Bài 31. Hệ vận động ở người trang 33, 34 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8>
Quan sát hình 31.1 SGK KHTN 8, phân loại các xương vào 3 phần của bộ xương
31.1
Quan sát hình 31.1 SGK KHTN 8, phân loại các xương vào 3 phần của bộ xương
Phương pháp giải:
Quan sát hình 31.1 SGK KHTN 8
Lời giải chi tiết:
Xương đầu: xương sọ não, xương sọ mặt
Xương thân: xương ức, xương sườn, xương sống
Xương chi: xương tay, xương chân
31.2
Quan sát hình 31.2 SGK KHTN 8, so sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn. Liên hệ kiến thức đã học về đòn bẩy ở bài 19 SGK KHTN 8, cho biết tay ở tư thế nào có khả năng chịu tải tốt hơn.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 31.2 SGK 8, liên hệ kiến thức đã học về đòn bẩy
Lời giải chi tiết:
Cơ bám vào xương nên khi cơ co thì tay ở tư thế co và khi cơ dãn, tay ở tư thế dãn ra
Khi ta cầm một vật nặng trên tay, cơ bắp tay sẽ tạo ra một lực giúp cánh tay nằm cân bằng với trục quay chính là khớp xương ở khuỷu tay
→ Tay ở tư thế co có khả năng chịu tải tốt hơn
31.3
Quan sát hình 31.4 SGK KHTN 8 và dự đoán xương nào bị giòn, dễ gãy. Từ đó nêu tác hại của bệnh loãng xương.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 31.4 SGK KHTN 8
Lời giải chi tiết:
Xương của người bị loãng xương sẽ bị giòn và dễ gãy
Tác hại của bệnh loãng xương: khi bị chấn thương, người mắc bệnh loãng xương có nguy cơ gãy xương cao hơn người không mắc bệnh.
31.4
Đề xuất biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động
Phương pháp giải:
Lý thuyết ý nghĩa của tập thể dục, thể thao
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động:
- Luyện tập thể dục, thể thao
- Ngồi đúng tư thế
- Không mang vác quá nặng,...
31.5
1. Nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao
2. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp
Phương pháp giải:
Lý thuyết ý nghĩa của việc luyện tập thể dục, thể thao
Lời giải chi tiết:
1. Ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao
- Tăng chiều dài và chu vi của xương
- Cơ bắp nở nang, rắn chắc
- Tăng cường sự dẻo dai của cơ thể
2. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp
Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao cần đảm bảo phù hợp với mức độ, thời gian luyện tập; thích hợp với lứa tuổi; đảm bảo sự thích ứng của cơ thể. Một số phương pháp luyện tập phù hợp dành cho lứa tuổi 14 – 15 như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây, bơi lội, bóng rổ, cầu lông, bóng đá,…
31.6
Trong thực hành sơ cứu băng bó khi người khác bị gãy xương, cho biết:
1. Những lưu ý khi buộc cố định nẹp
2. Những dụng cụ tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương
Phương pháp giải:
Thực hành sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương
Lời giải chi tiết:
1. Những lưu ý khi buộc cố định nẹp
- Dùng 2 nẹp phía trong và ngoài chân gãy
- Lót bông hoặc miếng vải sạch giữa chân và nẹp.
2. Những dụng cụ có thể sử dụng tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương là:
- Thước, thanh gỗ, thanh tre,… có chiều dài phù hợp, là các dụng cụ có thể sử dụng tương tự nẹp.
- Vải hoặc quần áo sạch có thể sử dụng tương tự như dây vải bản rộng.
31.7
Lựa chọn đáp án thể hiện việc làm không có lợi cho hệ vận động
A. Tập thể dục đúng tư thế và vừa sức
B. Ngồi học và làm việc thẳng lưng
C. Tăng cường thức ăn chứa calcium trong khẩu phần ăn
D. Bê vác đồ nặng thường xuyên
Phương pháp giải:
Lý thuyết bảo vệ hệ vận động
Lời giải chi tiết:
Đáp án thể hiện việc làm không có lợi cho hệ vận động: bê vác đồ nặng thường xuyên
31.8
Người cao tuổi thường được chủ định bổ sung sữa chống loãng xương với mục đích bổ sung protein, Ca, P và một số vitamin. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu tác dụng của các thành phần này và của sữa đối với xương.
Phương pháp giải:
Vai trò của các chất khoáng và vitamin đối với xương
Lời giải chi tiết:
Protein, canxi, photpho làm cứng và làm chắc xương
Vitamin là các chất hữu cơ chứa một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ xương khớp, phòng ngừa loãng xương.
Sữa chứa các chất dinh dưỡng như phospho, magie, vitamin D và protein. Canxi là một khoáng chất cần thiết. Thành phần canxi trong sữa giúp xương chắc khỏe và cần thiết cho các chức năng khác, chẳng hạn như co cơ và dẫn truyền thần kinh.
31.9
Tại sao khi gãy xương lại cần bó bột và sau khi bó bột xương có thể lành lại?
Phương pháp giải:
Chức năng của bột là để bảo vệ và bất động vững chắc vùng xương hay khớp chấn thương.
Lời giải chi tiết:
Chức năng của bột là để bảo vệ và bất động vững chắc vùng xương hay khớp chấn thương. Nó giúp giữ các xương bị gãy ở trục thích hợp theo giải phẫu bình thường. Từ đó giúp xương lành ở hình dạng thích hợp để thực hiện được các hoạt động thường ngày.
Xương sau khi gãy có thể lành lại vì tại khu vực hai đầu xương gãy, các mạch máu nhỏ sẽ hình thành và các tế bào có nguồn gốc trung mô xuất hiện sẽ biệt hóa thành các tạo cốt bào. Tại vị trí đầu các xương gãy sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu xương sinh lý và sau đó là hình thành cầu xương trực tiếp qua khoảng trống giữa hai đầu xương. Sự liền xương này còn gọi là hiện tượng “lấp khoảng trống”(Gap healing). Khi quá trình liền xương hình thành, sự hình thành can xương bên ngoài xảy ra rất ít và ổ gãy hầu như bị thay thế bởi cầu can trực tiếp mới.
- Bài 34. Hệ hô hấp ở người trang 43, 44, 45 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
- Bài 35. Hệ bài tiết ở người trang 47, 48, 49 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
- Bài 36. Điều hòa môi trường trong của cơ thể trang 49, 50 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
- Bài 37. Hệ thần kinh và các giác quan ở người trang 51, 52, 53 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
- Bài 38. Hệ nội tiết ở người trang 55, 56, 57 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8