0⇔x2−14x+48=0⇔(x−6)(x−8)=0⇔[x−6=0x−8=0⇔[x=6(ktm)x=8(tm).
Với x=8 thì chiều rộng của mảnh đất là: 14−8=6m.
Vậy chiều dài của mảnh đất là 8m, chiều rộng của mảnh đất là 6m.
Bài III
1) Giải hệ phương trình:
{4x−|y+2|=3x+2|y+2|=3⇔{8x−2|y+2|=6x+2|y+2|=3⇔{9x=9x+2|y+2|=3⇔{x=1|y+2|=1⇔{x=1[y+2=1y+2=−1⇔[{x=1y=−1{x=1y=−3
Vậy hệ có nghiệm (x;y)∈{(1;−1),(1;−3)}.
2)
a) Xét phương trình hoành độ giao điểm: x2=(m+2)x+3
⇔x2−(m+2)x−3=0(1)
Số giao điểm của (d) và (P) cũng chính là số nghiệm của phương trình (1)
Ta có:
Δ=(m+2)2−4.1.(−3)=m2+4m+16=(m+2)2+12>0,∀m
Do đó phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt.
Vậy (d) và (P) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt.
b) Với mọi m, (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x1,x2
Theo hệ thức Vi-et, ta có: {x1+x2=m+2x1x2=−3
+) Cách 1:
Do x1.x2=−3 mà x1,x2∈Z nên ta có bảng sau:
x1 |
1 |
-1 |
3 |
-3 |
x2 |
-3 |
3 |
-1 |
1 |
TH1: x1=1;x2=−3⇔x1+x2=m+2
⇔1−3=m+2⇔m=−4
TH2: x1=−1;x2=3⇔x1+x2=m+2
⇔−1+3=m+2⇔m=0
TH3: x1=3;x2=−1⇔x1+x2=m+2
⇔3−1=m+2⇔m=0
TH4: x1=−3;x2=1⇔x1+x2=m+2
⇔−3+1=m+2⇔m=−4
Vậy m = -4 ; m = 0 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
+) Cách 2: nên do x1,x2∈Z thì m∈Z.
Do x1+x2=m+2
x2−(m+2)x−3=0
Xét TH x=0pt(1)⇔−3=0(ktm)⇒x≠0
Ta có: x2−(m+2)x−3=0
⇔m+2=x2−3x⇔m=x−2−3x
Do x∈Z nên m∈Z⇔x∈U(3)={±1;±3}
Ta có bảng:
x |
-1 |
1 |
-3 |
3 |
m |
0 |
-4 |
-4 |
0 |
x2=(m+2)x+3
⇔x2−(m+2)x−3=0(1)
+) Với m=0 ta có (1) trở thành: x2−2x−3=0
Có: a−b+c=1+2−3=0 nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt: x1=−1;x2=3
Vậy m = 0 thỏa mãn
+) Với m=−4 ta có (1) trở thành: x2+2x−3=0
Có: a+b+c=1+2−3=0 nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt: x1=1;x2=−3
Vậy m = - 4 thỏa mãn
Vậy m∈{−4;0} thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Bài IV.
1) Xét (O) có SC,SD là hai tiếp tuyến nên ∠SCO=∠SDO=900.
Ta có: H là trung điểm của AB nên OH⊥AB (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung)
Ta có: ∠SDO=∠SCO=∠SHO=900(gt)
Suy ra: ba điểm D,H,C cùng nhìn SO dưới một góc 900
Do đó D,H,Cthuộc đường tròn đường kính SO.
Vậy năm điểmD,H,C,S,O cùng thuộc đường tròn đường kính SO(đpcm)
2) Với SO=2R.
Xét tam giác SDO vuông tại D, theo định lý Pitago ta có
SD2=SO2−OD2=(2R)2−R2=3R2 ⇒SD=√3R .
