Bài 6. Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí trang 24, 25, 26, 27 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Khi thổi không khí vào bếp than hoặc bếp củi thì lửa sẽ cháy to lên hay nhỏ đi? Vì sao?
Mở đầu
Khi thổi không khí vào bếp than hoặc bếp củi thì lửa sẽ cháy to lên hay nhỏ đi? Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát khi nhóm bếp củi và bếp than để trả lời câu hỏi và nêu giải thích.
Lời giải chi tiết:
Khi thổi không khí vào bếp than hoặc bếp củi thì lửa sẽ cháy to lên. Vì khi thổi sẽ cung cấp thêm oxi cho ngọn lửa, thổi càng mạnh càng nhiều khí oxy, vì thế sự diễn ra cháy càng mạnh hơn.
? mục 1 HĐ1
Thí nghiệm thực hành: Chứng minh không khí cần cho sự cháy
*Chuẩn bị: Ba cây nén A, B, C giống nhau và hai cốc thuỷ tinh có kích thước khác nhau.
*Tiến hành: Đốt cho ba cây nến cháy. Sau đó, đồng thời úp cốc thuỷ tinh nhỏ lên cây nền B và cốc thuỷ tinh to lên cây nén C (hình 1).
Câu hỏi 1(trang 24) : Quan sát và cho biết cây nến nào cháy lâu hơn. Giải thích kết quả.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh, dựa vào điều kiện để nến cháy sau đó rút ra kết luận , giải thích.
Lời giải chi tiết:
Cây nến A cháy lâu nhất rồi đến cây nến B và cuối cùng là cây nến C.
Giải thích: Cây nến cháy nhanh hay lâu là phụ thuộc vào lượng không khí cung cấp cho sự cháy. Cây nến A được cung cấp lượng không khí dồi dào nên sẽ cháy cho đến khi hết nến. Nến C được úp bằng cốc lớn hơn nến B nên lượng không khí được cung cấp cho sự cháy cũng lớn hơn.
? mục 1 HĐ2
Cần phải làm gì đề duy trì sự cháy đối với các cây nến B, C? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về duy trì sự cháy, đưa ra cách phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Cần bỏ cố ra khỏi nên các cây nến B, C để duy trì sự cháy đối. Vì khi đó sự cháy ở các cây nến được cung cấp thêm không khí nên sẽ được diễn ra.
? mục 1 VD1
Trong các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy, người ta sử dụng chăn ướt chụp lên đám cháy để dập lửa. Hãy giải thích vì sao có thể dập lửa như vậy.
Phương pháp giải:
Xem các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy và kiến thức về duy trì sự cháy để giải thích.
Lời giải chi tiết:
Giải thích có thể dập lửa như vậy vì:
-
Như thế sẽ ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài, không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy.
-
Hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
? mục 1 HĐ3
Trình bày vai trò của không khí đối với sự sống.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ, phân tích mối quan hệ của không khí với môi trường xung quanh từ đó nêu vai trò của không khí với sự sống
Lời giải chi tiết:
Trình bày vai trò của không khí đối với sự sống: Khí ô-xi trong không khí cần cho hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật. Khí các-bô-níc cần cho quá trình quang hợp ở thực vật.
? mục 1 VD2
Nêu ý nghĩa của mỗi việc làm trong các hình dưới đây.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và dựa vào vai trò của khí oxi với đời sống để trả lời.
Lời giải chi tiết:
-
Hình 3: Việc sử dụng quạt thông gió cho nhà kính là để tạo hiệu ứng làm mới không khí trong nhà kính, đảm bảo không khí từ ngoài có thể vào trong nhà kính và ngược lại. Từ đó cung cấp đủ lượng oxi cho cây phát triển và thải được khí cacbonic ra bên ngoài.
-
Hình 4: Sử dụng bình oxi khi lặn là để cung cấp oxi cho sự thở của người thợ lặn.
? mục 2 HĐ1
Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong các hình dưới đây.
Phương pháp giải:
Quan sát các hình ảnh và nếu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Lời giải chi tiết:
-
Hình 5: Khi thải từ các khu công nghiệp.
-
Hình 6: Khí thải từ các đám cháy rừng.
-
Hình 7: Khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của ô tô, xe máy.
-
Hình 8: Do rác thải
? mục 2 HĐ2
Kể những nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế đã học để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Những nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí:
- Ô nhiễm từ gió, bụi: Bão sinh ra một lượng lớn khí thải NOx. Ngoài ra, những trận bão cát thường mang theo bụi mịn khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.
- Núi lửa phun trào: Khi có sự phun trào của núi lửa thì một lượng khí metan, clo, lưu huỳnh,… ở sâu trong các tầng nham thạch sẽ bị đẩy ra ngoài. Khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn.
- Các quá trình phân hủy, thối rữa của xác động – thực vật.
? mục 2 HĐ3
Điều gì có thể xảy ra đối với con người, động vật và thực vật khi sống ở môi trường không khí bị ô nhiễm?
Phương pháp giải:
Nêu tác hại của ô nhiễm không khí.
Lời giải chi tiết:
Khi không khí bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ:
- Gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở cho con người.
- Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.
- Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
? mục 2 CH1
Nhận xét về môi trường không khí nơi em sống.
Phương pháp giải:
Nhận xét về thực trạng môi trường không khí khu vực em sống.
Lời giải chi tiết:
Em sống ở một khu dân cư trong thành phố. Xung quanh nơi em ở có nhiều cây xanh, không khí trong lành
? mục 2 CH2
Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ở địa phương em.
Lời giải chi tiết:
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ở địa phương em:
- Khí thải từ ô tô, xe máy.
- Khí thải từ khu công nghiệp.
- Các bãi rác chưa được xử lí.
- Nước thải chưa qua xử lí đã đổ trực tiếp ra môi trường.
? mục 3 HĐ1
Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí?
Phương pháp giải:
Giải thích bằng việc đưa ra những lợi ích, tầm quan trọng của không khí.
Lời giải chi tiết:
Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí vì:
- Không khí có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, động vật, thực vật.
- Không khí bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe của con nguòi, động vật, thực vật.
- Nếu được sống trong môi trường không khí trong sạch, tuổi thọ của cong người sẽ cao hơn.
? mục 3 HĐ2
Nêu những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường không khí.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và nêu những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường không khí.
Lời giải chi tiết:
Những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường không khí:
-
Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện công cộng thay cho việc sử dựng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy.
-
Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
-
Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
-
Trồng nhiều cây xanh.
-
Xây dựng các khu công nghiệp cách xa nhà dân
Vận dụng CH1
Em, gia đình và địa phương nơi em sống đã có những hoạt động gì để bảo vệ môi trường không khí?
Phương pháp giải:
Nêu những trải nghiệm, hành động của em đã làm để bảo vệ môi trường không khí.
Lời giải chi tiết:
Em, gia đình và địa phương nơi em sống đã có những hoạt động để bảo vệ môi trường không khí:
-
Phát động phong trào trồng nhiều cây xanh, trồng cây gây rừng.
-
Phát động phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào mối chiều thứ 7.
-
Sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt thay cho ô tô, xe máy.
-
Đổ rác đúng nơi quy định.
Vận dụng CH2
Chọn một trong những chủ để sau để vận động những người xung quanh tham gia bảo vệ môi trường không khí:
- Tăng cường đi bộ, đi xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Tham gia bảo vệ rừng và trồng cây xanh.
- Tham gia phong trào vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.
Lời giải chi tiết:
Em chọn: Tham gia phong trào vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.
- Ôn tập chủ đề Chất trang 28 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 5. Sự chuyển động của không khí trang 20, 21, 22, 23 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 4. Không khí xung quanh ta trang 17, 18, 19 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 3. Bảo vệ nguồn nước và một số cách làm sạch nước trang 13, 14, 15, 16 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 2. Sự chuyển thể của nước trang 9, 10, 11, 12 Cánh diều SGK Khoa học 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều