Bài 10. Oxide trang 30, 31, 32, 33 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8>
Nhận xét thành phần nguyên tố
10.1
Nhận xét thành phần nguyên tố trong công thức phân tử của các oxide ở cột (2), (4) ( Bảng 10.2 SGK KHTN 8) và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đề xuất các khái niệm về oxide.
2. Phân loại oxide.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng tìm sự giống nhau của các oxide
Lời giải chi tiết:
1. Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tổ là oxygen.
2. Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại: oxide kim loại và oxide phi kim.
10.2
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) ..?.. + O2 ? Al2O3
(2) P + ..?.. ? P2O5
(3) S + ..?.. ? SO2
(4) Mg + O2 ? ..?..
Hoàn thành các phương trình hoá học và đọc tên sản phẩm tạo thành.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của oxide để hoàn thành phương trình
Lời giải chi tiết:
(1) 4Al + 3O2 → 2Al2O3 (Aluminum oxide)
(2) 4P + 5O2 → 2P2O5 (Diphosphorus pentoxide)
(3) S + O2 → SO2 (Sulfur dioxide)
(4) 2Mg + O2 → 2MgO (Magnesium oxide)
10.3
Tiến hành thí nghiệm Tìm hiểu tính chất hóa học của oxide acid (trang 45, SGK KHTN 8) và nêu hiện tượng xảy ra khi mới dẫn khi carbon dioxide vào nước vôi và khi dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong một khoảng thời gian
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm và quan sát, dựa vào tính chất hoá học của oxide và base
Lời giải chi tiết:
Khi cho carbon dioxide tác dụng với dung dịch nước vôi trong thấy có kết tủa trắng tạo ra làm vẩn đục dung dịch.
Sau đó, kết tủa tăng đến tối đa, nếu thêm tiếp CO2 vào thì kết tủa lại dần bị hòa tan.
10.4
Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa SO2 và dung dịch NaOH minh họa cho tính chất hóa học của sulfur dioxide
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của oxide
Oxide acid + base → muối + nước
Lời giải chi tiết:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
10.5
Nêu hiện tượng của thí nghiệm Tìm hiểu tính chất hóa học của oxide base (trang 46, SGK KHTN 8) và giải thích
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm và quan sát trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng: Bột CuO tan và tạo thành dung dịch màu xanh
PTHH: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Dung dịch màu xanh là do muối CuSO4 màu xanh.
10.6
Viết phương trình hoá học minh họa cho tính chất hoá học của oxide base và oxide acid. Lấy magnesium oxide và sulfur dioxide làm ví dụ.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của oxide acid và oxide base để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
PTHH:
MgO + HCl → MgCl2 + H2O
SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O
10.7
Cho các oxide sau: CaO, Fe2O3, SO3, CO2, CO.
Oxide nào có thể tác dụng với:
a) Dung dịch HCI;
b) Dung dịch NaOH.
Viết các phương trình hoá học. Hãy cho biết các oxide trên thuộc loại oxide nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của oxide acid và oxide base để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Oxide có thể tác dụng với:
a) Dung dịch HCI: CaO, Fe2O3: thuộc loại oxide base
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
b) Dung dịch NaOH: SO3, CO2 thuộc loại oxide acid
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
10.8
Cho dãy chất sau: KOH, SiO2, Na2CO3, BaO, Ca(OH)2, K2O, Al2O3, HNO3, N2O5, H2O
a) Chất nào trong dãy chất trên thuộc loại oxide?
b) Chất nào trong dãy chất trên là oxide acid/ oxide base/ oxide lưỡng tính?
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại oxide
Lời giải chi tiết:
a) Các chất thuộc loại oxide: SiO2, BaO, K2O, Al2O3, N2O5.
b) Oxide acid: N2O5
Oxide base: BaO, K2O
Oxide lưỡng tính: Al2O3, SiO2
10.9
Hợp chất X là một oxide của nguyên tố R có hóa trị II. Cho 5,6g X vào nước dư, phản ứng tọa 7,4g hydroxide Y. Dung dịch Y làm quỳ tính chuyển màu xanh.
a) X là oxide acid hay oxide base?
b) Xác định công thức của X.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tính chất hóa học của oxide
Lời giải chi tiết:
a) X là oxide base vì khi tan vào nước tạo dung dịch làm quỳ tính chuyển màu xanh
b) RO + H2O --> R(OH)2
Bảo toàn khối lượng ta có: mR2O + mH2O = mR(OH)2 ? mH2O = 7,4 – 5,6 = 1,8g -> nH2O = 0,1 mol
Theo phương trình ta có: nR2O = nH2O = 0,1 mol
MRO = 5,6 : 0,1 = 56 (g/mol) ? MR = 56 – 16 = 40 (Ca)
Vậy kim loại cần tìm là calcium (Ca)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8