Xét tam giác SDO vuông tại D ta có cos∠DSO=SDSO=√3R2R=√32 (tỉ số lượng giác của góc nhọn)
⇒∠DSO=300.
Xét (O) có SD,SC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại S nên SO là phân giác ∠DSC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Suy ra ∠DSC=2∠DSO=2.300=600.
Vậy khi SO=2R thì SD=R√3 và ∠CSD=600.
3) * Vì 5 điểm S,D,O,H,C cùng thuộc một đường tròn (câu 1) nên ∠HSC=∠HDC (3) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HC)
Lại có AK//SC⇒∠HAK=∠HSC (hai góc ở vị trí đồng vị) (4)
Từ (3) và (4) suy ra ∠KAH=∠KDH(=∠HSC)
Xét tứ giác AKHD có ∠KAH=∠KDH nên tứ giác AKHD là tứ giác nội tiếp (hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh đối diện dưới các góc bằng nhau).
* Kéo dài AK cắt BC tại J, kéo dài BK cắt SC tại I.
Vì AK//SI⇒AKSI=BKBI.(Ta−let)
KJ//CI⇒KJCI=BKBI(Ta−let).⇒AKSI=KJCI(=BKBI)(∗)
Xét đường tròn tâm (O) có ∠ABC=∠ADC (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC ) (5)
Mà tứ giác ADHK nội tiếp (cmt) nên ta có ∠ADK=∠AHK (6)
Từ (5) và (6) suy ra ∠AHK=∠ABC(∠ADK) mà hai góc ở vị trí đồng vị nên KH//JB
Mà H là trung điểm AB nên K là trung điểm AJ (tính chất của đường trung bình)
suy ra AK=KJ . (**)
Từ (*) và (**) suy ra SI=CI hay I là trung điểm SC.
Suy ra BK đi qua trung điểm của SC. (đpcm)
4) Gọi AT là đường kính của (O), M là trung điểm BT
Ta có góc ∠ADT=90∘(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
⇒ AD ⊥ DT
Mà EF ⊥ AD (gt) nên EF // DT
Ta có EM // DT (đường trung bình)
⇒ E, F, M thẳng hàng (theo tiên đề Ơclit về đường thẳng song song)
Ta có ∠ABM=90∘(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
⇒ ∠ABM+∠AFM=90∘+90∘=180∘
⇒ Tứ giác AFMB nội tiếp đường tròn đường kính AM.
Gọi L là trung điểm AM ⇒ L là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ ABM
⇒ Đường tròn tâm L, bán kính LA ngoại tiếp tứ giác AFMB
Ta chứng minh L là điểm cố định:
Ta có OL // TM (đường trung bình), OH // TB (đường trung bình)
⇒ O, L, H thẳng hàng (Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song)
Mặt khác ta có OL=12TM; OH=12TB; TM=12TB
⇒OH=TM⇒OL=12OH
⇒ L là trung điểm OH. Mà AB cố định ⇒H cố định ⇒OH cố định ⇒ L cố định
Vậy khi S thay đổi trên tia đối của AB thì F luôn nằm trên đường tròn tâm L, bán kính LA, với L là trung điểm OH.
Bài V:
Điều kiện: {1−x≥01+x≥0x≥0⇔0≤x≤1.
Với 0≤x≤1, ta có: x(1−x)≥0
⇔√x(1−x)≥0
⇔2√x(1−x)≥0
⇔x+2√x(1−x)+1−x≥1⇔(√x+√1−x)2≥1⇔√x+√1−x≥1.⇒P=√1−x+√1+x+2√x=√x+√1−x+√1+x+√x≥1+√1+x+√x.
Với x≥0⇒√x+√x+1≥1
⇒P≥1+√x+√x+1≥2.
Dấu “=” xảy ra ⇔x=0.
Vậy MinP=2khix=0.
Loigiaihay.com
- Đề số 20 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
- Đề số 21 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
- Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
- Đề số 23 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
- Đề số 24 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục