Bài 9. Base và thang pH trang 28, 29, 30 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8>
Quan sát Bảng 9.1 và thực hiện các yêu cầu:
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
9.1
Quan sát Bảng 9.1 và thực hiện các yêu cầu:
1. Công thức hoá học của các base có đặc điểm gì giống nhau?
2. Các dung dịch base có đặc điểm gì chung?
3. Thảo luận nhóm và để xuất khái niệm về base.
4. Em hãy nhận xét về cách gọi tên base và đọc tên base Ca(OH)2.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 9.1 quan sát điểm giống và khác nhau để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
1. Công thức hoá học của các base đều có Kim loại liên kết với nhóm OH.
2. Các dung dịch base gồm cation kim loại và anion OH-
3. Base là hợp chất gồm 1 hoặc nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm - OH.
4. Tên gọi base = tên Kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide
Ca(OH)2: Calcium hydroxide
9.2
Dựa vào bảng tính tan dưới dây, hãy cho biết những base nào là base không tan và base nào là base kiềm? Viết công thức hoá học và đọc tên các base có trong bảng.
Kim loại |
K |
Na |
Mg |
Ba |
Cu |
Fe |
Fe |
Hoá trị |
I |
I |
II |
II |
II |
II |
III |
Nhóm -OH |
T |
T |
K |
T |
K |
K |
K |
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng tính tan và dựa vào kí hiệu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Base không tan: Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3
Base kiềm: KOH, NaOH, Ba(OH)2
9.3
Quan sát hiện tượng và thực hiện yêu cầu:
1. Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, dung dịch phenolphthalein) như thế nào?
2. Nêu hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 2 và rút ra nhận xét.
Phương pháp giải:
Quan sát thí nghiệm hình 9.1 trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
1. Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị
- Quỳ tím chuyển màu xanh
- Khi nhỏ vài giọt phenolphtalein thấy dung dịch chuyển sang màu hồng
2. Hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 2:
Khi nhỏ vài giọt phenolphtalein thấy dung dịch chuyển sang màu hồng.
Khi thêm từ từ acid thấy màu hồng nhạt dần sau đó chuyển thành dung dịch không màu.
Nhận xét: dung dịch NaOH đã phản ứng với HCl
9.4
Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của base và acid để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
1. Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch. Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch vào mẩu quỳ tím
- Quỳ tím chuyển xanh là dung dịch NaOH
- Quỳ tím chuyển đỏ là dung dịch HCl.
9.5
Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết rằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 theo phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2. Hãy giải thích tác dụng của vôi bột.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của base và acid để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Người ta thường rắc vôi bột để khử chua đất trồng vì đất chua có tính acid, vôi bột có thành phần chính là CaO. Khi CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 là base. Vì vậy khi acid gặp base sẽ tạo thành muối trung hoà ? giảm độ chua cho đất.
9.6
Tiến hành thí nghiệm Xác định PH của một số dung dịch bằng giấy pH (trang 42, SGK KHTN 8) và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đọc giá trị pH của từng dung dịch và cho biết dung dịch nào có tính acid, dung dịch nào có tính base. Điền vào bảng thông tin sau đây
Dung dịch |
Nước lọc |
Nước chanh |
Nước ngọt có gas |
Nước rửa bát |
Giấm ăn |
Dung dịch baking soda |
pH |
|
|
|
|
|
|
Tính acid |
|
|
|
|
|
|
Tính base |
|
|
|
|
|
|
Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là gì?
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm và theo dõi kết quả để trả lời câu hỏi, dựa vào tính chất của acid và base
Lời giải chi tiết:
Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 là tính acid và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là tính base.
9.7
Hãy nêu cách để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của base và những thuốc thử để xác định tính pH
Lời giải chi tiết:
Để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không tiến hành như sau: Lấy mẫu đất trồng sau đó hòa mẫu đất trồng vào nước cất được huyền phù. Lọc lấy phần dung dịch rồi đem thử pH bằng máy đo pH hoặc giấy đo pH.
Nếu giá trị pH thu được nhỏ hơn 7 chứng tỏ đất trồng bị chua.
9.8
Hãy tìm hiểu và cho biết giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của người, trong nước mưa, trong đất. Nếu giá trị pH của máu và của dịch dạ dày ngoài khoảng chuẩn sẻ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của base và những thuốc thử để xác định tính pH
Lời giải chi tiết:
Các giá trị pH:
+ pH bình thường của máu nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45
+ pH dịch ở dạ dày có độ pH khoảng 3 - 5,5.
+ pH của nước mưa tại thành phố dao động từ 4,67 – 7,5. Ở các khu công nghiệp, nước mưa có độ pH khoảng 4,72 hoặc dao động từ 3,8 – 5,3.
+ pH của đất khoảng từ 3 đến 10, với 7 là trung tính. Đất chua có độ pH dưới 7 và đất kiềm có độ pH trên 7. Đất siêu axit (pH < 3,5) và đất kiềm rất mạnh (pH > 9) là rất hiếm.
+ Thay đổi pH của máu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khoẻ nguy hiểm, bao gồm: Hen suyễn, Tiểu đường, Bệnh tim mạch, Bệnh thận, Bệnh phổi, Bệnh gout,…
+ Một sự thay đổi trong nồng độ pH hoặc lượng các chất tiết acid dạ dày có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa hoặc làm hỏng các bộ phận xung quanh đường tiêu hóa.
9.9
Cho các chất sau: CaO, CaCl2, NaOH, Mg(OH)2, H2SO4, FeSO4, KOH, Ba(OH)2, H2CO3.
a) Trong các chất trên, chất nào là base? Chất nào là base tan?
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa các base ở trên với dung dịch HCl
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về khái niệm và phân loại base
Lời giải chi tiết:
a) Base: NaOH, Mg(OH)2, KOH, Ba(OH)2
Base tan: NaOH, KOH, Ba(OH)2
b) NaOH + HCl ? NaCl + H2O
KOH + HCl ? KCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl ? MgCl2 + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl ? BaCl2 + H2O
9.10
Cho các chất sau NaCl, HNO3, CH3COOH, H3PO4, H2SO4, MgSO4, KOH, Ba(OH)2
a) Trong các chất trên, chất nào tạo dung dịch có Ph <7? ChẤt nào tạo dung dịch có PH >7? Chất nào tạo dung dịch có PH = 7? Nhúng giấy quỳ tím vào các dung dịch đó, màu giấy quỳ sẽ thay đổi như thế nào? Điền thông tin vào bảng sau đây:
Chất |
NaCl |
HCl |
HNO3 |
CH3COOH |
H3PO4 |
H2SO4 |
MgSO4 |
KOH |
Ba(OH)2 |
Ph của dung dịch |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Màu quỳ tím |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thang pH của dung dịch
Lời giải chi tiết:
Chất |
NaCl |
HCl |
HNO3 |
CH3COOH |
H3PO4 |
H2SO4 |
MgSO4 |
KOH |
Ba(OH)2 |
pH của dung dịch |
7 |
< 7 |
< 7 |
< 7 |
< 7 |
< 7 |
7 |
> 7 |
> 7 |
Màu quỳ tím |
Không đổi |
Đỏ |
Đỏ |
Hồng |
Hồng |
Đỏ |
Không đổi |
xanh |
xanh |
b) Khi cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 sẽ thấy có kết tủa trắng xuất hiện và tăng dần.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8